Bộ Y tế cho biết, đến nay hơn 3,5 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; trong số các ca đang điều trị có 4.210 F0 nặng; theo hướng dẫn cuả Bộ Y tế, trẻ dưới 5 t.uổi là F0 điều trị tại nhà cần liên hệ y tế ngay khi có các dấu hiệu dưới đây.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.820.458 ca mắc COVID-19, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 69.015 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.812.818 ca, trong đó có 3.547.488 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (891.145), TP. Hồ Chí Minh (575.229), Bình Dương (349.319), Bắc Ninh (242.371), Nghệ An (297.937).
Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 3,5 triệu người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi bệnh; trong số các ca đang điều trị có 4.210 F0 nặng
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 168.954 ca/ngày.
Tổng số ca được điều trị khỏi: 3.547.488 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.210 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.322 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 458 ca; Thở máy không xâm lấn: 103 ca; Thở máy xâm lấn: 318 ca; ECMO: 9 ca
Số bệnh nhân t.ử v.ong: Trung bình số t.ử v.ong ghi nhận trong 07 ngày qua là74 ca.
Tổng số ca t.ử v.ong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 41.607 ca, chiếm tỷ lệ 0,6% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 36.222.843 mẫu tương đương 81.949.741 lượt người, tăng 243.847 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 200.729.854 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 183.676.893 liều: Mũi 1 là 70.923.138 liều; Mũi 2 là 67.842.586 liều; Mũi 3 là 1.493.307 liều; Mũi bổ sung là 14.581.172 liều; Mũi nhắc lại là 28.836.690 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 17.052.961 liều: Mũi 1 là 8.751.020 liều; Mũi 2 là 8.301.941 liều.
Nếu trẻ dưới 5 t.uổi là F0 điều trị tại nhà có những dấu hiệu sau cần liên hệ ngay với y tế
Theo “Hướng dẫn quản lý tại nhà đối với người mắc COVID-19″ ban hành kèm theo quyết định 604/ QĐ- BYT của Bộ Y tế, đối với F0 điều trị tại nhà là trẻ dưới 5 t.uổi cần theo dõi các dấu hiệu: tinh thần, bú/ăn, đo thân nhiệt ít nhất 2 lần/ngày, đếm nhịp thở, mạch, đo SpO2 (nếu có máy đo), mầu sắc da, niêm mạc, rối loạn tiêu hóa.
Khi người chăm sóc, quản lý F0 là trẻ dưới 5 t.uổi điều trị tại nhà phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây phải thông báo ngay cho cơ sở quản lý người mắc COVID-19 tại nhà: trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, trung tâm vận chuyển cấp cứu… để được khám bệnh, xử trí cấp cứu và chuyển viện kịp thời hoặc đưa trẻ mắc COVID-19 đến các cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh.
Có các dấu hiệu mà người theo dõi, chăm sóc F0 điều trị tại nhà là t.rẻ e.m cần lưu ý để liên lạc với y tế
Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật.Sốt cao liên tục> 39 oC và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.Trẻ thở nhanh hơn so với t.uổi: Trẻ Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn.SpO2 Tím táiMất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít.Nôn mọi thứTrẻ không bú được hoặc không ăn, uống đượcTrẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng…Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của t.rẻ e.m mà thấy cần khám, chữa bệnh
Ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Hà Nội giảm
Theo thống kê của Bộ Y tế, ngày 16/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 180.558 ca mắc mới COVID-19, tăng 5.084 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố (trong đó có 121.201 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (26.220), Nghệ An (10.797), Vĩnh Phúc (8.875), Phú Thọ (8.335), Bắc Ninh (5.751), Bình Dương (5.285),
39 tỉnh, thành phố khác có số ca mắc mới COVID-19 từ 1.000- gần 5.000 ca.
Về số ca mắc mới của Hà Nội, trong số 26.220 F0 mớ, có 8.854 ca cộng đồng, 17.366 ca đã cách ly.
Các bệnh nhân phân bố tại 522 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hai Bà Trưng (1.702); Hoàng Mai (1.694); Hà Đông (1.584); Cầu Giấy (1.437); Long Biên (1.408); Ba Đình (1.386).
Như vậy, đây là ngày thứ 5 liên tiếp số ca mắc COVID-19 trong ngày ở Hà Nội giảm.
TPHCM: Có F0 trở nặng hoặc nhóm nguy cơ cao, có thể gọi 2 số hotline để hỗ trợ
Trước tình hình dịch bệnh đang gia tăng do biến chủng Omicron, việc bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ cao vẫn là biện pháp rất quan trọng. TP HCM tiếp tục triển khai chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mở rộng cho người trên 50 t.uổi và người có bệnh nền ở mọi lứa t.uổi.
Khi trong nhà có người thuộc nhóm nguy cơ cao nghi mắc COVID-19 hoặc F0 trở nặng, có dấu hiệu suy hô hấp (thở nhanh, hoặc khó thở hoặc SpO2 dưới 96%) thì người nhà cần liên hệ đến trạm y tế/trạm y tế lưu động nơi cư trú để được hỗ trợ xử trí cấp cứu và chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
Nếu gọi không được thì có thể liên hệ tiếp tổng đài 1022 nhấn phím 3, hotline của HCDC (08 6957 7133), Sở Y tế TP (096 7771 010) để được hỗ trợ.
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 4.300 ca t.ử v.ong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã vượt 463 triệu ca, trong đó trên 6,07 triệu ca t.ử v.ong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (400.741 ca), Đức (275.807 ca) và Pháp (108.832 ca).
Ba quốc gia có số ca t.ử v.ong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Nga (576 ca), Mỹ (570 ca) và Đức (298 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,2 triệu ca mắc COVID-19 và trên 993.000 ca t.ử v.ong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 516.000 ca t.ử v.ong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,4 triệu ca mắc và trên 655.000 ca t.ử v.ong.
Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết dòng phụ BA.2 của biến chủng Omicron đang là biến chủng lây lan chủ đạo gây bệnh COVID-19 tại nước này, chiếm 25% số ca mắc mới, tăng mạnh so với mức 10% của một tuần trước đó. Kể từ tháng 1 vừa qua, Omicron dường như là biến chủng chủ đạo tại Mỹ. Tuy nhiên, trong vài tuần trở lại đây, dòng phụ BA.2 đang dần nổi lên.
Đa dạng các hình thức hỗ trợ F0 điều trị tại nhà ở Vĩnh Phúc
Nhờ đa dạng các hình thức hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân điều trị tại nhà đến nay tỉnh Vĩnh Phúc không ghi nhận trường hợp nào chuyển nặng hoặc bệnh nhân bị bỏ quên, không được chăm sóc y tế.
Theo báo cáo của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, trong ngày 9/3, trên địa bàn ghi nhận thêm 2.729 trường hợp mắc COVID-19 mới, trong đó có 2.121 ca cộng đồng và 608 ca cách ly tại nhà.
Nhờ những nỗ lực của ngành y tế, tình hình điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 đã có nhiều kết quả tích cực. Tổng số bệnh nhân đang điều trị là 93.363, trong đó 3.173 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế và 90.190 bệnh nhân điều trị tại nhà. Lũy kế đến nay có 129.076 người đã khỏi bệnh, ra viện.
Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường trao thuốc điều trị tại nhà cho F0. Ảnh: Đức Hiền
Giai đoạn cuối tháng 2 đến đầu tháng 3, Vĩnh Phúc là địa phương ghi nhận số ca nhiễm cao. Với những biện pháp phòng, chống dịch đồng bộ, Vĩnh Phúc bước đầu đã khống chế hiệu quả tình hình dịch.
Theo thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc, hiện có khoảng 85% số bệnh nhân mắc COVID-19 được triển khai điều trị tại nhà/nơi lưu trú. Việc điều trị tại nhà cho các trường hợp F0 đã được chuẩn bị kỹ, bảo đảm đồng bộ, bài bản, hiệu quả, đa dạng các hình thức hỗ trợ điều trị, chăm sóc; từ khi bắt đầu thí điểm đến nay không có trường hợp bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà chuyển nặng, không có trường hợp bệnh nhân bị bỏ quên không được chăm sóc y tế.
Đoàn công tác của Ủy ban MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra công tác điều trị F0 tại nhà trên địa bàn phường Phúc Thắng, thành phố Phúc Yên. Ảnh: Chu Kiều
Tại thành phố Phúc Yên, nhiều bệnh nhân F0 điều trị tại nhà khi tham gia nhóm Zalo “Bác sĩ đồng hành Phúc Yên” đã được các bác sĩ thuộc nhiều bệnh viện trên địa bàn, các dược sĩ, cán bộ của UBND thành phố, lãnh đạo các xã, phường trên địa bàn hỗ trợ thông tin, tư vấn cách điều trị cũng như dùng thuốc, ăn uống khoa học.
Trong khi đó, để giúp bệnh nhân F0 lạc quan, yên tâm chữa bệnh tại nhà, huyện Yên Lạc đã thành lập thành lập fanpage “Yên Lạc hỗ trợ điều trị COVID-19” với gần 8.000 thành viên. Quản trị trang fanpage là các bác sĩ có chuyên môn sâu về lĩnh vực điều trị, dinh dưỡng, tâm lý nhằm trợ giúp kịp thời các yêu cầu hỗ trợ của nhân dân, đặc biệt là các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Ông Nguyễn Lê Huy, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc cho biết: “Việc đưa trang mạng xã hội vào hoạt động đã góp phần quan trọng vào việc giảm tải các cuộc gọi điện thoại cũng như việc trực tiếp tìm đến các cơ sở y tế trên địa bàn để xin hỗ trợ y tế trong phòng, chống và chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19. Qua đó, giúp đội ngũ y tế của huyện có thêm thời gian và điều kiện tập trung làm tốt hơn nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho những trường hợp cấp thiết khác”.
Các câu hỏi xung quanh cách điều trị F0 được bác sĩ trong nhóm Zalo trả lời nhanh chóng, kịp thời. Ảnh: Thu Thuỷ
Bên cạnh việc khẩn trương vào cuộc với quyết tâm kịp thời đưa túi thuốc đến tay các bệnh nhân F0 trong thời gian sớm nhất, các phương án hỗ trợ điều trị F0 bằng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin thông qua mạng xã hội Zalo và Facebook đã được các lực lượng tuyến đầu triển khai một cách thích ứng, sáng tạo.
“Số F0 tăng nhanh trong một thời gian ngắn gây áp lực quá tải lên hệ thống y tế, do đó việc chuyển F0 thể nhẹ điều trị tại nhà là phù hợp. Tuy nhiên, bệnh nhân F0 không biết khi nào bệnh có chuyển biến nặng để điều trị kịp thời nên có thể ảnh hưởng tới tính mạng. Do đó, việc sử dụng nhóm Zalo giải đáp thắc mắc về các triệu chứng, phương pháp điều trị, cách sử dụng thuốc đúng cách sẽ đem lại sự yên tâm cho người bệnh”, bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo đang công tác tại khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc chia sẻ.