Việc siêu biến thể Omicron xuất hiện ở Việt Nam dấy lên lo ngại về một làn sóng Covid-19 mới, trong bối cảnh tình hình dịch ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội đang rất nóng.
Trưa 28/12, Bộ Y tế công bố ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên tại Việt Nam. Đây là hành khách trên chuyến bay QH9028 từ Anh Quốc về Việt Nam. Đáng chú ý, theo điều tra có 165 người đi cùng chuyến bay với bệnh nhân này, trong đó chủ yếu là người ở Hà Nội và 3 địa phương khác.
Sáng 31/12, Quảng Nam tiếp tục phát hiện 14 trường hợp nhập cảnh dương tính biến thể Omicron.
Việt Nam đã ghi nhận các trường hợp nhập cảnh nhiễm Omicron đầu tiên (Ảnh minh họa: Đỗ Linh).
Các mẫu dương tính với SARS-CoV-2 biến thể Omicron là những trường hợp đi trên 4 chuyến bay, trong đó có một chuyến bay từ Mỹ và 3 chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam và hiện đang cách ly tại các khách sạn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Việc siêu biến thể Omicron xuất hiện ở Việt Nam dấy lên lo ngại về một làn sóng Covid-19 mới trong bối cảnh tình hình dịch ở nhiều địa phương, đặc biệt là Hà Nội đang rất nóng.
Trả lời trong cuộc phỏng vấn với Dân trí, TS Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, đã chỉ ra 5 “công cụ” then chốt để Việt Nam có thể kiểm soát Omicron. Qua đó, Việt Nam có thể ngăn ngừa việc vượt qua “ranh giới đỏ” và bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương.
Việt Nam có thể ghi nhận thêm các ca nhiễm Omicron
PV: Từ những dữ liệu đã thu thập được, WHO đ.ánh giá thế nào về sự nguy hiểm của biến thể Omicron?
TS Kidong Park: Omicron (B.1.1.529) đã được chỉ định là một biến thể đáng quan ngại (VOC) vì nó có số lượng đột biến cao và thông tin ban đầu cho thấy nó dễ lây truyền hơn các biến thể đáng quan ngại khác, bao gồm cả Delta.
Hiện tại, WHO đang làm việc cùng với các đối tác để hiểu rõ hơn về Omicron, bao gồm khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và tác động của biến thể này.
TS Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam (Ảnh: WHO).
Cho đến nay, không có thông tin nào cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn hay có ảnh hưởng đến hiệu quả của vaccine trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng hoặc ảnh hưởng đến khả năng chẩn đoán.
Dữ liệu sơ bộ cho thấy Omicron có thể làm tăng nguy cơ tái nhiễm, ngay cả ở những người đã được tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19.
Vừa qua, Việt nam đã ghi nhận những trường hợp nhiễm biến thể Omicron đầu tiên. WHO đ.ánh giá thế nào về nguy cơ mà Việt Nam sẽ phải đối mặt?
Theo chúng tôi, Việt Nam có thể sẽ ghi nhận thêm trường hợp nhiễm Omicron khác trong những ngày tới.
Tính đến ngày 27 tháng 12 năm 2021, Omicron đã được phát hiện ở 124 quốc gia tại 6 khu vực của WHO.
Tuy nhiên, nguy cơ hiện tại mà Việt Nam phải đối mặt là sự gia tăng số trường hợp mắc mới và t.ử v.ong kể từ cuối tháng 10 năm 2021. Việt Nam cần ngăn chặn sự gia tăng này càng nhanh càng tốt.
5 công cụ kiểm soát để Omicron không vượt qua “ranh giới đỏ”
Sử dụng hệ thống phát hiện sớm và đáp ứng có mục tiêu là một trong các công cụ để kiểm soát Omicron (Ảnh minh họa).
Thông tin ban đầu cho thấy chủng Omicron có khả năng lây lan mạnh hơn cả biến thể Delta. Trong bối cảnh hiện tại, Việt Nam cần làm gì để kiểm soát sự lây nhiễm của biến thể Omicron, tránh tình trạng quá tải hệ thống y tế?
Các khuyến cáo của WHO để kiểm soát sự lây lan của virus SARS-CoV-2, trong đó bao gồm biến thể Delta vẫn còn nguyên giá trị và có thể áp dụng cho Omicron.
WHO khuyến cáo 5 công cụ then chốt tới các quốc gia nhằm ngăn ngừa việc vượt qua “ranh giới đỏ” (là khi hệ thống y tế bị quá tải) và bảo vệ các nhóm dân số dễ bị tổn thương:
Tăng cường tiêm phòng vaccine Covid-19;Tùy chỉnh các biện pháp xã hội và y tế công cộng;Tăng cường các lộ trình chăm sóc sức khỏe; (áp dụng điều trị tại nhà cho các trường hợp mắc bệnh nhẹ cùng với thiết lập hệ thống chuyển tuyến phù hợp).Sử dụng hệ thống phát hiện sớm và đáp ứng có mục tiêu;Các biện pháp kiểm soát biên giới quốc tế dựa trên đ.ánh giá nguy cơ.
Các công cụ này cần được hỗ trợ bởi hoạt động truyền thông hiệu quả, giám sát (bao gồm giải trình tự gen) và truy vết tiếp xúc.
Còn quá sớm để coi Omicron là vaccine tự nhiên
Một số quan điểm cho rằng, Omicron có các triệu chứng nhẹ và có thể trở thành vaccine tự nhiên giúp chấm dứt đại dịch, WHO nhận định thế nào về quan điểm này?
Còn quá sớm và mạo hiểm để nói điều này.
Ngay cả khi triệu chứng có vẻ nhẹ, nhưng nó có gây nên số lượng bệnh nhân lớn do khả năng lây nhiễm gia tăng, gây quá tải hệ thống y tế và cướp đi sinh mạng của những người dễ bị tổn thương.
Chúng ta cần thận trọng và tiếp tục các biện pháp 5K để ngăn ngừa lây nhiễm Covid-19, bao gồm cả biến thể Delta và Omicron.
Biến thể Omicron được phát hiện lần đầu tiên tại châu Phi và hiện đã lan ra hơn 100 quốc gia trên thế giới. Omicron chứa số đột biến nhiều chưa từng thấy ở bất cứ biến thể nào của SARS-CoV-2.
Các nghiên cứu ban đầu cho thấy, Omicron có khả năng lây lan cao hơn và dễ né miễn dịch hơn. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh mới đây nói rằng, Omicron gây nguy cơ tái nhiễm gấp 5,4 lần so với biến chủng Delta.
“Omicron đang lây lan nhanh hơn đáng kể so với Delta ở các quốc gia ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng”, báo cáo cập nhật của WHO ngày 24/12 cho biết.
Theo báo cáo của WHO, hiện vẫn chưa rõ tốc độ lây lan nhanh chóng của ca nhiễm Omicron kể từ tháng 11 là do bản thân chủng virus này dễ lây lan hơn hay do kháng vaccine, tuy nhiên nhiều khả năng là do kết hợp cả 2 yếu tố này.
“Dữ liệu ban đầu từ Nam Phi, Anh và Đan Mạch cho thấy nguy cơ nhập viện do Omicron thấp hơn so với Delta”, báo cáo của WHO cho biết thêm.
Việt Nam tiêm chủng vượt mốc 150 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên cổng tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đến 10h ngày 31/12, cả nước đã tiêm gần 151 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại khác nhau.
Trong ngày 30/12, cả nước tiêm hơn 1,6 triệu liều.
Gần 100% người trên 18 t.uổi tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19
Cập nhật trên cổng tin tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đến 10h ngày 31/12, cả nước đã tiêm gần 151 triệu liều vaccine phòng COVID-19 các loại khác nhau. Trong ngày 30/12, cả nước tiêm hơn 1,6 triệu liều.
Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ t.uổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
PGS.TS Dương Thị Hồng- Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW giám sát công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 tại tỉnh Thái Bình Ảnh: Thái Bình
Tính đến ngày 30/11, số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 137.305.579 liều, trong đó có 69.970.003 mũi 1; 63.287.656 mũi 2; 1.171.258 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 994.301 liều bổ sung và 1.882.361 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 99,4% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều là 89,9% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 96,1% và 86,8%; miền Trung là 96,8% và 88,2%; Tây Nguyên là 96,8% và 82,6%; miền Nam là 100% và 92,6%.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 40/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 14/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 09/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ dưới 90% là Quảng Bình (85,3%), Hưng Yên (86,7%), Lạng Sơn (87,3%), Cao Bằng (88,5%), Nam Định (88,6%), Cà Mau (88,6%), Tây Ninh (88,7%), Lai Châu (88,9%) và Hà Tĩnh (89,0%).
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine phòng COVID-19 cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 31/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 20/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90%; 12/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80%, trong đó 5 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Sơn La (68,3%), Hải Dương (73,9%), Thái Nguyên (75,7%), Cao Bằng (76,0%) và Gia Lai (76,2%).
Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi, các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 12.013.079 liều, trong đó có 7.548.180 mũi 1 và 4.464.899 mũi 2.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 83% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều vaccine là 49,1% dân số từ 12 -17 t.uổi. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 78,0% và 37,9%; miền Trung là 75,2% và 36,4%, Tây Nguyên là 86,2% và 18,8%, Miền Nam là 91,5% và 72,0%.
Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ liều cơ bản cho nhóm t.uổi này là Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP. Hồ Chí Minh, T.iền Giang, Long An, Tây Ninh, An Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.
Đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng COVID-19 cho người từ 12 t.uổi trở lên
Liên quan đến công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Y tế mới đây đã có văn bản về việc tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19.
Tại văn bản này, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 đảm bảo tiêm đủ liều cơ bản cho người từ 12 t.uổi trở lên; rà soát không bỏ sót đối tượng tiêm chủng và tổ chức tiêm vét cho tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vaccine.
Các Cơ quan, đơn vị trung ương chủ động liên hệ và lập danh sách đối tượng đã tiêm liều cơ bản (ghi rõ loại vaccine tiêm, thời gian tiêm mũi 1, mũi 2, mũi 3 (đối với vaccine tiêm 3 liều)) gửi về các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế được phân công để được tổ chức triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 trên địa bàn TP Hà Nội và TP HCM
Trường hợp các đơn vị có nhân viên ở các địa phương khác thì chủ động liên hệ với Sở Y tế nơi đóng trên địa bàn để được tiêm chủng.
Các Bệnh viện, Viện, Trường Đại học Y đã được Bộ Y tế phân công gồm Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện E, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho các đối tượng thuộc các cơ quan, đơn vị Trung ương trên địa bàn; Tiêm cho toàn bộ cán bộ, nhân viên, người làm việc tại đơn vị mình và người thân của nhóm đối tượng này; Những người đến khám bệnh và điều trị tại đơn vị mình.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị có thể bố trí thêm các điểm tiêm chủng lưu động hoặc tiêm chủng tại nhà (trong trường hợp đối tượng tiêm chủng không thể đi lại được,..) phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương theo qui định.
Dự án tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương căn cứ đề xuất của các đơn vị để phân bổ vaccine phòng COVID19 phù hợp