Số t.rẻ e.m mắc Covid-19 nhập viện tăng “đột biến”, những yếu tố nguy cơ khiến trẻ diễn biến nặng

Nếu như trước đây, số lượng trẻ nhập viện tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chỉ vài ca lẻ tẻ, thì giai đoạn này được đ.ánh giá tăng đột biến, ngày cao điểm hơn 20 trẻ.

Bác sĩ Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết hiện Khoa tiếp nhận hơn 100 bệnh nhi mắc Covid-19. Nếu như trước đây, số lượng trẻ nhập viện chỉ vài ca lẻ tẻ, thì giai đoạn này được đ.ánh giá tăng đột biến, ngày cao điểm hơn 20 trẻ.

Theo bác sĩ Lê, đa phần t.rẻ e.m nhập viện đều có triệu chứng sốt cao liên tục, li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ còn bị suy hô hấp.

“Dù tỷ lệ t.rẻ e.m mắc Covid-19 chuyển nặng thấp hơn so với người lớn, nhưng do F0 tăng nhanh, trẻ diễn biến nặng cũng sẽ tăng”, bác sĩ Lê khuyến cáo trẻ có bệnh nền như thận, huyết học, cơ địa béo phì,… tiềm ẩn nguy cơ trở nặng.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh hãy bình tĩnh, không nhất thiết phải đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức mà hãy làm theo các cách hướng dẫn của Bộ Y tế. Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu nặng, cha mẹ cần liên hệ cơ sở y tế.

“Nếu trong gia đình có F0, phụ huynh cần hướng dẫn trẻ thực hiện tốt 5K để hạn chế nguy cơ lây nhiễm”, bác sĩ Lê hướng dẫn nếu trẻ sốt thì cho uống hạ sốt, ho thì dùng các chế phẩm ho thông thường và chăm sóc trẻ đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuyệt đối không nên tự mua thuốc kháng virus hoặc các thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc, không được Bộ Y tế cấp phép cho trẻ uống để tránh t.iền mất tật mang.

so tre em mac covid 19 nhap vien tang dot bien nhung yeu to nguy co khien tre dien bien nang 19b 6340013

T.rẻ e.m mắc Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương hồi tháng 1

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những yếu tố nguy cơ khiến trẻ mắc Covid-19 diễn biến nặng gồm:

– Trẻ đẻ non, cân nặng thấp.

– Béo phì, thừa cân.

– Đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hoá.

– Các bệnh lý phổi mạn tính, hen phế quản.

– Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi…).

– Bệnh thận mạn tính.

– Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo m.áu.

– Bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp).

– Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần).

– Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác.

– Các bệnh lý suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải.

– Bệnh gan.

– Đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.

– Các bệnh hệ thống.

Đối với trẻ dưới 5 t.uổi, cha mẹ cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau:

– Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật

– Sốt cao liên tục trên 39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt, chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ.

– Trẻ thở nhanh hơn so với t.uổi:

Trẻ

Trẻ từ 2 tháng đến

Trẻ từ 12 tháng đến

– Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn…

– Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít.

– Tím tái.

– SpO2

– Nôn mọi thứ.

– Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được.

– Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng.

– Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của t.rẻ e.m mà thấy cần cấp cứu.

Đối với trẻ từ 5 t.uổi trở lên, cha mẹ cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu có bất kỳ một trong các dấu hiệu sau:

– Cảm giác khó thở.

– Ho thành cơn không dứt.

– Không ăn/uống được.

– Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ.

– Nôn mọi thứ.

– Đau tức ngực.

– Tiêu chảy.

– Trẻ mệt, không chịu chơi.

– SpO2

– Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi: 30 lần/phút, trẻ từ 12 t.uổi: 20 lần/phút.

– Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn.

– Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của t.rẻ e.m mà thấy cần cấp cứu.

Theo hướng dẫn phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 ngày 18/2 của Sở Y tế Hà Nội, thành phố phân tầng điều trị t.rẻ e.m mắc Covid-19 như sau:

Tầng 1: – Trẻ mắc Covid-19 điều trị tại nhà nếu trên 3 tháng t.uổi.

– Nếu không đủ điều kiện điều trị tại nhà, trẻ được đưa vào các cơ sở thu dung quận, huyện.

– Trẻ có bệnh nền không ổn định hoặc thể trạng béo phì; trẻ dưới hoặc bằng 3 tháng t.uổi, được điều trị tại bệnh viện đa khoa có giường bệnh điều trị Nhi khoa.

Tầng 2: – Bệnh viện Đa khoa có khoa nhi: trẻ mắc Covid-19 ở mức độ trung bình.

– Bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành.

Tầng 3: T.rẻ e.m mắc Covid-19 ở mức độ nặng, nguy kịch, được chuyển điều trị tại các bệnh viện: Thanh Nhàn, Hà Đông, Đức Giang, Xanh Pôn và Sơn Tây hoặc các bệnh viện Trung ương, Bộ, ngành.

5 thói quen uống tốt nhất để đẩy lùi t.iền tiểu đường

Những thay đổi nhỏ này tạo ra sự khác biệt to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro của bạn.

Việc phát hiện ra mình bị t.iền tiểu đường có thể khiến bạn lo lắng. Nó không chỉ đáng sợ, mà bạn còn phải đối mặt với những thay đổi trong lối sống sẽ xảy ra.

Được chẩn đoán t.iền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong m.áu của bạn quá cao, thường là do cơ thể bạn không xử lý đường theo cách mà nó đã từng làm.

Rất may, những thay đổi này thực sự có thể tạo nên sự khác biệt. Theo Phòng khám Mayo, có thể đảo ngược tình trạng t.iền tiểu đường – nghĩa là không phải lúc nào nó cũng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Tất cả những gì cần làm là thực hiện một vài thay đổi trong lối sống.

Một phần của việc đảo ngược chẩn đoán này là duy trì cân nặng hợp lý, bao gồm hoạt động thể chất nhiều hơn và thay đổi chế độ ăn uống của bạn.

Một số chuyên gia dinh dưỡng đã nói về một số thói quen uống cần thực hành để đẩy lùi t.iền tiểu đường, theo Eat This, Not That!

1. Tăng lượng nước uống vào

5 thoi quen uong tot nhat de day lui tien tieu duong 8c6 6324072

Uống đủ nước và uống nhiều nước sẽ giúp đẩy lùi tình trạng t.iền tiểu đường, cũng như duy trì sức khỏe tổng thể.

Trista Best, chuyên gia dinh dưỡng tại Balance One (Mỹ), cho biết thêm: “Tăng lượng nước của bạn có thể giúp đẩy lùi t.iền tiểu đường theo hai cách chính. Một, bạn có khả năng thay thế đồ uống chứa nhiều đường, như nước ngọt và nước trái cây, bằng nước. Điều này sẽ cắt giảm đáng kể lượng đường và calo rỗng mà bạn nạp vào trong cả ngày.

Thứ hai, nước giúp ổn định và kiểm soát lượng đường trong m.áu, điều này sẽ dẫn đến ít tăng đột biến và tăng cao trong thời gian dài, điều này chắc chắn dẫn đến chỉ số A1c và đường huyết tổng thể thấp hơn”.

2. Uống cà phê đen không đường

5 thoi quen uong tot nhat de day lui tien tieu duong 4da 6324072

Nên uống cà phê đen không đường để đạt nhiều lợi ích sức khỏe nhất. Ảnh SHUTTERSTOCK

Bạn có thể muốn suy nghĩ lại nếu bạn là người thích thêm nhiều kem và đường vào cốc cà phê của mình.

Chuyên gia Best nói: “Cà phê đen không nhất thiết giúp cải thiện lượng đường trong m.áu, nhưng việc cắt giảm lượng đường và kem mà bạn đang cho vào cà phê là quan trọng. Bước đơn giản này có thể cắt giảm đáng kể mức tăng đột biến và mức cao tổng thể của lượng đường trong m.áu của bạn.

Đối với nhiều người, giảm một vài cân cũng có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và giảm chỉ số A1c của họ. Vì vậy, bằng cách cắt giảm lượng calo rỗng có trong đường và kem, bạn cũng có thể hỗ trợ đẩy lùi t.iền tiểu đường”.

3. Chọn nước có ga thay vì nước ngọt

Nó ngọc (soda) chứa nhiều calo và đường rỗng, và việc uống soda thường xuyên được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm cả bệnh tiểu đường.

Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống soda hằng ngày có thể tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2 lên đến 26%.

Chuyên gia Best nói: “Cắt bỏ soda là một trong những cách thay đổi lối sống dễ thực hiện nhất để đảo ngược chẩn đoán t.iền tiểu đường của bạn. Loại nước giải khát này chứa đầy đường và calo rỗng chỉ dẫn đến tăng đột biến lượng đường và tăng cân, cả hai đều góp phần gây ra t.iền tiểu đường.

Bằng cách thay thế soda bằng nước có ga hoặc nước có hương vị, bạn sẽ thực hiện một bước trong việc đảo ngược chẩn đoán t.iền tiểu đường của mình”.

4. Thêm giấm táo vào nước

Cùng với việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen tập thể dục, bạn có thể sử dụng giấm táo để giúp kiểm soát lượng đường trong m.áu trước khi ăn.

“Uống nước có cho thêm giấm táo vào trước khi ăn có thể giúp ổn định lượng đường trong m.áu sau khi ăn”, chuyên gia dinh dưỡng Andrea Memon nói.

“Một phân tích tổng hợp về tác động của việc tiêu thụ giấm đối với việc kiểm soát đường huyết ở người lớn mắc bệnh tiểu đường loại 2 cho thấy rằng tiêu thụ giấm dẫn đến lượng đường huyết lúc đói và lượng hemoglobin A1c tốt hơn đáng kể”.

5. Hạn chế tiêu thụ “rượu đường” (sugary alcohol)

Nếu bạn được chẩn đoán mắc t.iền tiểu đường, điều đó có nghĩa là lượng đường trong m.áu của bạn quá cao.

Do đó, bạn sẽ muốn cắt giảm lượng đường của mình càng nhiều càng tốt, bao gồm cả đồ uống bạn tiêu thụ.

“Cocktail và đồ uống hỗn hợp có thể chứa đầy đường, có nghĩa là một đêm đi chơi có thể gây ra tình trạng quá tải đường chỉ vì uống rượu”, Allison Gross, chuyên gia dinh dưỡng và là người sáng lập Phương pháp 4Q, cho biết, theo Eat This, Not That!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *