Các triệu chứng của Omicron có thể hơi khác so với các biến thể khác của Covid-19. Vì vậy, điều cần thiết là phải chú ý đến các dấu hiệu mới khi nhiễm bệnh.
Sau đây là 5 dấu hiệu đặc trưng của Omicron, có nghĩa là rất khó xảy ra với các biến thể khác – kể cả Delta, theo Express.
Omicron đang từ từ lan dần đến khắp các nước trên thế giới. Do đó, điều quan trọng là cần phải xét nghiệm Covid-19 nếu phát triển bất kỳ dấu hiệu cảnh báo chính nào.
Cần chú ý đến 5 dấu hiệu đặc trưng của biến thể Omicron. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng các triệu chứng nhiễm Omicron có thể hơi khác so với các biến thể trước đây.
Trong khi các triệu chứng của các biến thể trước đây phổ biến nhất là ho, sốt cao, mất vị giác và khứu giác, thì Omicron lại có các triệu chứng đặc trưng riêng, theo bác sĩ Gary Bartlett, chuyên gia của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh.
Bác sĩ Bartlett cảnh báo rằng bệnh nhân có nhiều khả năng xuất hiện cảm giác ngứa ngáy kỳ lạ trong cổ họng.
Tình trạng mệt mỏi dai dẳng, đau nhức cơ và thậm chí đổ mồ hôi ban đêm đều có thể là dấu hiệu của nhiễm Omicron, theo Express.
Bác sĩ Bartlett cho biết, các triệu chứng của Omicron ban đầu có vẻ nhẹ hơn so với nhiễm biến thể Delta.
Biến thể Omicron cũng có thể gây ra các triệu chứng thông thường đã biết, như sổ mũi nghẹt mũi, sốt, ho, đau đầu, đau họng, mất vị giác khứu giác, bác sĩ Bartlett nói thêm.
Ngay cả chỉ gặp những triệu chứng nhẹ cũng nên làm xét nghiệm. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
5 triệu chứng đặc trưng riêng của Omicron bao gồm:
Ngứa cổ họng – trái ngược với đau họng
Ho khan dai dẳng
Cực kỳ mệt mỏi
Đau nhức cơ
Đổ mồ hôi ban đêm, theo Express.
Đây có thể là những triệu chứng đầu tiên và duy nhất của biến thể Omicron.
Có thể khó phân biệt giữa Covid-19 và cảm lạnh thông thường nếu không xét nghiệm PCR, bác sĩ Bartlett nhấn mạnh.
Test nhanh kháng nguyên giảm độ nhạy trước biến thể Omicron
Bác sĩ Bartlett nói thêm, đừng nghĩ rằng bạn từng nhiễm Covid-19 thì sẽ không lây nhiễm Omicron.
Tất cả mọi người đều cần phải cảnh giác, hãy chú ý đến tất cả các triệu chứng kể trên – ngay cả người đã tiêm mũi 3 vẫn có thể nhiễm Omicron.
Bác sĩ Bartlett cảnh báo, ngay cả chỉ gặp những triệu chứng nhẹ cũng nên làm xét nghiệm.
Các test nhanh chỉ nên áp dụng cho người không có triệu chứng, nhưng không nhạy trong việc phát hiện Covid-19 so với xét nghiệm PCR.
2 trường hợp cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19
Người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là hai trường hợp cần trì hoãn tiêm vaccine COVID-19, theo Bộ Y tế ngày 21/12.
Bộ Y tế ngày 21/12 vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 dành cho người từ 18 t.uổi trở lên.
So với hướng dẫn mới ban hành hồi tháng 9, lần này Bộ Y tế chỉ quy định 2 đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng gồm người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Trước đây có thêm trường hợp “có t.iền sử rõ ràng đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng”.
Tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai tại Quảng Ninh.
Tại hướng dẫn mới này, Bộ Y tế vẫn phân loại người tiêm thành 4 nhóm.
Nhóm 1: Người đủ điều kiện tiêm chủng, là người độ t.uổi tiêm chủng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và không quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào trong thành phần của vaccine.
Nhóm 2: Người cần thận trọng tiêm chủng, gồm:
Người phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng: Người có t.iền sử dị ứng với các dị nguyên khác; người có bệnh nền, bệnh mạn tính; người mất tri giác, mất năng lực hành vi; người có t.iền sử giảm tiểu cầu và/hoặc rối loạn đông m.áu; phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên; người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống.
Nhóm 3: Người trì hoãn tiêm chủng, gồm: Đang mắc bệnh cấp tính; Phụ nữ mang thai dưới 13 tuần.
Nhóm 4: Chống chỉ định, gồm: T.iền sử rõ ràng phản vệ với vaccine phòng COVID-19 cùng loại (lần trước); Có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.
Sau khám sàng lọc, trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng sẽ được chỉ định tiêm ngay, chỉ trì hoãn tiêm với trường hợp có ít nhất một yếu tố phải trì hoãn. Trường hợp có t.iền sử phản vệ độ 3, với bất kỳ nguyên nhân gì, sẽ tiêm ở cơ sở y tế có đủ khả năng cấp cứu phản vệ.
Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa. Không tiêm cho những người có chống chỉ định tiêm chủng.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trước tiêm, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần đối chiếu với hướng dẫn sử dụng vaccine để chỉ định loại được phép sử dụng. Đến nay, trong các loại vaccine COVID-19 được Bộ Y tế phê duyệt, chỉ có vaccine Sputnik V là không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.
Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 20/12, Việt Nam đã tiêm được hơn 140 triệu liều vaccine, trong đó, với nhóm dân số từ 18 t.uổi trở lên đã tiêm hơn 130 triệu liều (hơn 69,1 triệu mũi 1; gần 60 triệu mũi 2); 40.524 liều bổ sung và 241.237 liều nhắc lại.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine là 96,9% và tỷ lệ tiêm đủ 2 liều vaccine là 83,6% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Với nhóm dân số từ 12-17 t.uổi, hơn 9,2 triệu liều đã được tiêm, trong đó có hơn 6,7 triệu liều mũi 1 và hơn 2,5 triệu liều mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 73,4% và tỷ lệ bao phủ đủ 2 liều là 28,1% dân số từ 12 -17 t.uổi.
Người phát hiện thấy bất thường dấu hiệu sống gồm:
Nhiệt độ oC và>37,5 oC.
Mạch: 100 lần/phút.
Huyết áp tối thiểu 90 mmHg và/hoặc huyết áp tối đa 140 mmHg hoặc cao hơn 30 mmHg so với huyết áp hàng ngày (ở người có tăng huyết áp đang điều trị và có hồ sơ y tế).
Nhịp thở> 25 lần/phút.