Nhiều ca vượt cạn trong tình huống ngặt nghèo và để lại nhiều cảm xúc yêu thương tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị khi cả bác sĩ, hộ sinh, gây mê, điều dưỡng và thai phụ đều là F0.
Ngày 12.3, bác sĩ Trần Đình Lực (Khoa Phụ sản, Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị) cho biết do tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp tại địa phương nên khoa đã có những ca “đỡ đẻ” trong các tình huống ngặt nghèo, nếu như trước đây có thể coi là hy hữu.
Kíp mổ lấy thai trong bối cảnh từ thai phụ đến đội ngũ nhân viên y tế đều là F0. Ảnh THANH LỘC
Gần nhất, 21 giờ đêm 11.2, thai phụ N.T.T.T (18 t.uổi, quê Vĩnh Linh) nhập viện trong tình trạng thai suy, quá ngày sinh và nhiễm Covid-19, được các y, bác sĩ “không mấy khỏe mạnh” của khoa Phụ sản (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị) xử trí, sinh hạ b.é g.ái nặng 2,8 kg.
Trước đó, hôm 10.3, thai phụ N.T.V.A (29 t.uổi, thai 39 tuần, chuyển dạ, vết mổ cũ, khung chậu hẹp) đưa vào nhập viện trong tình trạng dương tính với Covid-19 trong bối cảnh đội ngũ y tế của khoa Phụ sản (Bệnh viện đa khoa Quảng Trị) cũng không khá hơn. Toàn bộ ê kíp tham gia “mổ đẻ” gồm bác sĩ, hộ sinh, gây mê, điều dưỡng cũng đang là… F0. Dù thế, đội ngũ vẫn thực hiện tốt ca mổ lấy thai, đón cháu b.é t.rai nặng 3,1 kg khỏe mạnh.
Các nhân viên y tế dù nhiễm Covid-19 vẫn tình nguyện quay lại bệnh viện để đỡ đẻ. Ảnh THANH LỘC
“Một số nhân viên y tế của khoa Phụ sản nói riêng của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị nói chung, vẫn đang thuộc diện được phép ở nhà để điều trị Covid-19, nhưng đã tình nguyện quay trở lại bệnh viện, mặc đồ bảo hộ vào phòng sinh để hoàn thành công việc của mình như… bình thường”, bác sĩ Lực cho biết.
Cũng theo bác sĩ Lực, tại khoa Phụ sản có 5/10 bác sĩ là F0, một số cán bộ y tế khác cũng mắc Covid-19. Và việc những “kíp đẻ hy hữu” như trên trong 2 tuần qua đã… không còn là hy hữu của đơn vị nữa. “Quan điểm là khi dịch bùng phát thai phụ nhập viện mắc Covid-19 nhiều và nhân viên y tế cùng vậy, nhân lực của khoa cũng giảm dần. Vì thế, 2 tuần qua, có khoảng 30 thai phụ được sinh thường và mổ đẻ, cũng như tư vấn sức khỏe sinh sản trong bối cảnh này. Mọi thứ đều ổn”, bác sĩ Lực phấn khởi nói.
Khoảnh khắc bác sĩ F0 động viên thai phụ trước khi lên bàn sinh. Ảnh THANH LỘC
Chia sẻ trên trang cá nhân của mình, bác sĩ Trần Đình Lực viết những dòng khá xúc động, nhận được “mưa tim” của cộng đồng mạng: “Cùng nắm tay nhau vượt cạn khi các mẹ cô độc. Tiếng khóc vì đau vì tủi vì không có người thân kế bên. Rồi tiếng oe oe của các thiên thần chào đời kèm tiếng cười hạnh phúc của các mẹ xua tan đi hết ưu phiền mệt mỏi. Ngày qua ngày số thai phụ nhập khu F0 càng nhiều, số được vui vẻ hạnh phúc ra về cũng tăng. Ai nấy đều có nhiều cảm xúc khó tả khi trải qua thời gian ở đó. Có thể thời gian tới, các mẹ F0 sẽ nhập viện càng nhiều. Nhưng mình hy vọng chúng ta sẽ nắm c.hặt t.ay nhau vượt qua đại dịch. Hãy luôn thực hiện tốt 5K và tiêm vắc xin đầy đủ trong thai kỳ các mẹ nhé. Chúc cho chúng ta nhanh chóng vượt qua đại dịch này”.
Bác sĩ F0 can thiệp, cứu chữa thành công cho bệnh nhân F0 nặng
Ngày 5/3, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị cho biết, các y, bác sĩ của bệnh viện vừa can thiệp cứu sống bệnh nhân COVID-19 nguy kịch.
Trong các y, bác sĩ tham gia cứu chữa có 2 bác sĩ đang là F0. Trước đó, bệnh nhân T.T.X (73 t.uổi, trú Quảng Trị) có triệu chứng đau ở ngực nên đến Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà để thăm khám và được phát hiện mắc COVID-19. Bệnh nhân X. được về cách ly và điều trị tại nhà, đến trưa 3/3, bệnh nhân khó thở, đau ngực, đến Trung tâm Y tế thành phố Đông Hà được chẩn đoán mắc COVID-19 mức độ nguy kịch, nên chuyển đến khu điều trị COVID-19 ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị.
Các bác sĩ can thiệp, điều trị cho bệnh nhân.
Khi chuyển lên bệnh viện tuyến trên, bệnh nhân phải thở oxy liều cao. Quá trình thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán ngoài mắc COVID-19, bệnh nhân này còn bị nhồi m.áu cơ tim mức độ nguy kịch. Sau khi hội chẩn, bệnh nhân được chuyển đến Khoa tim mạch, và được tiến hành can thiệp để tái thông động mạch vành.
Sau can thiệp, bệnh nhân giảm khó thở, giảm đau ngực. Hiện sức khỏe bệnh nhân X. đã tạm ổn định sau ca can thiệp tái thông động mạch vành. Đáng chú ý là quá trình can thiệp cứu chữa cho bệnh nhân X. có 2 bác sĩ và 2 điều dưỡng Khoa tim mạch thì cả 2 bác sĩ hiện đang là F0, 1 điều dưỡng cũng là cựu F0.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Đức, Trưởng khoa Tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị) thông tin, khoảng một tuần trở lại nay có một nửa bác sĩ ở khoa mắc COVID-19. Các bác sĩ cách ly, điều trị tại nhà, nhưng khi có bệnh nhân mắc COVID-19 nguy kịch, cần tái thông động mạch vành cấp cứu, thì đều tình nguyện đến can thiệp. Việc các bác sĩ F0 tình nguyện can thiệp cho bệnh nhân F0 giúp tránh nguy cơ bị lây nhiễm COVID-19.