Bộ Y tế cho biết đến nay hơn 7,26 triệu người mắc COVID-19 tại Việt Nam đã khỏi bệnh; Hiện có hơn 3.600 bệnh nhân nặng đang điều trị; 5 tỉnh, thành nào có tổng F0 nhiều nhất? Hậu COVID-19 để lại hàng loạt di chứng gì?
5 tỉnh, thành nào có số mắc COVID-19 cao nhất?
Ngày 30/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 85.765 ca mắc COVID-19 mới, giảm 2.619 ca so với ngày trước đó tại 62 tỉnh, thành phố, trong đó có 62.336 ca trong cộng đồng.
5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh nhiều nhất gồm: Hà Nội (8.141), Bắc Giang (3.999), Nghệ An (3.731), Phú Thọ (3.580), Đắk Lắk (3.381); ngoài ra, có 29 tỉnh, thành phố khác ghi nhận từ 1.000- 3.200 ca/ ngày.
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 97.357 ca/ngày. Giảm mạnh so với số mắc trung bình của 7 ngày trước đó.
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 9.472.254 ca mắc COVID-19, đứng thứ 14/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 121/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 95.889 ca nhiễm).
Trung bình số ca mắc COVID-19 mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 97.357 ca/ngày
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 9.464.532 ca, trong đó có 7.265.714 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.466.728), TP. Hồ Chí Minh (593.661), Nghệ An (388.472), Bình Dương (375.739), Hải Dương (341.194).
Số bệnh nhân mắc COVID-19 được công bố khỏi bệnh trong ngày: 114.685 ca (cao hơn khoảng gần 30.000 ca so với số mắc mới), nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 7.268.531 ca
Tỷ lệ t.ử v.ong do COVID-19 ở nước ta thuộc mức thấp so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới
Thống kê của Bộ Y tế đến ngày 30/3 cho thấy số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.635 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 2.901 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 349 ca; Thở máy không xâm lấn: 96 ca; Thở máy xâm lấn: 284 ca; ECMO: 5 ca
Trung bình số t.ử v.ong ghi nhận trong 07 ngày qua: 54 ca. Tổng số ca t.ử v.ong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 42.454 ca, chiếm tỷ lệ 0,5% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca t.ử v.ong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), t.ử v.ong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Theo Bộ Y tế, dù dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp nhưng Việt Nam đến nay đã kiểm soát tốt dịch bệnh, tỷ lệ mắc bệnh nặng, t.ử v.ong liên tục giảm sâu trong thời gian qua và đến nay tỷ lệ t.ử v.ong ở mức thấp so với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Di chứng do COVID-19 để lại tình trạng mệt mỏi chiếm hơn 80%
Thông tin tại Hội nghị khoa học điều trị chứng hậu COVID-19 bằng phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại lần đầu tiên được Hội Đông Y Việt Nam tổ chức ngày 30/3, GS.TS Nguyễn Văn Kính, Phó Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TW, trong số 203 di chứng do COVID-19 để lại thì tình trạng mệt mỏi chiếm hơn 80%, tiếp đến là xơ phổi 61%, hơn 50% số trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ, 51% bị đột quỵ, 45% mất ngủ và 33% tổn thương thận cấp…
Theo chuyên gia, tình trạng hậu COVID-19 thường xuất hiện sau 3 tháng kể từ ngày khởi phát triệu chứng và tồn tại kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể lý giải bằng các chẩn đoán khác.
Triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở, rối loạn nhận thức và một vài triệu chứng khác ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Các triệu chứng có thể xuất hiện sau khi Covid-19 đã hồi phục hoặc tồn tại từ giai đoạn ban đầu. Đáng chú ý, các triệu chứng sẽ nặng hơn sau khi các hoạt động thể lực.
Ảnh hưởng của hậu COVID-19 tác động lên tất cả các cơ quan hô hấp, huyết học, tim mạch, thần kinh, nội tiết, tiêu hoá, da liễu (rụng tóc), hội chứng viêm đa hệ thống… thay đỏi giọng nói, đau cơ, mất vị giác, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày…
Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,5 triệu ca mắc COVID-19 và trên 3.662 ca t.ử v.ong. Tổng số ca mắc từ đầu dịch tới nay đã là 486,6 triệu ca, trong đó trên 6,16 triệu ca t.ử v.ong.
Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (424.528 ca), Đức (267.367 ca) và Pháp (169.024 ca).
Ba quốc gia có số ca t.ử v.ong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Hàn Quốc (432 ca), Nga (352 ca) và Đức (305 ca).
Tính từ đầu đại dịch, Mỹ là quốc gia có tổng số ca mắc nhiều nhất thế giới với trên 81,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 1 triệu ca t.ử v.ong. Tiếp đó là Ấn Độ với trên 43 triệu ca mắc và trên 521.000 ca t.ử v.ong. Đứng thứ ba là Brazil với trên 29,9 triệu ca mắc và trên 659.000 ca t.ử v.ong.
Lần đầu tiên tại Việt Nam: Ghép gan cứu sống bệnh nhi 18 tháng t.uổi ung thư
11 tháng t.uổi, b.é g.ái đã được phát hiện u nguyên bào gan ác tính. Bé trải qua 6 đợt điều trị hóa chất và nút mạch nhưng khối u vẫn phát triển nhanh, không thể cắt bỏ, có nguy cơ di căn.
Ngày 17/8, Bệnh viện Nhi Trung ương thông tin, Bệnh viện thực hiện thành công ca ghép gan cứu sống b.é g.ái 18 tháng t.uổi ở Hà Nội ung thư gan giai đoạn cuối. Đây cũng là ca ghép gan đầu tiên cho trẻ bị ung thư gan được tiến hành tại Việt Nam, mở ra cánh cửa hy vọng mới cho các t.rẻ e.m không may mắc bệnh hiểm nghèo.
Trước đó, từ 11 tháng t.uổi bệnh nhi được phát hiện u nguyên bào gan ác tính. Dù đã trải qua 6 đợt điều trị hóa chất và nút mạch song khối u vẫn phát triển nhanh, không có khả năng cắt bỏ và có nguy cơ di căn đến các cơ quan khác.
TS.BS Nguyễn Phạm Anh Hoa- Trưởng khoa Gan mật và Tiến sĩ, bác sĩ Bùi Ngọc Lan, Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngay từ khi phát hiện, bệnh của cháu A. đã ở giai đoạn muộn, khối u lớn lan tỏa, chiếm phần lớn thể tích gan, không có khả năng cắt bỏ vì còn quá ít thể tích gan lành.
Với trường hợp này, các bác sĩ đã chỉ định điều trị hóa chất và nút mạch, với hi vọng khống chế sự phát triển khối u và tăng thể tích phần gan còn lại để có thể phẫu thuật loại bỏ khối u.
Tuy nhiên, cả hai phương án này không đạt hiệu quả tối ưu khi thể tích khối u gan vẫn không thuyên giảm sau điều trị và xét nghiệm alphafetoprotein – chất chỉ thị đ.ánh giá tình trạng ác tính của khối u – tăng lên theo từng ngày, đe dọa các biến chứng bất lợi cho tính mạng của bệnh nhi.
Với diễn biến bệnh tiến triển nặng lên dù đã được điều trị, tính mạng bệnh nhi bị đe dọa, khi khối u gan phát triển, di căn đến các cơ quan khác.
Ngày 24/5, trong cuộc hội chẩn về trường hợp này, PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương đã chỉ đạo, phối hợp tham gia của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tìm cơ hội ghép gan, cứu sống bệnh nhân.
PGS.TS Phạm Duy Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với ca ghép gan này, các bác sĩ đã dự báo nhiều khó khăn.
Đây là trường hợp ghép gan cho t.rẻ e.m đầu tiên trên nền một bệnh lý ác tính, nhiều nguy cơ biến chứng và rủi ro rất cao.
Các bác sĩ phải tiến hành tầm soát các tổn thương xâm lấn sang các cơ quan khác kỹ càng, tỉ mỉ nhằm đưa ra các phương án phẫu thuật tối ưu.
Tại thời điểm ghép gan, tình trạng khối u quá lớn, chiếm toàn bộ thể tích gan, đặc biệt có một phần u xâm lấn và chèn ép tĩnh mạch chủ . Thêm vào đó, tình trạng bất đồng nhóm m.áu hệ ABO giữa người cho và người nhận (cháu bé có nhóm m.áu O trong khi người mẹ có nhóm m.áu B cũng là một khó khăn rất lớn về chuyên môn trong ca ghép.
Để hạn chế tối đa các phản ứng bất lợi về miễn dịch do bất đồng nhóm m.áu, các bác sĩ chuyên khoa gan mật đã phải sử dụng các liệu pháp điều trị nội khoa trước ghép để bé có thể sẵn sàng nhận mảnh ghép từ người mẹ. Các phương án dự phòng phản ứng thải loại sau ghép thường gặp ở những trường hợp ghép gan do bất đồng nhóm m.áu cũng được chuẩn bị.
Theo Đại tá, TS.BS Lê Văn Thành – Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, ca phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhi còn khó khăn ở chỗ khối u lớn, có khả năng xâm lấn vào tĩnh mạch chủ.
Các bác sĩ đưa ra phương án có thể phải thay cả đoạn tĩnh mạch chủ dưới cho bệnh nhi. Ngày 29/5, ca phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhi đã được tiến hành thành công với sự phối hợp của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Trung ương quân đội 108.
“Trong cuộc mổ, nhờ việc phẫu tích chính xác và xử lý tốt các mạch m.áu, chúng tôi không phải sử dụng phương án thay thế đoạn tĩnh mạch chủ dưới”, TS Thành thông tin.
Người hiến tặng gan tự nguyện, mẹ bé A được ra viện sau một tuần phẫu thuật và 2 tuần sau đó, bệnh nhi hồi phục tốt, sức khỏe ổn định.