Khi số ca mắc COVID-19 trong cộng đồng ở Hà Nam tăng cao đã xuất hiện tình trạng người dân do lo lắng thái quá mà tự ý đi tìm mua thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc thuốc không có nguồn gốc xuất xứ về sử dụng.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 9/3, trên địa bàn tỉnh ghi nhận 2.372 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có đến 2.357 ca cộng đồng được phát hiện thông qua sàng lọc y tế.
Cộng dồn đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 32.080 trường hợp đã được Bộ Y tế cấp mã bệnh. Trong đó 29.677 người đã khỏi bệnh, ra viện; 41 ca t.ử v.ong (đều là người cao t.uổi, có nhiều bệnh nền và đa số chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 do sức khỏe không bảo đảm).
Ngành y tế đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân thích ứng linh hoạt, an toàn trong điều kiện bình thường mới. Ảnh: CDC Hà Nam
Những ngày gần đây số lượng ca nhiễm COVID-19 trên địa bàn Hà Nam tăng cao, các cơ sở y tế, nhất là trạm y tế xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều ở trong tình trạng quá tải về số bệnh nhân đến khai báo, đề nghị tư vấn, điều trị.
Theo BS. Lại Xuân Dũng – Phó trưởng Khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, khi số bệnh nhân F0 trong cộng đồng tăng cao đã xuất hiện tình trạng người dân do lo lắng thái quá mà tự ý đi tìm mua thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus hoặc thuốc không có nguồn gốc xuất xứ về sử dụng.
Nhiều người dân còn tích trữ test để thường xuyên test COVID-19 cho bản thân và gia đình. Do tâm lý này mà nhiều người dân đã mua thuốc và test thử với giá cao hơn nhiều so với giá niêm yết của Bộ Y tế. Việc sử dụng bộ test và thuốc điều trị không theo chỉ định của bác sĩ không những gây lãng phí, tốn kém về kinh tế của gia đình, tạo cơ hội cho đầu cơ, trục lợi mà còn gây hại cho chính sức khỏe người dùng, thậm chí làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và gây ra những biến chứng khó lường sau này.
Đáng lo ngại là một số loại thuốc mặc dù đã cấm chỉ định với phụ nữ mang thai, t.rẻ e.m nhưng vẫn có người tự ý mua về sử dụng tùy tiện.
Chủ động phòng dịch khi số ca F0 cộng đồng tăng cao. Ảnh: CDC Hà Nam
Bác sĩ Lại Xuân Dũng chia sẻ, để tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, trước hết ngành y tế tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng bệnh đối với cán bộ, nhân viên trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố, trạm y tế xã, phường, thị trấn. Mặt khác, tích cực hỗ trợ chẩn đoán, điều trị một số bệnh liên quan tới COVID-19 và hậu COVID-19. Trong quá trình thăm khám, điều trị cho bệnh nhân luôn nhắc nhở, hướng dẫn bệnh nhân và người nhà về một số phương pháp phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở y tế, gia đình và cộng đồng.
Cùng với đó, tích cực phối hợp với cơ quan truyền thông, báo chí trao đổi, hướng dẫn nhân dân không hoang mang, lo lắng thái quá nhưng cũng không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch bệnh, tiếp tục thực hiện nghiêm những khuyến cáo, hướng dẫn của ngành y tế.
Phó trưởng Khoa Điều trị tích cực của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam nhấn mạnh, sự phối hợp vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương và cơ quan chuyên môn sẽ góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân về phòng chống dịch COVID-19, hạn chế những diễn biến phức tạp về sức khỏe đối với các ca nhiễm bệnh, nhất là những ca bệnh điều trị tại nhà.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử v.ong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
“Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử v.ong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục”, TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với t.rẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
“Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn”, TS Hồng nói.
“Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”, TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa t.rẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. T.rẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở t.rẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 t.uổi trở lên (80% người trên 18 t.uổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.