Nhiều trường hợp bệnh nhân bị rối loạn k.inh n.guyệt sau khi mắc COVID-19, vậy hiện tượng này nguy hiểm thế nào?
SARS-CoV-2 được cho là ít gây nguy hiểm hơn trên nữ giới so với nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cao hơn gặp phải hội chứng COVID kéo dài sau khi khỏi bệnh. Cho đến nay, rất ít nghiên cứu được thực hiện về vấn đề ảnh hưởng của COVID-19 đối với chu kỳ k.inh n.guyệt. Có thể bản thân tình trạng n.hiễm t.rùng khiến bệnh nhân căng thẳng hoặc rối loạn nội tiết tố, dẫn đến những biến đổi trong thời kỳ k.inh n.guyệt.
Gần đây nhất, một nghiên cứu ghi nhận những thay đổi về chu kỳ k.inh n.guyệt ở 45 trong số 177 người (25%) người tham gia. Trong số 45 người này, 36 người có kinh ngắn hơn đáng kể trong khi 9 người còn lại kỳ kinh dài hơn. Những bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng thì nhiều khả năng chu kỳ k.inh n.guyệt dài hơn 37 ngày.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng 34% những người bị bệnh nặng có chu kỳ dài so với 19% những người bị bệnh nhẹ. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu thông báo rằng, 84% và 99% người tham gia có lượng k.inh n.guyệt và độ dài chu kỳ trở lại bình thường từ 1 đến 2 tháng sau khi khi khỏi COVID-19.
(Ảnh minh họa: Vinmec)
Để lý giải cho hiện tượng trên, một số giả thuyết được đưa ra. Đầu tiên, quá trình mắc bệnh gây mất cân bằng nồng độ của các nội tiết tố s.inh d.ục như estrogen và progesterone, điều này dẫn đến những biến đổi trong chu kỳ k.inh n.guyệt.
Thứ hai, tình trạng rối loạn đông m.áu sau khi nhiễm SARS-CoV-2 sẽ gây một số bất thường về m.áu kinh như cục m.áu đông. Cuối cùng, ảnh hưởng về tâm lý và những áp lực bên ngoài trong và sau thời kỳ COVID-19 cũng ảnh hưởng lớn đến chu kỳ k.inh n.guyệt.
Ngoài ra, một số bệnh nhân có bệnh nền như tăng huyết áp, tiểu đường khi điều trị có dùng một số loại thuốc cũng sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ k.inh n.guyệt.
Một số gợi ý đơn giản để cải thiện các triệu chứng rối loạn k.inh n.guyệt có thể thực hiện tại nhà:
Cải thiện chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, làm việc phù hợp
Bệnh nhân cần xây dựng cho mình một thời gian biểu khoa học, điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với khung giờ, bên cạnh đó cố gắng bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, đôi khi cũng chỉ cần một vài các động tác nhỏ mỗi sáng từ 15 – 30 phút sẽ đẩy lùi được các triệu chứng về rối loạn k.inh n.guyệt
Giữ tâm lý thật thoải mái
Cố gắng làm việc và sinh hoạt trong môi trường sạch sẽ, trong lành và ít căng thẳng nhất có thể. Có thể tập nghĩ đến những điều vui vẻ, tích cực, nghe nhạc hoặc trò chuyện với bạn bè nhiều hơn để thư giãn đầu óc.
Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia, t.huốc l.á và các chất kích thích khác
Việc sử dụng nhiều rượu bia, t.huốc l.á không những ảnh hưởng đến nội tiết, gây rối loạn k.inh n.guyệt mà còn ảnh hưởng đến làn da và sắc đẹp.
Trong trường hợp kinh kéo dài, ra m.áu nhiều, thay băng vệ sinh sau khoảng 4-6 giờ để tránh viêm nhiễm đường s.inh d.ục
Tiếp tục điều trị bệnh lý nền nếu có
Trong trường hợp tình trạng rối loạn k.inh n.guyệt kéo dài và mức độ ngày càng nghiêm trọng, bệnh nhân cần đến khám với bác sĩ sản phụ khoa để được hỗ trợ tốt nhất. Tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm về sau.
Đường ruột khỏe mạnh giúp ngăn ngừa mắc hội chứng COVID kéo dài
Sức khỏe đường ruột ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng các vi khuẩn sống trong ruột non của con người nếu mất cân bằng có thể dẫn tới nguy cơ bị mắc hội chứng COVID kéo dài sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
Các nhân viên y tế chờ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí về Đường ruột, các nhà nghiên cứu tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đã phân tích “hệ vi khuẩn đường ruột” của 116 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hong Kông vào năm 2020, thời điểm những người mắc bệnh này buộc phải nhập viện. Hơn 80% trong số đó bị bệnh nhẹ hoặc vừa phải, nhưng hơn 75% có ít nhất một triệu chứng dai dẳng.
Sau 6 tháng, các triệu chứng phổ biến nhất là mệt mỏi (31%), trí nhớ kém (28%), rụng tóc (22%), lo lắng (21%) và rối loạn giấc ngủ (21%). Phân tích mẫu phân của các bệnh nhân khi nhập viện và trong những tháng tiếp theo, các nhà nghiên cứu nhận thấy những bệnh nhân mắc COVID kéo dài “có hệ vi khuẩn kém đa dạng và ít phong phú hơn”. Ngược lại, những bệnh nhân không mắc COVID kéo dài có một hệ vi khuẩn đường ruột tương tự những người không bị mắc COVID-19.
Nhà nghiên cứu Siew C. Ng lưu ý việc thiếu hụt các vi khuẩn có lợi Bifidobacteria giúp tăng cường miễn dịch có liên quan nhiều đến các triệu chứng hô hấp dai dẳng. Mặc dù nghiên cứu không thể chứng minh rằng hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh giúp ngăn ngừa hội chứng COVID kéo dài, nhưng những phát hiện trên cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì một hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và cân bằng thông qua chế độ ăn uống, tránh dùng kháng sinh nếu có thể, tập thể dục và bổ sung các loài vi khuẩn có lợi như Bifidobacteria.
Sự đa dạng và cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột có thể đóng góp cho một sức khỏe tổng thể lành mạnh và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể. Ngược lại, một hệ vi khuẩn ít đa dạng và mất cân bằng sẽ sinh ra những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Các chuyên gia y tế nhấn mạnh rằng sức khỏe đường ruột tốt sẽ ảnh hưởng tốt tới mức độ phản ứng của hệ miễn dịch đối với n.hiễm t.rùng, cũng như giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COVID-19 nói chung và COVID-19 kéo dài nói riêng. Do đó, điều quan trọng nhất là mọi người cần duy trì hệ đường ruột khỏe mạnh để giữ an toàn cho bản thân trong đại dịch hiện nay.