Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo tập huấn về công tác phòng chống dịch COVID-19 cho hệ thống các bệnh viện tư nhân diễn ra ngày 23/12.
Ngày 23/12, Cục quản lý Khám chữa bệnh tiếp tục tổ chức Hội thảo tập huấn về công tác phòng chống dịch COVID-19 cho hệ thống các bệnh viện tư nhân. Đây là lớp tập huấn thứ 4 cho hơn 300 bệnh viện tư nhân trên cả nước.
Hai mục tiêu mà các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện là tiếp tục phòng chống dịch COVID-19, phòng ngừa biến chủng Omicron, thực hiện các giải pháp giảm bệnh nhân nặng và bệnh nhân t.ử v.ong, đồng thời tiếp tục tăng cường cải tiến chất lượng điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh thông thường như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, ung thư….
Tại hội thảo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý Khám chữa bệnh cho biết, qua 4 đợt dịch vừa qua, hệ thống y tế tư nhân đã đóng góp rất nhiều cho công tác phòng chống dịch từ cơ sở vật chất đến nhân lực trong điều kiện còn nhiều khó khăn.
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, hiện cả nước bước vào giai đoạn chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ với quan điểm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả. Do đó, các bệnh viện tư nhân phải thực hiện nghiêm Nghị quyết 128/NQ-CP, cùng với đó là Quyết định 4800/QĐ-BYT hướng dẫn các tiêu chí đ.ánh giá cấp độ dịch tại Nghị quyết 128; thực hiện Công điện 1696/QĐ-BYT về đảm bảo khả năng thu dung, điều trị của cơ sở khám chữa bệnh các tuyến để đáp ứng thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19; Công điện 2146/CĐ-BYT về việc tiếp tục triển khai các giải pháp giảm t.ử v.ong do COVID-19.
Hai mục tiêu mà các cơ sở khám chữa bệnh phải thực hiện là tiếp tục phòng chống dịch COVID-19, phòng ngừa biến chủng Omicron, thực hiện các giải pháp giảm bệnh nhân nặng và bệnh nhân t.ử v.ong, đồng thời tiếp tục tăng cường cải tiến chất lượng điều trị cho các bệnh nhân mắc bệnh thông thường như tiểu đường, tim mạch, tăng huyết áp, ung thư…
Theo báo cáo sơ bộ có hơn 80% người trên 50 t.uổi có bệnh nền t.ử v.ong kèm với mắc COVID-19. Đa số các trường hợp diễn biến nặng liên quan đến bệnh lý ung thư, người cao t.uổi, người suy giảm hệ thống miễn dịch, người khuyết tật… Trong giai đoạn không thể đóng cửa tất cả các bệnh viện, PGS. TS Lương Ngọc Khuê đề nghị các bệnh viện luôn chủ động và có những giải pháp kịp thời.
“Các bệnh viện tư nhân sẵn sàng cho bệnh viện tách đôi, dự trù thuốc điều trị, ít nhất có 3 tầng điều trị bệnh nhân COVID-19, đảm bảo công tác hồi sức tích cực.
Việc nâng cao năng lực trong chuyên môn và điều hành thông qua các khóa tập huấn sẽ giúp các bệnh viện luôn chủ động và góp phần bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân”- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.
Hiện cả nước có hơn 300 bệnh viện tư nhân đã tham gia tích cực công tác phòng chống dịch. Đây là bộ phận không thể tách rời trong hệ thống y tế. Việc đào tạo, cập nhật chuyên môn cho đội ngũ cán bộ y tế tư nhân góp phần hướng đến mục tiêu giảm t.ử v.ong do COVID-19.
Bộ Y tế: Bảo vệ, phát hiện sớm người có nguy cơ mắc COVID-19 rất cấp thiết
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc giảm nguy cơ t.ử v.ong người bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo đó giúp kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong.
Một bệnh nhân COVID-19 nguy kịch điều trị tại Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng Tân Bình, TP.HCM – Ảnh: XUÂN MAI
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn vừa ký văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành trực thuộc trung ương; bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; bệnh viện trực thuộc trường đại học; y tế bộ, ngành về việc giảm nguy cơ t.ử v.ong người bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh.
Theo Bộ Y tế, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó đã có nhiều nước ghi nhận biến chủng mới Omicron.
Hiện Việt Nam chưa ghi nhận biến chủng này, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta rất lớn. Cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ: nhóm người trên 50 t.uổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng đầy đủ.
Vì vậy việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong rất cấp thiết.
Để tiếp tục tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 vừa an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch vừa phục hồi phát triển kinh tế, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị khẩn trương thực hiện đầy đủ việc “Phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2 và định hướng xử trí, cách ly, điều trị” theo quyết định ngày 1-12 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Đối với các cơ sở thu dung, điều trị phân loại nguy cơ người bệnh ngay từ khi nhập viện, đồng thời đ.ánh giá mức độ lâm sàng, tiến triển của bệnh để phân luồng vào các khoa, buồng bệnh phù hợp, thuận tiện cho theo dõi, chăm sóc và điều trị.
Các cơ sở khám, chữa bệnh khi tiếp nhận người bệnh phải sàng lọc kỹ người chưa tiêm vắc xin COVID-19, kể cả người mới tiêm 1 mũi vắc xin, phối hợp Trung tâm Kiểm soát bệnh tật địa phương bố trí tiêm vắc xin cho người nguy cơ khi đến khám, chữa bệnh (lưu ý với tất các trường hợp người bệnh phải nhập viện).
Đồng thời rà soát các đối tượng nguy cơ cao, người trên 50 t.uổi, người mắc các bệnh nền, suy giảm miễn dịch… để quan tâm chăm sóc, dinh dưỡng, điều trị phù hợp và tổ chức tiêm chủng vắc xin đầy đủ Bộ Y tế yêu cầu.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các nội dung triển khai trên và báo cáo Cục Quản lý khám, chữa bệnh Bộ Y tế trước ngày 24-12.