Bệnh Covid-19 gây tổn thương đa cơ quan, nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất là xơ hóa phổi, tắc mạch phổi.
Bệnh nhân có tình trạng khó thở các mức độ từ nhẹ đến nặng, ho kéo dài, đau tức ngực.
Đây là thông tin được PGS.TS Hoàng Thị Phượng, chuyên gia hô hấp Bệnh viện Đa khoa Medlatec trình bày tại Hội nghị khoa học thường niên với chủ đề Quản lý chất lượng và phòng chống Covid-19 diễn ra tại Hà Nội mới đây.
Theo PGS Phượng, nguyên nhân gây ra hội chứng hậu Covid-19 là do virus SARS-CoV-2 gây phản ứng viêm-cytokine-xơ hóa- rối loạn đông m.áu. Ngoài ra còn tổn thương di chứng sau thời gian dài điều trị hồi sức trong bệnh viện, tổn thương di chứng của bệnh nền kèm theo…
Xơ hóa phổi, tắc mạch phổi là hai di chứng hậu Covid-19 nghiêm trọng nhất (Ảnh minh họa: Hữu Khoa).
Các nghiên cứu đã chỉ ra những di chứng thể chất có thể gặp như xơ phổi, đột quỵ, tổn thương thận cấp, huyết khối tĩnh mạch, mệt mỏi… Tuy gây tổn thương đa cơ quan, nhưng hậu quả nghiêm trọng nhất là xơ hóa phổi, tắc mạch phổi. Đây là 2 tình trạng di chứng phổi rõ ràng và nặng nề nhất ở hội chứng hậu Covid-19 với biểu hiện hô hấp thường là tình trạng khó thở các mức độ từ nhẹ đến nặng, ho kéo dài, đau tức ngực, suy giảm chức năng hô hấp.
Nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh xơ phổi do hậu Covid-19, gồm t.uổi cao, nam giới, thời gian nằm viện dài; bệnh đồng mắc; bệnh phổi kẽ có từ trước; mức độ nặng ở giai đoạn cấp (thở máy, ARDS…). Việc tập phục hồi chức năng hô hấp cần thực hiện sớm cho người bệnh, PGS Phương cho biết.
Các bài tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của Bộ Y tế gồm:
– Tập thở chúm môi: Hít vào thật sâu, từ từ bằng mũi; chúm môi và từ từ thở ra cho tới khi hết khả năng.
– Tập thở cơ hoành: Hít vào từ từ bằng mũi, đồng thời bụng phình lên, thở ra chúm môi, đồng thời bụng hóp lại.
– Kỹ thuật tập ho có kiểm soát:
Người bệnh thở chúm môi khoảng 5-10 phút, giúp đẩy đờm từ phế quản nhỏ ra các phế vừa.
Tròn miệng hà hơi 5 đến 10 lần, tốc độ tăng dần giúp đẩy đờm từ phế quản vừa ra khí quản.
Ho: Hít vào thật sâu, nín thở và ho liên tiếp 2 lần, lần thứ nhất nhẹ, lần 2 nhanh mạnh để đẩy đờm ra ngoài.
– Kỹ thuật thở chu kỳ chủ động: Thở có kiểm soát, căng giãn lồng ngực, hà hơi.
– Tập thở với các dụng cụ hỗ trợ: bóng, spiroball.
– Tập giãn cơ.
– Tập tăng sức mạnh sức bền với các dụng cụ tập tạ, bóng chày, băng chun, leo cầu thang, tập cơ đùi, tập cơ cẳng chân.
Về theo dõi và tái khám, PGS Phượng lưu ý F0 có bệnh nền hô hấp như COPD, hen phế quản giãn phế quản, viêm phổi kẽ, ung thư phổi… cần kết hợp tái khám phục hồi chức năng ở những lần tái khám điều trị bệnh nền. Bệnh nhân có tổn thương phổi trên X-quang ảnh hưởng chức năng hô hấp hoặc suy giảm chức năng vận động thì cần hẹn tái khám sau một tháng.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử v.ong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
“Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử v.ong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục”, TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với t.rẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
“Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn”, TS Hồng nói.
“Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”, TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa t.rẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. T.rẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở t.rẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 t.uổi trở lên (80% người trên 18 t.uổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.