Theo bác sĩ, bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu, điều trị sớm nhất có thể. Do vậy, việc nhận biết được dấu hiện đột quỵ tại nhà rất cần thiết, giúp nhanh chóng đưa bệnh nhân đột quỵ nhập viện.
Theo PGS.TS Phạm Đình Đài, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, nếu một trong ba triệu chứng liệt chi, liệt mặt và liệt vận ngôn xảy ra đột ngột, người dân phải nghĩ ngay tới bệnh đột quỵ.
Liệt chi là liệt tay chân một bên. Có thể đ.ánh giá bằng cách đề nghị bệnh nhân giơ 2 tay về phía trước, tay bên yếu sẽ giơ lên chậm hơn và xệ xuống thấp hơn bên lành. Một số trường hợp liệt nặng, một tay không thể giơ lên.
Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 đ.ánh giá tình trạng liệt chi cho 1 bệnh nhân – Ảnh: N.Liên
Liệt mặt: yêu cầu bệnh nhân nhe răng để đ.ánh giá xem có cân xứng không. Với bệnh nhân đột quỵ, khóe mép sẽ bị kéo lệch về một bên.
Liệt vận ngôn tức là rối loạn ngôn ngữ vận động. Bệnh nhân sẽ nói khó, tiếng nói thay đổi (nói ngọng), khó khăn trong việc phát âm.
PGS Đài khuyến cáo, không cần chờ đủ cả ba dấu hiệu, khi xuất hiện đột ngột một trong ba triệu chứng trên, gia đình cần đưa bệnh nhân tới bệnh viện càng nhanh càng tốt. “Đột quỵ não đòi hỏi ứng xử cấp cứu, kể cả đột quỵ nhẹ. Mọi bệnh nhân cần được khẩn trương đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt không phân biệt ngày đêm, lễ Tết”, PGS nói.
Về dự phòng đột quỵ, theo Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, cơ bản dự phòng đột quỵ được chia ra 2 cấp độ. Dự phòng cấp 1 áp dụng cho toàn cộng đồng, tức những người chưa bị đột quỵ, gồm các biện pháp như sau:
Điều chỉnh lối sống vệ sinh khoa học; ăn uống, dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế không ăn quá nhiều các đồ ngọt, đồ ăn sẵn, các chất có nhiều mỡ động vật. Không hút thuốc, tránh uống nhiều bia rượu.
Có chế độ tập luyện, vận động hiệu quả. Người trẻ nên thường xuyên tập luyện, tham gia hoạt động thể dục thể thao, người già có thể vận động nhẹ nhàng. Theo khuyến cáo của Hội đột quỵ Mỹ, việc tập luyện, vận động tối thiểu 5 ngày trên 1 tuần và mỗi ngày 30 phút sẽ có tác dụng dự phòng đột quỵ.
Với những bệnh nhân đã có yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, rối loạn đường huyết, đường m.áu, béo phì (đặc biệt là béo bụng),…), cần kiểm soát các yếu tố này thật tốt, khám định kỳ để xử lý, kiểm soát hiệu quả.
Dự phòng cấp 2 áp dụng với các bệnh nhân đã từng bị đột quỵ. PGS Đài nhấn mạnh, với bệnh nhân đột quỵ, nguy cơ có lần đột quỵ tiếp theo tăng lên rất nhiều lần. Do vậy, về mặt nguyên tắc, tất cả bệnh nhân phải áp dụng chế độ dự phòng cấp 2 suốt đời.
Cụ thể, ngoài áp dụng các biện pháp dự phòng cấp 1, bệnh nhân phải dự phòng chặt chẽ hơn, đồng thời sử dụng thuốc để kiểm soát, hạn chế nguy cơ đột quỵ. Một số trường cần áp dụng các biện pháp đặc biệt để loại trừ nguyên nhân gây đột quỵ, Ví dụ, đặt stent động mạch bị chít hẹp do vữa xơ, phẫu thuật bóc mảng vữa xơ…
Bác sĩ cũng sốc: Người đàn ông bị nấm đen phát triển trong não
Người đàn ông 35 t.uổi ở Mỹ bị đau đầu dữ dội mà không rõ nguyên nhân. Sau khi tiến hành rất nhiều xét nghiệm, bác sĩ phát hiện một loại nấm đen đang phát triển trong não ông.
Người đàn ông trong câu chuyện này là Tyson Bottenus. Không chỉ bị đau đầu dữ dội, ông còn bị liệt mặt và một số triệu chứng khác, theo trang tin Daily Mail (Anh).
Ông Tyson Bottenus bị đau đầu dữ dội, liệt mặt và một số triệu chứng khác do não bị nhiễm nấm đen. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Ông quyết định đến bác sĩ kiểm tra. Bác sĩ đã thực hiện rất nhiều xét nghiệm khác nhau, từ sinh thiết não, chọc dò tủy sống, xét nghiệm m.áu, chụp MRI và CT. Trong đó, 2 lần sinh thiết đầu tiên đã không phát hiện gì bất thường.
Điều này khiến các bác sĩ bối rối vì họ nghi ngờ ông Bottenus bị ung thư não. Tuy nhiên, kết quả lần sinh thiết thứ 3 đã làm các bác sĩ bị sốc.
Ông Bottenus bị nhiễm một loại nấm đen có tên khoa học là Cladophialophora bantiana. Chúng phát triển trong não và hình thành bọc mủ. Đây là tình trạng cực kỳ hiếm gặp.
Ca bệnh của ông Bottenus còn kỳ lạ hơn khi triệu chứng bệnh đã kéo dài nhiều năm. Bác sĩ cho biết 70% số người bị nhiễm loại nấm này trong não sẽ t.ử v.ong.
Ông Bottenus không biết vì sao loại nấm mốc đen đó lại phát triển trong não mình. Tuy nhiên, ông nghi ngờ có thể đã bị nhiễm trong chuyến du lịch đến Costa Rica.
Các nghiên cứu cho thấy nấm có thể lây nhiễm vào cơ thể người qua đường hô hấp hay vết thương. Do đó, người đàn ông tin rằng có khả năng ông đã hít phải bụi có lẫn nấm hoặc cũng có thể chúng xâm nhập qua vết thương ở khuỷu tay, sau đó đi vào mạnh m.áu và đến não.
Thật không may là bọc mủ do nhiễm nấm gây ra lại nằm quá gần với các bộ phận quan trọng trong não. Do đó, phương pháp phẫu thuật cắt bỏ không thể thực hiện. Bác sĩ đã chọn cách dùng thuốc chống nấm và steroid để kiểm soát bệnh tình của ông Bottenus.
Tuy nhiên, đến năm 2020, ông Bottenus đã ngưng sử dụng thuốc steroid. Lúc đó, Covid-19 đang lây lan và ông lo ngại dùng steroid sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy giảm. Hậu quả là bọc mủ không được kiểm soát nên chèn ép não, khiến áp lực nội sọ tăng gấp 15 lần bình thường.
Tình trạng này khiến ông Bottenus bị đột quỵ, suy giảm thị lực, không thể nói chuyện. Hiện tại, bệnh tình của ông đã thuyên giảm, thị lực đang dần khôi phục, theo Daily Mail.