Cho trẻ uống thuốc theo tư vấn trên mạng, hạ sốt không đúng cách, đo sai chỉ số SpO2… là những sai lầm thường gặp khi chăm sóc, điều trị trẻ mắc Covid-19 tại nhà.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chia sẻ, tỷ lệ t.rẻ e.m mắc Covid-19 ngày càng gia tăng do trẻ đi học trở lại và do sự mở cửa về kinh tế, xã hội cùng sự xuất hiện của các chủng mới Covid-19. Bệnh ở t.rẻ e.m nhìn chung nhẹ hơn người lớn nhưng cũng không nên chủ quan.
Bộ Y tế đã đưa ra các triệu chứng cần cho trẻ mắc Covid-19 nhập viện là trẻ thở nhanh, kém ăn, bỏ bú, thậm chí là trẻ ăn uống được nhưng kém hơn một chút, chỉ số SpO2 dưới 96%. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, thông thường trẻ chỉ cần theo dõi, điều trị tại nhà, một tỷ lệ rất nhỏ vào viện khám. Với những trẻ có triệu chứng thở nhanh, chỉ số SpO2 giảm, bác sĩ cần chỉ định chụp X-quang, nếu X-quang bình thường thì kiểm tra lại, có thể cho trẻ về nhà.
Trẻ chuyển nặng và nguy kịch khi SpO2 tụt, trẻ kém ăn, bỏ bú, tổn thương phổi rõ rệt, thậm chí có trường hợp bị sốc, suy đa phủ tạng, phải thở máy… Trường hợp này, trẻ bắt buộc phải nhập viện. Về các nguy cơ trẻ mắc Covid-19 tăng nặng (bé mắc bệnh lý nền), PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ: “Đây là yếu tố gây nguy cơ bệnh nặng chứ không phải là yếu tố quyết định các cháu nhập viện hay không vì có rất nhiều trường hợp có bệnh nền nhưng không diễn biến nặng”.
Trẻ mắc Covid-19 điều trị tại bệnh viện
Chúng ta vẫn phải căn cứ vào triệu chứng lâm sàng mới quyết định trẻ nhập viện hay không. Ví dụ trẻ t.iền sử đẻ non, trẻ đái tháo đường, trẻ bị tim bẩm sinh, hen phế quản, phổi mãn tính… nếu bệnh không ổn định phải cho vào viện vì ngoài điều trị Covid trẻ còn phải điều trị bệnh nền.
Nếu trẻ có bệnh nền nhưng tình trạng bệnh ổn định, chúng ta có thể để trẻ điều trị tại nhà. “Ví dụ cứ không nhất thiết trẻ bị hen phế quản mắc Covid đều đưa vào viện sẽ gây quá tải. Tôi gặp nhiều trường hợp phụ huynh yêu cầu đưa con vào viện bằng được nhưng sau 1 ngày, lại xin ra viện bằng được. Không chỉ thủ tục, giấy tờ… phức tạp mà còn làm hạn chế giường bệnh. Chúng ta nên dành cho người thực sự bệnh nặng”, PGS.TS Hiếu nói.
Quá trình điều trị trẻ tại nhà, theo PGS.TS Hiếu, phụ huynh đừng quá căng thẳng, bắt trẻ đeo khẩu trang suốt ngày đêm. Trẻ trên 2 t.uổi nên đeo khẩu trang nếu trẻ tiếp xúc người chưa nhiễm, đa phần không nên đeo khẩu trang. “Đêm ngủ đeo khẩu trang sẽ làm trẻ bị thiếu oxy, ảnh hưởng hô hấp. Cha mẹ cố gắng cho trẻ vui chơi nhẹ nhàng, không cấm trẻ vui chơi, tập thể dục. Đây là cách để theo dõi trẻ có bình thường không, chỉ hạn chế trẻ hoạt động mạnh, ra nhiều mồ hôi”.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh, quá trình chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà, người chăm sóc nên thiết lập đường dây cố định với nhân viên y tế. Hiện nay, có nhiều đường dây nóng của hệ thống y tế, chúng ta nên chọn 1 đường dây để theo ngay từ đầu. “Chúng ta đừng hôm nay gọi đường dây nóng này, mai gọi đường dây khác, hôm nay nghe lời hàng xóm mách, hôm sau lại nghe một bác sĩ khác. Như vậy, các phụ huynh sẽ bị hoảng loạn, lúng túng và hệ thống y tế không theo dõi chặt chẽ được các trường hợp”, PGS.TS này nói.
Một điều khác PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu lưu ý là việc chọn thiết bị đo chỉ số SpO2. Thiết bị này có nhiều loại dành cho người lớn, t.rẻ e.m và trẻ sơ sinh. Đa phần các gia đình mua thường mua 1 loại và dùng chung cho cả nhà.
“Đây là nguyên nhân sai chỉ số SpO2 của trẻ. Tôi thường nhận những cuộc điện thoại ban đêm báo SpO2 của trẻ 78% hay 80% nhưng thực tế là đo sai”, PGS.TS Hiếu nói.
PGS.TS Hiếu hướng dẫn, mặt đo phải hướng lên trên. Nhiều trường hợp kết nối video call với bác sĩ mới biết mình đo ngược. Với t.rẻ e.m, có thể dùng máy của người lớn để đo nhưng chú ý chọn ngón chân to (ngón chân cái) ngón tay chỉ dùng 2 ngón tay nếu tay quá bé.
“Chúng ta đo nhiều lần, kết hợp giữa triệu chứng lâm sàng và đo SpO2 để đ.ánh giá tình trạng của trẻ. Ví dụ cháu hồng hào, bình thường nhưng đo SpO2 chỉ 80%, 90% đừng vội lo lắng, hãy bình tĩnh đo lại”, ông Hiếu nói.
Bên cạnh đó, nhiều máy đo SpO2 trên thị trường không được kiểm chứng. Số liệu sai sẽ làm ảnh hưởng đến việc theo dõi sức khỏe bé. “Nếu chăm sóc, điều trị trẻ ở nhà, phụ huynh cố gắng chọn máy SpO2 tốt. Nếu là trẻ sơ sinh nên mua loại riêng dành cho trẻ sơ sinh để có kết quả chính xác”, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y nói.
Về thuốc hạ sốt, phụ huynh chỉ cho con uống khi sốt 38.5 độ trở lên, liều lượng phải theo cân nặng. Không được dùng thuốc người lớn pha cho trẻ uống. “Tôi đã gặp trường hợp bí quá, không có sẵn thuốc nên phụ huynh đã lấy thuốc người lớn, bẻ đôi và thả vào nước cho con uống khiến cháu có thể bị ngộ độc Paracetamol, gây suy gan cấp”, PGS.TS Hiếu cảnh báo.
Khi trẻ có các dấu hiệu thở nhanh, khó thở dữ dội, rút lõm lồng ngực, li bì, lờ đờ, bỏ bú, tím môi đầu chi, chi lạnh, nổi vân tím… bằng mọi cách, phụ huynh phải đưa trẻ vào bệnh viện. “Chúng ta đừng cố chọn bệnh viện nào nổi tiếng mà hãy đưa trẻ vào bệnh viện gần nhất, có khả năng điều trị Covid. Vì có nhiều trường hợp cháu bé chỉ đến viện chậm chút thôi đã bị suy hô hấp nặng, ảnh hưởng đến tính mạng”.
Một sai lầm nữa của phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà là đọc tin tức, nghe lời khuyên trên mạng, cho trẻ uống thuốc chống đông, chống viêm. “Đây là việc rất nguy hiểm. Các nghiên cứu đã chứng minh, trẻ nhỏ khả năng đề kháng với virus tốt hơn và các cơn bão cytokine ít hơn so với người lớn. Chúng ta chỉ dùng thuốc chống đông đường uống cho người lớn và được sự đồng ý, kê đơn của bác sĩ. Với t.rẻ e.m tuyệt đối không nên dùng”, bác sĩ này khuyến cáo.
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, 2 thuốc được phụ huynh hỏi nhiều khác là thuốc giảm nồng độ virus trong cơ thể đường uống, đường truyền. “”Đây là thuốc chưa có khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 18 t.uổi nên chúng tôi không khuyến cáo dùng, càng không khuyến cáo phụ huynh mua thuốc hàng xách tay của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản cho trẻ”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói thêm.
Phản đối chuyện giảm cân cực đoan bằng cách ăn quá ít, tập quá nhiều, HLV “bật mí” nguyên tắc đảm bảo sức khỏe, tính mạng khi giảm cân
HLV Mai Chi mới đây có những chia sẻ về các cách giảm mỡ, giảm cân vô cùng phản khoa học mà cô nhận được từ các học viên trong thời gian qua. Điều đáng nói, những học viên này đều có PT đi kèm…
HLV Mai Chi (HLV được cấp bằng NCSF Hoa Kỳ) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội mới đây có những chia sẻ về các cách giảm mỡ, giảm cân vô cùng phản khoa học mà cô nhận thấy trong thời gian qua. Đáng nói, những học viên này đều không tự ý giảm cân theo những tin đồn truyền miệng, qua mạng, qua sách báo thiếu kiểm chứng mà đều có PT riêng hướng dẫn.
HLV Mai Chi (HLV được cấp bằng NCSF Hoa Kỳ) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội
Đi tập 7 ngày/tuần, ăn 400 calories/ngày, bonus thêm thuốc cấm
Đây là trường hợp đầu tiên, tạm gọi là bạn A, được HLV Mai Chi đ.ánh giá là nghiêm trọng nhất. Bạn A, nữ, 22 t.uổi, cao 1m60, cách đây gần 3 tháng là 85kg. Ở thời điểm học viên này nhắn tin cho Mai Chi thì giảm xuống còn 70kg. “Chế độ ăn của bạn A cực kỳ ít calo, ước tính chỉ khoảng 400 calo, xoay quanh các loại thịt nạc, whey và rau, hoàn toàn không ăn gia vị. Ngoài ra, bạn này còn tập trọn vẹn 7 ngày trong tuần, mỗi ngày tập 2 lần”, HLV Mai Chi chia sẻ.
Theo tính toán của vị huấn luyện viên này, mức calo cần cho một người có chỉ số như trên phải từ 1800-2000 calo. Để giảm mỡ được hiệu quả và lành mạnh, bạn chỉ cần giảm xuống ăn còn 1300-1500 calo mỗi ngày. Riêng về tập luyện, bạn A cũng chỉ cần bắt đầu tập 4-5 buổi một tuần thôi. “Với trường hợp này, bạn A đang ăn quá ít, lại tập luyện quá nhiều. Không ăn gia vị là việc hoàn toàn không cần thiết. Chưa kể, bạn này còn được PT cho riêng một loại thuốc. Khi nhìn hình ảnh, mình xác nhận đó là clenbuterol”.
Theo HLV Mai Chi, đây là một loại thuốc bị cấm trong hành trình giảm mỡ, giảm cân. Trích nguyên văn từ trang web chính phủ: “Thuốc được sử dụng như một chất giãn phế quản trong điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị hen và sử dụng ở bệnh nhân có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Theo các quy định hiện hành của Bộ Y tế, Salbutamol và Clenbuterol là thuốc kê đơn, sử dụng cần phải có chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân phải tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, thời gian điều trị của bác sĩ. Nếu tuân thủ liều lượng và thời gian điều trị theo chỉ định của thầy thuốc thì sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh nhân.” ngoài ra: “Còn trong ngành thú y, tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20/6/2002 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có quy định cấm sản xuất, nhập khẩu, lưu thông và sử dụng Salbutamol và Clenbuterol trong sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi”.
Do tác dụng đi kèm của clenbuterol lên người là tăng cường trao đổi chất và khả năng sử dụng chất béo của cơ thể, nên một số vận động viên và huấn luyện viên sử dụng chúng để làm quá trình giảm mỡ diễn ra nhanh chóng hơn bất chấp các nguy cơ đi kèm. Rõ ràng, không có huấn luyện viên nào có quyền kê thuốc cho học viên sử dụng, chưa kể lọ thuốc được dán nhãn mập mờ, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Trường hợp 2: Không ăn sau 7 giờ tối, uống nước đường bắp, nước chanh để xua tan cơn đói
Theo HLV Mai Chi, đây là một trường hợp có chế độ ăn và tập luyện cũng tiêu cực không kém, tạm gọi là bạn B. “Bạn này tập 7 ngày trong tuần, mỗi lần tập kéo dài gần 2 tiếng, trong khi đó cũng chỉ ăn 400-500 calo mỗi ngày, gần như không ăn thịt, chỉ uống sữa, nước ép cà rốt, nước pha hạt chia cả ngày. Bản thân bạn B chia sẻ, áp dụng chế độ ăn và tập kia rất mệt mỏi, cơ thể luôn uể oải, không có chút sức sống nào cả. Bạn B tập mỗi set 40-50 reps, và liên tục 4 set như thế cho một bài tập”.
HLV Mai Chi nhận định, thời lượng tập của bạn B đang quá cao so với cơ thể, chưa kể so với lượng calo được nạp. Áp dụng chế độ ăn và tập này, bạn ấy giảm cân cũng rất nhanh nhưng cơ thể không hề săn chắc. Tình trạng này khiến bạn rơi vào stress kéo dài.
Học viên bị đau dạ dày do uống nước chanh.
HLV Mai Chi nhận định, bạn B không cần phải tập quá nhiều và ăn quá ít như vậy. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần ăn ít hơn mức cơ thể tiêu hao, khoảng 500 calo và phải đủ chất như protein, chất béo và tinh bột. Đồng thời, bạn B cũng không cần phải tập 7 buổi một tuần với cường độ quá cao. Thực tế với chế độ tiêu cực trên bạn có giảm cân nhưng giảm cân không lành mạnh, phần lớn là mất nước và mất cơ. Điều này khiến cơ thể không hề săn chắc và thiếu sức sống. Sau này nếu quay trở lại chế độ ăn bình thường, nguy cơ tăng cân trở lại là điều khó tránh.
” Bạn B cũng không ăn gia vị theo khuyến cáo của huấn luyện viên. Điều này thực sự không cần thiết trừ khi bạn ăn quá nhiều gia vị bị tăng huyết áp, hoặc bạn có t.iền sử bệnh tăng huyết áp. Miễn là không ăn quá nhiều gia vị thì sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe đối với người bình thường “, HLV Mai Chi cho hay.
Chưa kể, bạn B còn được huấn luyện viên khuyến cáo không được ăn sau 7 giờ tối, khi đói thì uống nước pha đường bắp, đồng thời cho uống nước chanh. Học viên này sau đó bị đau dạ dày. Đến ngày kiểm tra cân nặng, huấn luyện viên không cho ăn bất cứ cái gì, bắt vào cân và sau đó đi tập luôn khiến học viên này rất mệt mỏi. “Thực sự chế độ này quá tiêu cực. Dường như bạn huấn luyện viên đang bất chấp mọi cách để ép cân học viên”, HLV Mai Chi nói.
Trường hợp 3: Không ăn tinh bột, chỉ ăn những thực phẩm thịt nạc, đồ luộc
May mắn cho trường hợp này là mới tập với 1 huấn luyện viên được 1 tuần, đọc được nhiều bài viết của HLV Mai Chi nên đã xin lời tư vấn luôn. Điểm chung của bạn này, tạm gọi là bạn C so với 2 bạn A và B là chế độ ăn quá ít calo.
Trong khi mức calo bạn C cần mỗi ngày rơi vào 1800-1900 calo thì huấn luyện viên cũng chỉ cho ăn 400-500 calo. Các bữa ăn đều cắt giảm hoàn toàn gia vị, chỉ cho ăn những thực phẩm thịt nạc, đồ luộc, không cho ăn tinh bột. Mặc dù lịch tập của bạn C là 5 buổi/tuần nhưng với “một người mới bắt đầu tập thôi đã tập 5 buổi/tuần cũng là quá tải, nhất là có chế độ ăn quá ít calo như thế”.
Các bữa ăn đều cắt giảm hoàn toàn gia vị, chỉ cho ăn những thực phẩm thịt nạc, đồ luộc, không cho ăn tinh bột.
“Kết quả sau khi tập được học viên C thông báo lại như sau: Trước khi tập có thể cầm bịch đá 3kg không thấy nặng nhưng sau khi tập thì vác hẳn khối lượng này lên cũng là điều khiến bạn C cảm thấy vô cùng khó khăn” , HLV Mai Chi chia sẻ.
Cũng giống như 2 trường hợp trên đã nói, HLV Mai Chi không đồng tình với việc tập quá nhiều, ăn quá ít khi giảm cân, mọi thứ cần thay đổi từ từ, cần cho thời gian để cơ thể thích nghi. Đặc biệt, khi áp dụng chế độ ăn và tập luyện nhưng không cảm thấy khỏe mạnh hơn, thậm chí giảm sút, chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng, điều đó có nghĩa là những gì bạn đang làm đang không đem lại lợi ích gì, con đường giảm cân, giảm mỡ để giữ dáng và khỏe đẹp hơn đang không đi đúng hướng.
Kết lại là…
Sau 3 trường hợp này, HLV Mai Chi muốn dành lời khuyên cho những bạn muốn giảm mỡ, giảm cân lành mạnh như sau:
– Chỉ số BMI ở ngưỡng bình thường, bạn không bị thừa cân hay béo phì thì việc giảm mỡ không nhất thiết phải đi kèm việc giảm cân, có nghĩa là bạn có thể vừa giảm mỡ vừa tăng cơ, đồng thời cân nặng không hề thay đổi mà người vẫn sẽ nhỏ gọn hơn, săn chắc hơn, khỏe mạnh hơn. Do đó đừng quá ám ảnh đến chỉ số cân nặng.
Chỉ số BMI ở ngưỡng bình thường, bạn không bị thừa cân hay béo phì thì việc giảm mỡ không nhất thiết phải đi kèm việc giảm cân.
– Khi áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện thì cần thời gian để thích nghi. Để an toàn nhất, bạn sẽ bắt đầu tập 3-4 buổi/tuần, sau đó tăng cường độ lên từ từ. Chế độ ăn cũng tương tự, không nên cắt giảm ngay quá nhiều sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, mất cơ, giảm xong rồi cũng khó giữ được lâu dài.
– Nên loại bỏ những sai lầm khi giảm cân, tránh tốn nhiều thời gian vào những việc vô bổ như cắt bỏ hoàn toàn gia vị trong chế độ ăn, không ăn gì sau 7 giờ tối… Quan trọng là tổng calo được nạp vào cơ thể trong một ngày. Nếu ăn dư thừa năng lượng thì ăn buổi sáng hay trưa, bạn vẫn sẽ béo. Ngược lại, nếu bạn đảm bảo tổng lượng calo thâm hụt thì kể cả ăn sau 7 giờ cũng không phải vấn đề, miễn sao đừng ăn quá gần giờ ngủ gây hại tới hệ tiêu hóa (thâm hụt năng lượng là trạng thái năng lượng cơ thể hấp thụ từ thực phẩm, đồ uống ít hơn mức năng lượng cơ thể tiêu hao).