Trước việc một số địa phương yêu cầu người dân tự test nhanh mới được tiêm vaccine COVID-19, chuyên gia y tế cho rằng hoàn toàn không cần thiết.
Theo Thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh, giảng viên Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), quy trình tiêm chủng vaccine COVID-19 do Bộ Y tế ban hành, không có quy định phải test nhanh kháng nguyên trước tiêm.
“Ngay ở khâu sàng lọc trước tiêm, nhân viên y tế sẽ hỏi triệu chứng chủ yếu gợi ý về nhiễm siêu vi. Nếu có, người ta có thể cho người này xét nghiệm. Nhưng việc xét nghiệm đại trà là hoàn toàn không cần thiết”.
Khám sàng lọc trước tiêm cho lực lượng tuyến đầu tiêm mũi 3 tại TP.HCM.
Theo bác sĩ Vân Anh, việc test nhanh trước tiêm gây ra 2 tác động rõ ràng là tốn kém và tốn thời gian. Truy tìm F0 trước tiêm làm phát sinh thêm 1 bước so với quy trình chuẩn. Bên cạnh đó, gây tốn kém t.iền cho người dân khi mua test hoặc chi phí của cơ sở y tế.
“Thời gian tới dịch COVID-19 diễn tiến như thế nào, chúng ta chưa thể biết trước. Do đó, vẫn phải để dành nguồn lực và chi phí dự trù cho công tác y tế nếu dịch bùng phát”, bác sĩ Vân Anh phân tích.
Trong khi đó, PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên, Trưởng đơn vị điều trị COVID-19, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM rất bất ngờ với quy định trên. Ông cho rằng, một số cơ sở ở TP.HCM từng xảy ra tình trạng này và đã khắc phục.
“Test nhanh trước tiêm khiến người dân phải chờ đợi và tập trung đông ở điểm xét nghiệm. Như vậy không đảm bảo 5K. Hơn nữa, nếu âm tính tại thời điểm đó cũng không đảm bảo được 2-3 ngày sau người ta không dương tính do tụ tập hay tiếp xúc.
Việc này vừa mất thời gian vừa lãng phí”, bác sĩ Nguyên khẳng định.
Ông lấy ví dụ, quận 11 là một trong những địa phương tiêm vaccine cộng đồng nhanh nhất, số lượng cao nhất vì người dân chỉ đến và tiêm, không test nhanh, không phải chờ đợi.
Một số ý kiến cho rằng, địa phương đưa ra quy định test nhanh trước tiên vì lo ngại có F0 hoặc tiêm nhầm cho F0 đang mắc bệnh. Các bác sĩ cho rằng, ngay cả khi tiêm trúng người đang nhiễm virus SARS-CoV-2 cũng không gây hại.
“Chỉ đơn giản là chúng ta tốn thêm một mũi vaccine, không có hại gì cho người tiêm”, bác sĩ Nguyên chia sẻ.
Bác sĩ Đỗ Cao Vân Anh chia sẻ thêm, hiện Bộ Y tế đã cho phép F0 vừa âm tính có thể tiêm ngay sau khi âm tính, trong khi trước đây phải chờ 6 tháng. Lý do, vì kháng thể SARS-CoV-2 tạo ra không bền vững nên người bệnh cần phải bổ sung bằng mũi vaccine tiếp theo.
Bộ Y tế cho phép F0 vừa hoàn thành điều trị được tiêm ngay liều vaccine tiếp theo.
Theo bác sĩ Vân Anh, quy định thời gian 6 tháng đưa ra, một phần có lý do thời điểm. Ở giai đoạn đầu, Việt Nam còn khan hiếm vaccine, vì vậy phải kéo dài thời gian để ưu tiên vaccine cho những đối tượng cần được bảo vệ cao nhất (lực lượng tuyến đầu, người bệnh nền, người lớn t.uổi…).
Tình hình vaccine tại nước ta hiện nay đã ổn hơn. Bên cạnh đó, một số quốc gia đã cho phép F0 khỏi bệnh sau 1 tháng có thể tiêm mũi tiếp theo. Sự thay đổi này liên quan đến những nghiên cứu lâm sàng bổ sung của vaccine COVID-19.
Thông thường, từ khi nghiên cứu một vaccine từ phòng lab đến khi sử dụng cho cộng đồng phải mất khoảng 10 năm. Trong 10 năm, rất nhiều thực nghiệm lâm sàng được thực hiện cho nhiều nhóm t.uổi, nhóm đối tượng. Các nhà khoa học sẽ phân tích để đưa ra khuyến cáo về độ t.uổi, khoảng cách giữa các liều vaccine, liều cơ bản
“Thế nhưng, vaccine COVID-19 chỉ có 1 năm. Người ta vừa phải nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng bổ sung, vừa tiêm cho cộng đồng. Các khuyến cáo được cập nhật liên tục để phù hợp với kết quả nghiên cứu và đáp ứng tình hình dịch”, thạc sĩ Vân Anh phân tích.
Trước đó, nhiều người dân thị xã Hoài Nhơn, Bình Định nhận thông báo tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cần test nhanh trước tiêm. Tại trạm y tế phường, việc thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 có giá 100.000 đồng/mẫu gộp 2 người.
Sáng 31/12, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho biết Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ đạo khẩn, yêu cầu UBND thị xã Hoài Nhơn dừng ngay việc “vận động” người dân thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trước khi tiêm vaccine COVID-19.
Vào tháng 8/2021, một số bệnh viện tại TP.HCM cũng yêu cầu người dân test nhanh trước tiêm vaccine COVID-19. Đại diện Sở Y tế TP khẳng định, đây là yêu cầu không bắt buộc.
Viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 hiếm gặp ở người trẻ t.uổi, đa số nhẹ
Người trẻ ở độ t.uổi dưới 21 nghi ngờ viêm cơ tim sau tiêm vaccine COVID-19 thường có triệu chứng nhẹ và được cải thiện một cách nhanh chóng, theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Mỹ.
Viêm cơ tim do vaccine ở người trẻ thường có triệu chứng nhẹ và nhanh chóng phục hồi
Vào tháng 6 năm nay, Ủy ban Cố vấn về Thực hành Tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã báo cáo về mối liên hệ có khả năng xảy ra giữa tiêm vaccine mRNA COVID-19 và bệnh viêm cơ tim, đặc biệt ở những người dưới 39 t.uổi. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho biết, các trường hợp viêm cơ tim liên quan đến vaccine COVID-19 rất hiếm gặp và hầu hết là nhẹ.
Tiến sĩ M. Lloyd-Jones, Chủ tịch Hiệp hội Tim mạch Mỹ, cho biết: “Dữ liệu tiếp tục chỉ ra rằng lợi ích của việc tiêm chủng COVID-19 mang lại 91% hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến chứng của nhiễm COVID-19 nặng bao gồm cả nhập viện và t.ử v.ong – vượt xa nguy cơ rất hiếm gặp của các biến cố ngoại ý, bao gồm cả viêm cơ tim”.
Hầu hết các trường hợp nghi ngờ viêm cơ tim liên quan đến vaccine COVID-19 ở những người dưới 21 t.uổi là nhẹ và phục hồi nhanh chóng.
Nghiên cứu trước đây cho thấy tác dụng phụ hiếm gặp này có liên quan đến một số loại vaccine khác, đáng chú ý nhất là vaccine đậu mùa. Tác giả cao cấp của nghiên cứu GS. TS. Jane W. Newburger, Phó chủ tịch Khoa Tim mạch tại Bệnh viện Nhi Boston cho biết: “Mặc dù dữ liệu hiện tại về các triệu chứng, mức độ nghiêm trọng của ca bệnh và kết quả ngắn hạn còn hạn chế, nhưng những dữ liệu này cho thấy rằng hầu hết các trường hợp nghi ngờ viêm cơ tim liên quan đến vaccine COVID-19 ở những người dưới 21 t.uổi là nhẹ và phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, chúng tôi đang chờ các nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về kết quả lâu dài của những bệnh nhân đã từng bị viêm cơ tim liên quan đến tiêm chủng COVID-19”.
Viêm cơ tim là một tình trạng hiếm gặp, thường là kết quả của n.hiễm t.rùng và/hoặc viêm do virus gây ra.
Sử dụng dữ liệu từ 26 trung tâm y tế nhi khoa trên khắp nước Mỹ và Canada, từ hồ sơ y tế của những bệnh nhân dưới 21 t.uổi có các triệu chứng, kết quả xét nghiệm hoặc phát hiện hình ảnh cho thấy, viêm cơ tim trong vòng một tháng sau khi tiêm vaccine COVID-19, trước ngày 4/7/2021.
Các trường hợp nghi ngờ viêm cơ tim liên quan đến vaccine được phân loại là “có thể xảy ra” hoặc “đã xác nhận” bằng cách sử dụng các định nghĩa của CDC Mỹ. Trong số 139 thanh thiếu niên và thanh niên, từ 12 đến 20 t.uổi, các nhà nghiên cứu đã xác định và đ.ánh giá:
– Hầu hết bệnh nhân là người da trắng (66,2%), 9/10 (90,6%) là nam giới và độ t.uổi trung bình là 15,8 t.uổi.
– Gần như mọi trường hợp (97,8%) đều theo dõi vaccine mRNA và 91,4% xảy ra sau liều vaccine thứ hai.
– Khởi phát các triệu chứng xảy ra trung bình 2 ngày sau khi tiêm vaccine.
– Đau ngực là triệu chứng phổ biến nhất (99,3%); lần lượt sốt và khó thở xảy ra ở 30,9% và 27,3% bệnh nhân.
– Khoảng 1/5 bệnh nhân (18,7%) cần chăm sóc đặc biệt, nhưng không có trường hợp t.ử v.ong. Hầu hết các bệnh nhân đều nằm viện trong hai hoặc ba ngày.
– Hơn 3/4 (77,3%) bệnh nhân được chụp MRI tim cho thấy bằng chứng về tình trạng viêm hoặc tổn thương cơ tim.
– Gần 18,7% có ít nhất giảm nhẹ chức năng thất trái (bóp của tim) lúc xuất hiện, nhưng chức năng tim đã trở lại bình thường ở tất cả những người quay lại tái khám.
Vaccine COVID-19 hiệu quả trong việc ngăn ngừa các biến chứng của nhiễm COVID-19, vượt xa nguy cơ rất hiếm gặp của các biến cố ngoại ý, bao gồm cả viêm cơ tim.
V accine COVID-19 an toàn và hiệu quả cao
Các nhà khoa học cho biết, các nghiên cứu trong tương lai nên theo dõi những bệnh nhân bị viêm cơ tim do vaccine trong thời gian dài hơn, vì nghiên cứu này chỉ kiểm tra diễn biến tức thời của bệnh nhân và thiếu dữ liệu theo dõi. Điều quan trọng là các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và công chúng phải có thông tin về các dấu hiệu, triệu chứng ban đầu và thời gian phục hồi của bệnh viêm cơ tim, đặc biệt là khi các loại vaccine này được phổ biến rộng rãi hơn cho t.rẻ e.m.
Các nghiên cứu để xác định kết quả lâu dài ở những người đã bị viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine COVID-19 cũng đã được lên kế hoạch.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, chuyên gia chăm sóc sức khỏe nên xem xét tình trạng viêm cơ tim ở những người có biểu hiện đau ngực sau khi tiêm vaccine COVID-19, đặc biệt là ở các b.é t.rai và nam thanh niên trong tuần đầu tiên sau khi tiêm mũi vaccine thứ hai.
Những phát hiện này cũng ủng hộ quan điểm của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ rằng, vaccine COVID-19 là an toàn, hiệu quả cao, bảo vệ gia đình và cộng đồng của chúng ta chống lại COVID-19 và giúp chấm dứt đại dịch.