N.ữ s.inh 13 t.uổi nguy kịch vì uống 3 chai nước ngọt mỗi ngày

Khi cấp cứu tại TP.HCM, bệnh nhi đã rơi vào tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, da khô và tái nhợt.

Trước đó, em có thói quen uống nhiều nước ngọt đến mức thiếu kiểm soát.

Theo bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), đây là một bệnh nhi nữ, 13 t.uổi, quê ở Cà Mau.

“Người nhà cho biết em có thói quen uống rất nhiều nước ngọt. Có lúc em uống 3,4 chai nước ngọt có gas loại 1,5 lit mỗi ngày. Đỉnh điểm nhất là từng uống gần hết thùng nước trà xanh mà công ty mẹ tặng dịp Tết. Em tăng cân nhiều, người lớn cũng có nhắc nhở.

Sau Tết, cô bé liên tục than mệt, khát nước, tiểu nhiều và sụt hơn 10 kg trong vòng 3 ngày”, bác sĩ Vũ kể lại.

nu sinh 13 tuoi nguy kich vi uong 3 chai nuoc ngot moi ngay e9f 6319554

Bệnh nhi được cấp cứu trong tình trạng lơ mơ, vật vã do biến chứng đái tháo đường.

Tối 14/2, em được đưa đến bệnh viện địa phương khi đang vật vã. Đường huyết ghi nhận khi đó hơn 1500 mg/dl. “Một con số khủng hoảng có thể gây biến chứng hôn mê và n.hiễm t.rùng khó lường”, bác sĩ Vũ nhận định.

Em lập tức được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) trong tình trạng lơ mơ, sốc mất nước nặng, da khô và tái nhợt.

Bệnh nhi nhanh chóng được các bác sĩ cấp cứu cân chỉnh đường huyết tích cực bằng nhiều loại dịch truyền, tiêm thuốc insulin đặc trị đái tháo đường. Đến sáng 17/2, b.é g.ái tỉnh táo và hồi phục sức khỏe.

Hiện tại, bệnh nhi vượt qua được những biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường. Tuy nhiên, chế độ ăn cần thắt chặt, thực hiện nghiêm các chỉ định của bác sĩ để kiểm soát sức khỏe.

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, bệnh đái tháo đường ở t.rẻ e.m là một bệnh mạn tính do rối loạn quá trình sử dụng và tích trữ chất đường.

Hậu quả là nồng độ đường glucose trong m.áu vào buổi sáng chưa ăn, cao hơn mức bình thường từ 126mg% trở lên.

nu sinh 13 tuoi nguy kich vi uong 3 chai nuoc ngot moi ngay a5b 6319554

Nước ngọt, bánh mứt khi ăn uống không kiểm soát có thể gây bệnh tiểu đường cho trẻ.

Mức bình thường của đường huyết là 80-120 mg% (tương đương 80-120 mg/100 ml m.áu), trong nước tiểu bình thường không có glucose.

Biến chứng cấp ở trẻ bị tiểu đường là hôn mê, nhiễm toan ceton m.áu. Lúc này, trẻ có biểu hiện rối loạn tri giác như lơ mơ, hôn mê, thở nhanh, mất nước. Các dấu hiệu trên thường dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý khác. Trẻ có thể t.ử v.ong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Về di chứng lâu dài, trẻ bị giảm thị lực, hoa mắt, có thể đưa đến mù lòa, suy thận, chân lạnh, tím đỏ, loét, tổn thương thần kinh…

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cũng cảnh báo, bệnh có thể xảy ra ở trẻ có nguy cơ tiềm ẩn bất dung nạp đường khi ăn quá nhiều bánh mứt, đồ ngọt đặc biệt trong các dịp lễ tết.

10 bệnh về mắt thường gặp

Dị ứng, tật khúc xạ, đau mắt đỏ, viêm bờ mi, lẹo mắt, đục thủy tinh thể… là những bệnh nhãn khoa thường gặp trong đợt dịch Covid-19.

10 benh ve mat thuong gap 4ea 6079648

Bác sĩ Nguyễn Đức Huy, khoa Mắt, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết, khi giãn cách xã hội, người dân chủ yếu chỉ ở nhà, môi trường sống bí bách, không đảm bảo thông thoáng khiến sức khỏe giảm sút và gia tăng các bệnh lý nguy hiểm về mắt. Bên cạnh đó, việc ở nhà trong thời gian dài khiến chế độ sinh hoạt mất cân bằng và việc thường xuyên lạm dụng các thiết bị điện tử cũng gây hại cho đôi mắt. 10 bệnh nhãn khoa dễ mắc phải như:

Dị ứng mắt: Khi bị dị ứng, mắt sẽ trở nên đỏ, ngứa và gây khó chịu cho người bệnh. Đây là một trong những bệnh thường gặp nhất ở mọi lứa t.uổi, từ trẻ nhỏ đến người lớn.

Tật khúc xạ : Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề về thị giác, điển hình là cận thị, viễn thị, loạn thị, lão thị.

Đau mắt đỏ : Là bệnh lành tính song đau mắt đỏ có khả năng lây nhiễm cao từ người này sang người khác, qua đường hô hấp, dịch tiết hay dùng chung đồ vật… Bệnh dễ bùng phát thành dịch nếu không có biện pháp hạn chế lây lan.

Viêm bờ mi mắt: Bệnh này ít nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu cho người bệnh như ngứa, cộm xốn, cảm giác bỏng rát, khô mắt…

Chắp, lẹo mắt: Các biểu hiện bệnh là sưng nhẹ, ngứa và hơi đỏ mắt. Sau khoảng 3-4 ngày chỗ đau nổi lên một khối to cỡ hạt gạo. Nếu để mụn lẹo mưng mủ và vỡ, lâu ngày sẽ gây ứ phù màng tiếp hợp, nguy hiểm cho sức khỏe đôi mắt.

Đục thủy tinh thể: Là hiện tượng thủy tinh thể trong mắt bị mờ đục không còn trong suốt, gây giảm thị lực ở người bệnh. Bệnh với các biểu hiện ban đầu là nhìn mờ, lâu ngày có thể dẫn đến mù lòa.

Viêm loét giác mạc: Những vết thương cực nhỏ bởi sử dụng kính áp tròng, hành động dụi mắt có thể gây viêm loét giác mạc. Ngoài ra, việc dung nạp thiếu vitamin A cũng có thể dẫn đến viêm loét giác mạc, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mù vĩnh viễn.

Viêm màng bồ đào: Là gây viêm bên trong mắt khiến mắt trở nên sưng đỏ. Bệnh có thể lây lan, phá hủy mắt rất nhanh và thậm chí gây mù nếu không được điều trị sớm và kịp thời.

Thoái hóa điểm vàng: Bệnh tuy không gây mù lòa hoàn toàn nhưng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng đọc, lái xe, nhận dạng màu sắc. Bệnh thường chỉ được phát hiện khi đã có tiến triển nặng, do bệnh không có triệu chứng vì thế rất khó để phát hiện bệnh.

Tăng nhãn áp: Bệnh thường gặp ở những người trên 40 t.uổi. Bệnh tăng nhãn áp có thể xảy ra đột ngột mà không có triệu chứng. Để kiểm soát và phát hiện kịp thời bệnh, bạn cần khám mắt định kỳ.

Để chăm sóc đôi mắt tại nhà đúng cách, bác sĩ Huy khuyến cáo người dân bổ sung các vitamin A, C, E và khoáng chất cần thiết như axit béo omega-3; lutein; kẽm. Khi ra đường và làm việc với máy tính nên đeo kính râm, kính chống ánh sáng xanh, nhằm hạn chế sự tác động của tia UV tới mắt. Bên cạnh đó, người bị cận, viễn, loạn thị cần đeo khính với số độ phù hợp. Khi bị bụi hay dị vật bay vào mắt, bạn tránh dụi mắt, để không làm xước giác mạc, và hãy dùng nước nhỏ mắt để dị vật chảy ra. Dưa leo có thể dùng để đắp mắt, giúp thư giãn và giải tỏa stress, đồng thời cải thiện vùng bọng mắt.

Mỗi người nên thực hiện khám mắt định kỳ 3-6 tháng/lần, nhất là t.rẻ e.m có bệnh lý khúc xạ, người trên 60 t.uổi, hoặc khi mắt có biểu hiện bất thường. Khi gặp các vấn đề về mắt cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.

Đặc biệt, để bảo vệ mắt trẻ khi học online, bác sĩ đưa ra 7 lưu ý cho phụ huynh. Gồm chủ động điều chỉnh độ sáng màn hình và độ phân giải của điện thoại, máy tính sao cho phù hợp với ánh sáng phòng; Đảm bảo đầy đủ ánh sáng trong phòng học của trẻ, giống như việc đọc sách thông thường và nên ưu tiên sử dụng ánh sáng mặt trời; Tránh để ánh sáng mạnh đối diện với màn hình dễ gây loá mắt trẻ; Tránh cho trẻ ngồi sấp bóng, tức là ánh sáng chiếu đến từ phía sau lưng, làm giảm hiệu quả chiếu sáng tổng thể của căn phòng; Nên để điện thoại ngang tầm mắt, cách 40-50 cm khi trẻ ngồi thẳng lưng, thoải mái; Nhắc nhở trẻ chớp mắt hoặc nhắm mắt nghỉ ngơi, trẻ có thể rời khỏi bàn học, đứng lên thư giãn trong thời gian giải lao; Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo cho trẻ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nhãn khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *