Mới đầu giờ sáng, 4 đầu máy tại Trạm Y tế phường Kim Giang, quận Thanh Xuân ( Hà Nội) đã liên tục đổ chuông.
“Người nhà nói bệnh nhân N.P.P. ở Hoàng Đạo Thành có dấu hiệu mệt mỏi, thở gắng sức. Chị Ngân kiểm tra giúp hồ sơ của bệnh nhân P.”, cán bộ trực số Hotline của trạm thông báo. Một cuộc gọi khác, người phụ nữ vừa tự test nhanh dương tính báo kết quả lên trạm và đề nghị được tư vấn nên điều trị tại nhà hay nhập viện, vì bản thân có bệnh nền cao huyết áp.
“Mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận hơn 100 cuộc gọi liên quan đến Covid-19. Có 4 đầu số chính cùng tiếp nhận thắc mắc của người dân là Hotline, số điện thoại bàn và số trạm trưởng, số của cán bộ chuyên trách dịch tễ nhưng có nhiều lúc vẫn không đủ đáp ứng. Có những hôm các cuộc gọi khai báo còn đến lúc hơn 1 giờ sáng”, bác sĩ Lê Thị Bích Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Kim Giang chia sẻ.
Áp lực càng tăng thêm với lực lượng y tế khi một số người dân thiếu sự thông cảm vì muốn nhu cầu của mình phải được xử lý luôn và ngay. Thậm chí có người còn có những lời lẽ xúc phạm, không tôn trọng trong khi cán bộ y tế phải ưu tiên xử lý các vấn đề cấp bách trước.
“Khối lượng công việc lớn cũng không khiến chúng tôi stress, mệt mỏi bằng việc phải đối mặt với các trường hợp như vậy. Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn phải động viên nhau cố gắng giữ thái độ bình tĩnh để tiếp tục hoàn thiện công việc hàng ngày, theo dõi và cập nhật được tình hình diễn biến sức khỏe của người bệnh “, BS Ngọc cho hay.
Bác sĩ Lê Thị Bích Ngọc, Trạm trưởng Trạm Y tế phường Kim Giang.
Theo BS Ngọc, người dân liên hệ đến trạm y tế chủ yếu là để thông báo kết quả xét nghiệm dương tính, nhờ tư vấn cách ly, điều trị, sử dụng thuốc, tình trạng sức khỏe khi đang cách ly tại nhà, các vấn đề về tiêm vaccine, thắc mắc phản ánh trên phần mềm tiêm chủng, cũng như vấn đề chế độ trợ cấp sau cách ly cùng các giấy tờ thủ tục liên quan.
Một nhân viên y tế gọi điện thông báo người dân đã có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2.
Trạm Y tế phường Kim Giang có 7 cán bộ y tế, trong đó có một bác sĩ, một cán bộ dịch tễ còn lại 5 cán bộ không chuyên trách về dịch. Tuy nhiên, 2 năm nay, vì khối lượng công việc quá lớn nên tất cả thành viên đều phải tham gia công tác chống dịch. Đặc biệt, khi Hà Nội áp dụng biện pháp điều trị F0 tại nhà, khối lượng công việc của lực lượng y tế cơ sở lại tăng lên đáng kể.
“F0 điều trị tại nhà sẽ có rất nhiều loại hồ sơ. Bên cạnh đó là việc quản lý giám sát tình trạng của các bệnh nhân; khâu cấp phát thuốc cũng mất nhiều thời gian. Nhất là với các F0 điều trị bằng Molnupiravir đòi hỏi nhiều thủ tục vì thuốc vẫn đang nằm trong chương trình của Sở”, BS Ngọc cho hay.
Không khí trong căn phòng rộng chưa tới 20 mét vuông “ nóng” dần lên theo nhịp độ làm việc hối hả của các y bác sĩ. Điều tra dịch tễ; khai thác thông tin từ các “F”; tư vấn cho người dân qua hotline; lấy mẫu xét nghiệm của các trường hợp nghi ngờ; xử lý hồ sơ; tiêm vaccine Covid-19; cấp phát thuốc, tư vấn tình hình sức khỏe, liên hệ phân tầng chuyển tuyến … danh sách các đầu việc trải dài khiến lực lượng y tế cơ sở thường xuyên trong tình trạng quá tải.
“Chúng tôi làm từ sáng đến đêm cũng không hết việc. Tối muộn về nhà, bệnh nhân có diễn biến xấu các cán bộ lại tiếp tục phải xử lý ngay trong đêm. Trạm đã cố gắng phân bổ công việc phù hợp để giúp các cán bộ có thời gian nghỉ tái tạo sức lao động tuy nhiên tất cả các nhân viên y tế luôn trong tình trạng quá tải”, BS Ngọc bộc bạch.
Nhận nhiệm vụ báo cáo dịch tễ hàng ngày và giám sát tình trạng sức khỏe của các F0 điều trị tại nhà, y sĩ Nguyễn Thị Thúy Ngân, cán bộ chuyên trách dịch tễ, gần như không rời khỏi màn hình máy tính xuyên suốt giờ làm việc. Bên cạnh đó còn phải thực hiện rất nhiều thủ tục hành chính để bệnh nhân có các giấy tờ thủ tục theo quy định.
Y sĩ Nguyễn Thị Thúy Ngân, cán bộ chuyên trách dịch tễ theo dõi tình trạng sức khỏe của F0 điều trị tại nhà
Hiện tại, phường Kim Giang đang có hơn 200 F0 điều trị tại nhà. Với diễn biến dịch tại Hà Nội đang rất phức tạp, mỗi ngày con số này lại tăng thêm 20 – 40 ca.
Tất cả các F0 điều trị tại nhà đều được cán bộ y tế phường giám sát thông qua hệ thống phần mềm. Định kì 2 lần mỗi ngày, F0 sẽ cập nhật tình trạng sức khỏe của mình vào hệ thống . Dữ liệu này sẽ được xử lý tự động để phân tầng bệnh nhân theo các cấp độ từ nhẹ đến nặng: xanh – vàng – cam – đỏ . Qua, đó, các y bác sĩ có phương án theo dõi, hỗ trợ F0.
“Các trường hợp từ màu vàng trở lên chúng tôi cần theo dõi rất sát. Nếu phát hiện dấu hiệu chuyển nặng, chúng tôi sẽ ngay lập tức gọi điện cho bệnh nhân để nắm bắt tình hình. Trong trường hợp tình trạng sức khỏe bệnh nhân diễn biến xấu sẽ ngay lập tức xuống tận nơi hỗ trợ, đồng thời báo xe cấp cứu để kịp thời đưa F0 chuyển viện. Điều quan trọng là phải phát hiện và xử lý thật kịp thời, bởi bệnh nhân Covid-19, đặc biệt là người cao t.uổi, người có bệnh nền một khi chuyển nặng sẽ diễn biến rất nhanh”, chị Ngân cho hay.
Gối oxy và bình oxy sẵn sàng để cấp cứu các F0 tại nhà chuyển nặng.
Hơn 10 trường hợp điều trị tại nhà chuyển biến nặng đã được cán bộ Trạm Y tế phường Kim Giang chuyển tầng cấp cứu kịp thời. Chỉ cách đây một tuần, một bệnh nhân nam đã lớn t.uổi ở Hoàng Đạo Thành vừa được xác định dương tính SARS-CoV-2 vào buổi sáng thì đến trưa đã chuyển nặng.
Chị Ngân nhớ lại: “Người nhà bệnh nhân gọi thông báo gia đình có F0 có biểu hiện khó thở, tức ngực gọi hỏi đáp ứng chậm, không đi lại được. Thời điểm chúng tôi đến nơi đ.ánh giá tình trạng bệnh nhân, đo chỉ số SpO2 thì chỉ còn 92%, cho bệnh nhân thở oxy không ổn nên đã làm thủ tục chuyển viện luôn. Trong quá trình chờ nhập viện, chúng tôi luôn phải theo dõi sát diễn biến của bệnh nhân. May mắn là sau khi vào điều trị tại bệnh viện tầng 2, tình trạng sức khỏe của ông đã tiến triển hơn”.
Xét nghiệm sàng lọc cho các trường hợp nghi ngờ.
Nhiều tháng qua các y bác sĩ thường chỉ rời trạm khi trời đã tối. Lịch làm việc dày đặc khiến cuộc sống gia đình của các chị em có nhiều sự xáo trộn. Người thì phải nhờ chồng cáng đáng giúp việc nhà, người phải gửi con về nhà ông bà vì không có thời gian chăm nom.
“Nói thật ở đây chưa ai sắm được cái gì cho ngày Tết, bởi công việc cứ cuốn theo từng ngày. Giờ tiếp nhận thông tin xong lại vào danh sách, rồi tư vấn máy bàn, máy cá nhân cứ liên tục như vậy thôi. Chúng tôi thật sự mong dịch bệnh được kiểm soát, ý thức của người dân được nâng lên để chúng ta trở lại trạng thái bình thường mới. Nhiều hôm cần lắm một giấc ngủ sâu để lấy lại sức tiếp tục chiến đấu”, nữ điều dưỡng với đôi mắt trũng sâu chia sẻ.
Tự test nhanh thế nào để kết quả chính xác?
Các chuyên gia cho rằng người dân trước khi tự test nhanh cần được tập huấn kỹ cách lấy mẫu, thực hiện thao tác đúng hướng dẫn trên bộ test, quẹt que đủ độ sâu, thời gian quẹt đảm bảo 5-10 giây.
Tại cuộc họp với Sở chỉ huy phòng chống Covid-19 Hà Nội sáng 4/8, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng Hà Nội cần triển khai ngay việc hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh để lực lượng y tế chi viện cho các khu phong tỏa, cách ly, điều trị, tiếp nhận F0.
Chia sẻ với VnExpress trong buổi phỏng vấn trực tuyến tối 4/8, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, TP HCM, cho biết kỹ thuật lấy mẫu test nhanh thế nào cho chuẩn xác, các hãng sản xuất đều có hướng dẫn cụ thể ghi trên bộ kit test. Người dùng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thực hiện đúng theo như vậy sẽ đem lại kết quả tối ưu.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm Khuẩn – thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết bộ kit test gồm que lấy mẫu, dụng cụ đựng, mẫu dịch thử.
Trên que lấy mẫu, bạn sẽ thấy có một khấc màu đỏ. Đưa que lấy mẫu vào mũi đủ sâu tức là bạn cần đưa qua khấc này. Bạn ngửa cổ ra, đưa que vào mũi một cách từ từ, khi đụng đến vùng tỵ hầu thì xoay nhẹ một lúc, rồi kéo ra một cách nhẹ nhàng, vậy là xong. Cho que lấy mẫu vào dụng cụ theo hướng dẫn, sau đó nhỏ giọt mẫu dịch mũi vào bộ kit test nhanh, kết quả hiện “hai vạch”, tức là dấu hiệu dương tính.
Nếu test nhanh âm tính, có 4 khả năng. Thứ nhất là bạn không mắc Covid-19, thứ hai là cơ thể đang ủ bệnh. Thứ ba là có thể bạn mới mắc bệnh nên tải lượng virus còn thấp, test nhanh không tìm thấy. Thứ 4 là bạn đã bị mắc bệnh trước đó nhưng không biết, hiện cơ thể sắp hết virus nên tải lượng virus thấp, test nhanh không tìm thấy.
“Vì vậy, khi test nhanh âm tính vẫn chưa chắc mình an toàn, ba ngày sau cần làm lại. Nếu 15 ngày sau vẫn cho kết quả âm tính thì tương đối an toàn, bạn cần thực hiện tốt biện pháp 5K để phòng tránh Covid-19”, bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Bác sĩ Tiến nhắc nhở điều quan trọng nhất cần lưu ý là khi dùng que lấy dịch bệnh phẩm, que phải đưa đủ sâu, vùng đầu của que đụng vào tỵ hầu và quẹt đủ 10 giây. Nếu chỉ quẹt khoảng 2-3 giây thì có thể kết quả sẽ ra sai.
Trong gia đình nếu người già không tự lấy được mẫu thì người khác có thể hỗ trợ. Người lấy mẫu cần đeo khẩu trang N95 là tốt nhất, đeo kính chống giọt b.ắn, đeo găng tay, rửa tay khử khuẩn trước và sau khi thực hiện lấy mẫu.
Các bác sĩ khuyến cáo test nhanh dương tính thì không chắc chắn đã mắc Covid-19 , cần bình tĩnh xử trí phù hợp. Với một người có tiếp xúc dịch tễ hoặc có triệu chứng, kết quả test nhanh dương tính nCoV thì khả năng xét nghiệm bằng kỹ thuật RT-PCR sẽ dương tính. Tuy nhiên, có những trường hợp test nhanh dương nhưng PCR âm tính. Vậy nên, về nguyên tắc, người dân test nhanh tại nhà, khi có kết quả cần tham khảo thêm ý kiến chuyên gia y tế để có hướng giải quyết thích hợp.
Trong thời gian đó, bạn nên tự cách ly tại nhà, cách ly thành viên còn lại, thường xuyên theo dõi dấu hiệu bản thân như sốt, cần có cặp nhiệt độ đo từ 2- 3 lần để xem mình có sốt không, kẹp ở nách nếu 38,5 độ là sốt. Trường hợp bạn triệu chứng thông thường như sốt, ho, mất khứu giác, vị giác, mệt mỏi… cần nhanh chóng thông báo đến nhân viên y tế theo quy trình và cần có hệ thống y tế phường xã, quận huyện tuyến tỉnh thành phố để hỗ trợ có tổ chức, đ.ánh giá, không để dịch lây lan ra cộng đồng.
Một chuyên gia Bộ Y tế cho biết, trong trường hợp khi Hà Nội có kế hoạch triển khai cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh, Cục Y tế dự phòng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể để người dân thực hiện .
Lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội cũng cho rằng người dân tự xét nghiệm nhanh cần phải được hướng dẫn cụ thể, tập huấn kỹ càng, đầy đủ, để việc lấy mẫu hiệu quả. Các chuyên gia đ.ánh giá, nếu người dân tự test kết quả âm tính sẽ dẫn đến mất cảnh giác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. Trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Test nhanh kháng nguyên tại cộng đồng. Ảnh: Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM.
Việc thí điểm cho người dân tự test nhanh Covid-19 đã từng được áp dụng ở Bắc Giang, sau đó là TP HCM, nhằm ứng phó tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Cuối tháng 5, Bắc Giang là địa phương đầu tiên cả nước thí điểm hướng dẫn người dân trong khu cách ly tập trung tự lấy mẫu test nhanh cho nhau, nhằm giải quyết bài toán do thiếu hụt về nhân lực y tế. Giáo sư Lê Thị Quỳnh Mai ngày 27/5, chia sẻ phương thức test nhanh nếu thực hiện chuẩn, đầy đủ các bước theo hướng dẫn, kết quả có độ chính xác 70-75% chỉ sau 15 phút kể từ thời điểm lấy mẫu.
Tại TP HCM, ngày 20/7, khoảng 100 người dân chung cư phường Thảo Điền, TP Thủ Đức, tự lấy mẫu thực hiện test nhanh nCoV. Nếu hiệu quả, cách làm này sẽ triển khai rộng rãi trên toàn TP Thủ Đức. Người dân sẽ được nhân viên y tế cung cấp kit test nhanh tự thực hiện tại nhà.
Test nhanh kháng nguyên là xét nghiệm chẩn đoán nhanh phát hiện sự hiện diện kháng nguyên virus Covid-19 có trong mẫu dịch đường hô hấp. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, có kết quả chỉ sau 15-30 phút, cho phép nhanh chóng phát hiện người nhiễm bệnh. Những trường hợp có kết quả dương tính được cách ly riêng ngay và xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR.
Test nhanh kháng nguyên có thể sử dụng ở ngoài phòng xét nghiệm, nhưng khả năng chính xác không bằng phương pháp RT-PCR. Ngược lại, RT-PCR độ chính xác rất cao, là kết quả khẳng định, nhưng cần 4 đến 6 giờ mới có kết quả. Phương pháp test nhanh không phải là xét nghiệm khẳng định nhưng góp phần hỗ trợ nhanh trong việc giám sát, phát hiện trường hợp nghi ngờ.