TPHCM ghi nhận số trường hợp t.ử v.ong vì Covid-19 giảm còn 20 ca/ngày, mức thấp nhất trong gần 6 tháng qua. Số lượng bệnh nhân xuất viện tiếp tục cao hơn số F0 nhập viện.
Tại buổi họp báo về tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn TPHCM được tổ chức chiều 7/1, ông Phạm Đức Hải, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy, thông tin diễn biến dịch bệnh trên địa bàn thành phố đang tiếp tục có nhiều tín hiệu tích cực.
Đặc biệt, trong ngày 6/1, số lượng trường hợp t.ử v.ong vì Covid-19 tiếp tục giảm còn 20 người. Đây là con số thấp nhất trong 175 ngày qua tính từ ngày 16/7/2021, thời điểm dịch bệnh tại thành phố bắt đầu bước vào giai đoạn căng thẳng.
Biểu đồ: Việt Đức.
Số ca F0 mới tại TPHCM cũng tiếp tục có xu hướng giảm với 443 ca nhiễm trong ngày 6/1. Số lượng bệnh nhân xuất viện là 417 người, tiếp tục cao hơn số trường hợp nhập viện 391 người. Hiện TPHCM chỉ còn 319 trường hợp bệnh nhân nặng thở máy, 18 trường hợp đang can thiệp phương pháp tim phổi nhân tạo ECMO.
Thông tin về biến chủng Omicron đang được dư luận quan tâm, Chánh văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết TPHCM ghi nhận tổng cộng 11 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron. Trong đó, 6 trường hợp đã xuất viện, 5 trường hợp còn lại cũng rất nhẹ, gần như không có triệu chứng.
Cả 11 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron theo bà Mai đều là người nhập cảnh. Các trường hợp liên quan 11 ca nhiễm nói trên đều được truy vết, xét nghiệm nhiều lần nhưng chưa phát hiện thêm ca nhiễm mới. Đến nay, TPHCM chưa có ca nhiễm biến chủng Omicron trong cộng đồng.
Để chuẩn bị ứng phó với tình hình dịch bệnh khi biến chủng Omicron đã xuất hiện tại Việt Nam, ngành y tế TPHCM đã có hướng dẫn chuyên môn đến các đơn vị trực thuộc dựa theo văn bản của Bộ Y tế. Đặc biệt, bà Mai nhấn mạnh phụ huynh hoàn toàn có thể an tâm khi học sinh nhiều khối lớp bắt đầu đi học trực tiếp trở lại vì TPHCM luôn cố gắng hết sức đảm bảo an toàn khi mở cửa trường.
Học sinh nhiều khối lớp tại TPHCM trở lại trường từ tuần này (Ảnh: Hải Long).
Liên quan đến tình hình tiêm vaccine, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC) thông tin ngành y tế thành phố đã tiêm được tổng cộng hơn 2 triệu mũi nhắc lại (mũi 3), 369.000 mũi bổ sung.
Hiện tại, TPHCM cần tiêm khoảng 4 triệu mũi 3. Với tiến độ tiêm chủng những ngày gần đây đạt hơn 300.000 mũi/ngày, HCDC tự tin sẽ hoàn tất mục tiêu tiêm chủng mũi nhắc lại cho người dân thành phố đủ điều kiện trước Tết Nguyên đán.
Về chiến dịch bảo vệ nhóm nguy cơ cao, TPHCM đã tiêm chủng cho gần 13.900 người trên tổng số hơn 25.000 trường hợp sau khi rà soát, đạt tỷ lệ gần 55%.
Ngành y tế cho biết trong nhóm nguy cơ cao, có khoảng 5.000 trường hợp chuyển thành F0 nên chưa thể thực hiện tiêm vaccine. Song song đó, cũng có một số trường hợp không đồng ý tiêm vaccine. Ngoài ra, có những người có bệnh nền, hoặc đang điều trị các bệnh khác nên chưa thể tiến hành tiêm chủng.
Ông Phạm Đức Hải nhấn mạnh TPHCM đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ nhóm nguy cơ cao khi xét nghiệm tầm soát nhiều lần, vận động những người đủ điều kiện tiến hành tiêm chủng vaccine.
Sau Tết Nguyên đán, TPHCM dự kiến mở rộng nhóm nguy cơ cao từ những người 65 t.uổi trở lên, có bệnh nền sang cả những người trên 50 t.uổi, có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người từ 18 t.uổi chưa tiêm vaccine để rà soát quyết liệt, có biện pháp bảo vệ phù hợp để giảm số ca lây nhiễm, giảm tỷ lệ t.ử v.ong hơn nữa.
Đà Nẵng còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin COVID-19
Tới hết ngày 23-12, TP Đà Nẵng sẽ kết thúc đợt đăng ký tiêm vắc xin tự do cho người chưa tiêm mũi 1.
Số lượng đăng ký tiêm đến nay khoảng 5.000 người.
Còn hơn 5.000 người chưa tiêm mũi 1 vắc xin phòng COVID-19 đang ở Đà Nẵng, trong đó có nhiều người từ các địa phương khác mới chuyển tới đăng ký tiêm trong đợt từ ngày 24 đến 27-12 – Ảnh: TRƯỜNG TRUNG
Tối 21-12, bác sĩ Trương Văn Trình, phó giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng, cho biết số lượng người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 đăng ký tiêm mũi 1 khoảng 5.000 người.
Trước đó Đà Nẵng có kế hoạch tổ chức một đợt tiêm mới cho người trên 12 t.uổi đang cư trú trên địa bàn.
Việc này nhằm tạo điều kiện cho người dân tới sinh sống, học tập, làm việc tại thành phố Đà Nẵng cũng như cư dân thành phố vì nhiều lý do chưa tiếp cận vắc xin phòng COVID-19.
Theo đó, người dân có thể đăng ký để tiêm qua hai hình thức đăng ký trực tiếp tại xã phường hoặc đăng ký trực tuyến qua địa chỉ https://dichvucong.danang.gov.vn đến hết ngày 23-12.
Bác sĩ Trình cho biết với số lượng người đăng ký khá lớn, ngành y tế sẽ bố trí lại các điểm tiêm để thuận tiện cho người dân di chuyển, thay vì 2 điểm tiêm chủng tại Bệnh viện Phụ sản nhi Đà Nẵng và cơ sở tiêm chủng dịch vụ – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (103 Hùng Vương) như dự kiến ban đầu.
Ngoài ra nhóm người mắc các bệnh, tật không tự chăm sóc bản thân, không đi lại được, các quận huyện sẽ thực hiện rà soát và tổ chức tiêm chủng lưu động.
“Sau khi người dân kết thúc đăng ký, chúng tôi dự kiến tiêm cho nhóm đối tượng này từ ngày 24 đến ngày 27-12. Sau khi tiêm xong mũi 1 cho nhóm đối tượng này thì lượng vắc xin còn lại chúng tôi sẽ tổ chức tiêm mũi 3 cho các nhóm đối tượng nguy cơ, dự kiến 8.000 người”, ông Trình nói.
Theo ông Trình, trong tháng 12 này sẽ hoàn thành việc tiêm mũi 3 cho 8.000 người. Đồng thời lên kế hoạch trong quý 1-2022 sẽ tiêm đủ mũi 3 cho tất cả người trong độ t.uổi nếu lượng vắc xin được phân bổ đầy đủ.
Theo bà Ngô Thị Kim Yến – phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, chiến lược chống dịch trong giai đoạn hiện nay của thành phố là tập trung bảo vệ nhóm đối tượng dễ tổn thương với COVID-19. Do vậy nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm mũi 3 trong số 8.000 liều trong tháng 12 này là nhóm người có bệnh nền, nhiều nguy cơ.
Sau đó căn cứ theo số lượng vắc xin được phân bổ và thời gian giữa các mũi tiêm, thành phố sẽ tiếp tục mở rộng các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
“Sau khi kết thúc đợt tiêm mũi 1 cho tất cả các đối tượng thì địa phương nào có ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhưng chưa tiêm vắc xin với lý do chưa được tổ chức tiêm, chưa được tiêm vắc xin thì lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm (trừ lý do khách quan như có chống chỉ định tiêm chủng)”, bà Yến giao nhiệm vụ.