Nghiên cứu mới cho thấy bổ sung hoóc môn nữ ở phụ nữ mãn kinh trong liệu pháp hoóc môn giúp giảm nguy cơ t.ử v.ong do Covid-19 ở phụ nữ, theo trang web y tế của Mỹ WebMD.
Trong quá trình đại dịch, phụ nữ dường như ít có nguy cơ nhiễm Covid-19 nghiêm trọng hơn nam giới. Do đó, người ta cho rằng estrogen có thể có vai trò trong sự khác biệt về giới tính này.
Để khám phá thêm điều này, các nhà nghiên cứu đã so sánh tác động tiềm năng của việc tăng cường và giảm mức độ estrogen đối với mức độ nghiêm trọng của nhiễm Covid-19.
Nghiên cứu mới cho thấy bổ sung hoóc môn nữ ở phụ nữ mãn kinh trong liệu pháp hoóc môn giúp giảm nguy cơ t.ử v.ong do Covid-19 ở phụ nữ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu, do tiến sĩ Malin Sund và các đồng nghiệp từ Khoa Y Đại học Ume (Thụy Điển), thực hiện, được công bố ngày 14.2 trên tạp chí y khoa BMJ Open.
Nghiên cứu bao gồm 14.685 bệnh nhân Covid-19 nữ từ 50 – 80 t.uổi tham gia. Trong đó, có 2,535 người (17,3%) được bổ sung hoóc môn nữ estrogen, 11,923 người (81,2%) có mức estrogen bình thường, và 227 người (1,5%) người có mức estrogen thấp.
Kết quả cho thấy nhóm được bổ sung estrogen trong liệu pháp hoóc môn, sau khi điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng, đã giảm được khoảng 53% nguy cơ t.ử v.ong do Covid-19, theo WebMD.
Khoảng 70% bệnh nhân Covid-19 cần nằm phòng chăm sóc đặc biệt là nam giới. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nhà khoa học cho biết, nghiên cứu này cho thấy mối liên quan giữa nồng độ hoóc môn nữ estrogen và t.ử v.ong do Covid-19.
Nhưng nhà nghiên cứu, bác sĩ Anne-Marie Fors Connolly từ Đại học Ume, cho biết đây là nghiên cứu “quan sát”, có nghĩa là kết quả cần được kiểm tra lại trước khi có thể áp dụng biện pháp này để điều trị Covid-19.
Phải chăng đây là “vũ khí” giúp phụ nữ c.hết vì Covid-19 ít hơn nam giới?
Bác sĩ Connolly cho biết, theo số liệu gần đây của Cơ quan Y tế Công cộng Thụy Điển, trong số 16.501 người đã c.hết vì Covid-19 kể từ khi bắt đầu đại dịch có khoảng 45% là phụ nữ và 55% là nam giới.
Với khoảng 70% bệnh nhân Covid-19 cần nằm phòng chăm sóc đặc biệt là nam giới, theo WebMD.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Như vậy, các loại thuốc làm tăng nồng độ estrogen có thể có hiệu quả trong việc giúp giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19 ở phụ nữ sau mãn kinh, nhưng họ nhấn mạnh rằng cần có nghiên cứu thêm để xác nhận điều này”.
Triệu chứng khác nhau giữa sốt xuất huyết và Covid-19
Virus gây sốt xuất huyết và Covid-19 có thể khiến người bệnh gặp các triệu chứng tương tự ở giai đoạn đầu như sốt, đau đầu.
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm chủ yếu lây truyền qua các giọt b.ắn nhỏ tạo ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc thở. Trong khi đó, sốt xuất huyết là bệnh nhiệt đới thường xảy ra khi chuyển mùa.
Khởi phát ban đầu của cả hai bệnh đều có các triệu chứng giống nhau. Hai bệnh này đều do virus gây ra và có một số dấu hiệu phổ biến, bao gồm sốt, ớn lạnh, ho, cảm lạnh, đau họng, đau nhức cơ thể và suy nhược dữ dội. Do đó, ban đầu, bạn có thể nhầm lẫn giữa 2 bệnh này.
Cách virus lây lan
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ , cả sốt xuất huyết và Covid-19 đều có thể có những triệu chứng nhẹ, tự khỏi và bệnh nhân có thể tự phục hồi tại nhà. Tuy nhiên, chúng cũng có thể diễn biến nghiêm trọng, khiến bệnh nhân t.ử v.ong.
Bệnh sốt xuất huyết do một trong 4 loại virus liên quan gây ra là virus Dengue 1, 2, 3 và 4. Vì vậy, một người có thể bị nhiễm virus Dengue nhiều lần trong đời. Virus sốt xuất huyết lây sang người qua vết đốt của muỗi nhiễm bệnh, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti.
Trong khi đó, Covid-19 là bệnh đường hô hấp do SARS-CoV-2 gây ra. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa phát hiện liệu các kháng thể được tạo ra từ n.hiễm t.rùng SARS-CoV-2 có thể bảo vệ chống lại bệnh hay không. Virus gây bệnh Covid-19 lây lan chủ yếu qua các giọt b.ắn đường hô hấp được tạo ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
Cả hai bệnh không liên quan t.uổi tác. Bất kỳ ai ở mọi lứa t.uổi đều có thể bị mắc Covid-19 hoặc sốt xuất huyết. Bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính tiềm ẩn khác nhau như tim, bệnh thận hoặc tiểu đường có nhiều nguy cơ bị biến chứng hơn.
Bệnh sốt xuất huyết không lây trực tiếp từ người này sang người khác. Trong khi đó, virus gây Covid-19 rất dễ lây lan, nếu các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, khử trùng, giãn cách, không được thực hiện.
Sốt xuất huyết được coi là có nguy cơ cao hơn đối với những người sống ở các khu vực nhiệt đới. Covid-19 có thể tấn công con người bất cứ địa điểm nào.
Virus sốt xuất huyết do muỗi lây lan trong khi SARS-CoV-2 lây qua giọt b.ắn khi nói, ho, hắt hơi. Ảnh: IndiaTimes .
Phân biệt triệu chứng
Theo India Times, Covid-19 có thể xuất hiện các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt cao, ớn lạnh, ho, cảm lạnh, đau họng, khó thở, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi và suy nhược dữ dội. Các triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết bao gồm sốt rất cao, đau đầu dữ dội, đau khớp và cơ bắp.
Thời gian ủ bệnh của Covid-19 có thể kéo dài đến 14 ngày, trung bình là 4-5 ngày kể từ khi tiếp xúc virus. Trong khi đó, sốt xuất huyết có thời gian khởi phát lâu hơn và thậm chí xuất hiện muộn nhất là 22-25 ngày sau khi tiếp xúc virus.
Một trong những triệu chứng ban đầu của sốt xuất huyết là suy nhược và đau đầu. Hầu hết bệnh nhân sốt xuất huyết đều gặp các triệu chứng về đường tiêu hóa là buồn nôn và tiêu chảy.
Nếu bạn đang có các triệu chứng như khó thở, đau ngực và khó thở, mất vị giác và khứu giác, đó không phải là bệnh sốt xuất huyết. Các triệu chứng này có liên quan Covid-19.
Vì Covid-19 là bệnh về đường hô hấp, một số triệu chứng như viêm và kích ứng cổ họng, thay đổi giọng nói và ho có thể xuất hiện. Các triệu chứng này không phổ biến ở bệnh nhân sốt xuất huyết.
Người bệnh sốt xuất huyết cũng có thể xuất hiện các nốt mẩn đỏ trên cơ thể, từ cánh tay đến mặt. Trong khi đó, các nốt này không có ở bệnh nhân Covid-19.
Đặc biệt, nếu nhiều thành viên trong gia đình bạn đều có các triệu chứng tương tự, khả năng cao đó là Covid-19 vì nó rất dễ lây, trong khi sốt xuất huyết không lây qua đường hô hấp.
Ngoài ra, Covid-19 về bản chất nghiêm trọng và phức tạp hơn nhiều, có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng.
Ở người bệnh sốt xuất huyết, các dấu hiệu cảnh báo biến chứng nặng bao gồm: Đau bụng; nôn (ít nhất 3 lần trong 24 giờ); c.hảy m.áu mũi hoặc nướu; nôn ra m.áu; cảm thấy rất mệt, bồn chồn hoặc cáu kỉnh.
Trong khi đó, các dấu hiệu chuyển nặng ở bệnh nhân Covid-19 bao gồm: Khó thở; đau dai dẳng hoặc tức ngực; nhầm lẫn, không tỉnh táo; da, môi hoặc móng tay màu nhợt nhạt.
Sốt là triệu chứng phổ biến ở cả người mắc Covid-19 và sốt xuất huyết. Ảnh: Asianetnews.
Làm gì khi bị sốt nghi do Covid-19 hoặc sốt xuất huyết?
Bất kể lý do gây sốt là gì, bạn có thể điều trị tại nhà trước. Bạn không cần nhập viện nếu có các triệu chứng nhẹ của sốt xuất huyết hoặc Covid-19.
Thông thường, các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết bắt đầu sau 5-6 ngày kể từ khi bị sốt. Covid-19 cũng có thể có biến chứng sau 3-4 ngày bị sốt.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp và thời tiết giao mùa, việc đồng nhiễm (tức là mắc cả Covid-19 và sốt xuất huyết) là yếu tố nguy cơ cao. Chúng còn có thể kéo dài thời gian hồi phục và gây ra nhiều biến chứng cho người bệnh.
Dưới đây là một số cách để ngăn ngừa nguy cơ đồng nhiễm và bảo vệ bạn an toàn:
– Tiếp tục tuân theo các biện pháp phòng Covid-19 phù hợp, bao gồm đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và tránh những nơi đông người.
– Không sử dụng nước tại các nguồn có thể dẫn đến ô nhiễm và là nơi sinh sản của muỗi.
– Sử dụng thuốc chống muỗi và mặc quần áo kín.
– Thực hiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh để tăng cường khả năng miễn dịch, bảo vệ sức khỏe.
Khu vực nào có nguy cơ lây lan virus khi nới lỏng giãn cách?Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, để sống chung an toàn với Covid-19 thời gian tới, người dân sẽ cần lưu ý về độ bao phủ vaccine tại những nơi mình đi đến.