Một nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) vừa chỉ ra cứ 10 người mắc hội chứng Covid-19 kéo dài thì 7 người gặp phải các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung trong vài tháng sau khi khỏi bệnh.
Nghiên cứu đăng tải trên chuyên trang Frontiers in Aging Neuroscience (tạm dịch: Biên giới trong Khoa học thần kinh lão hóa) được tiến hành thực hiện với các bệnh nhân có hội chứng Covid-19 kéo dài (tức là các triệu chứng vẫn kéo dài nhiều tháng sau khi khỏi bệnh, còn được gọi vắn tắt là hậu Covid-19).
78% số người tham gia nghiên cứu khai báo gặp phải tình trạng khó tập trung, 69% bị hội chứng sương mù não, 68% hay quên, 60% gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ để nói hoặc diễn tả ý mình muốn nói. Những triệu chứng này sau đó đã được xác nhận qua các bài kiểm tra nhận thức.
Người tham gia đã thực hiện một số nhiệm vụ để đ.ánh giá khả năng ghi nhớ từ ngữ, hình ảnh và khả năng ra quyết định. Kết quả cho thấy số điểm về khả năng ghi nhớ từ ngữ và hình ảnh của những người bị các triệu chứng hậu Covid-19 thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
Nghiên cứu chỉ ra bệnh nhân Covid-19 nặng có khả năng mắc các triệu chứng Covid-19 kéo dài cao hơn các ca bệnh nhẹ. Biểu hiện của Covid-19 kéo dài thường là buồn nôn, đau bụng, tức ngực và các vấn đề về hô hấp trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi khỏi bệnh.
“Mọi người nghĩ rằng hậu Covid-19 chỉ là mệt mỏi hoặc ho. Nhưng các vấn đề về nhận thức là triệu chứng phổ biến thứ hai”, tiến sĩ Lucy Cheke, tác giả cao cấp của nghiên cứu, cho biết.
Kết quả nghiên cứu góp thêm vào các bằng chứng ngày càng tăng cho thấy Covid-19 có tác động đến não, theo thông cáo trên trang web chính thức của Đại học Cambridge.
Trước đó, vào tháng 1.2022, các nhà khoa học tại Đại học Washington (Mỹ) cũng chỉ ra bệnh nhân Covid-19 có hơn 60% nguy cơ mắc phải những vấn đề về tinh thần và cảm xúc kéo dài 1 năm sau khi nhiễm bệnh.
Tiến sĩ Ziyad Al-Aly, trưởng nhóm nghiên cứu, nhận định tiêm chủng đầy đủ giúp làm giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề trên.
Chia sẻ trên The Irish Times, các nhà khoa học Úc gợi ý người nhiễm Covid-19 nên tập thể dục để hỗ trợ quá trình bình phục. Các bài tập được gợi ý là yoga ( ảnh), chống đẩy và đi bộ.
“Quá trình hồi phục của mỗi người là khác nhau. Luôn kiểm tra để chắc chắn bạn không luyện tập quá sức. Việc kiểm soát căng thẳng và lo lắng rất quan trọng cho quá trình phục hồi hậu Covid-19″, bác sĩ Robert Newton, giáo sư y học thể dục thể thao tại Đại học Edith Cowan (Úc), cho biết.
Cách đối phó sương mù não
Sương mù não không phải là một tình trạng bệnh lý cụ thể mà là một thuật ngữ để chỉ các triệu chứng liên quan đến suy nghĩ và trí nhớ.
Đa số người mắc phải tình trạng sương mù não hậu Covid-19 có thể cảm thấy thiếu minh mẫn, khó tập trung, mất nhiều thời gian hơn khi nhớ tên một ai đó hoặc thường bất chợt quên việc mình định làm…, theo trang Verywell Mind.
Tiến sĩ Jacqueline H.Becker, nhà khoa học thuộc Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai (New York, Mỹ), cho biết đa số người gặp tình trạng này còn khá trẻ và khỏe mạnh. T.uổi trung bình của họ là 49 và hầu hết đều không mắc các bệnh nền như đái tháo đường và tăng huyết áp.
Tiến sĩ Becker cho biết nguyên nhân dẫn đến sương mù não có thể do SARS-CoV-2 (vi rút gây bệnh Covid-19) xâm nhập trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương và thậm chí trở thành vi rút gây viêm mãn tính. Chính vì vậy, việc tiêm vắc xin để giảm nguy cơ trở nặng, hạn chế các di chứng hậu nhiễm Covid-19 là rất quan trọng.
Hội đồng toàn cầu về sức khỏe não bộ khuyến nghị nên tập thể dục thường xuyên, luyện kích thích nhận thức bằng các câu đố, trò chơi, ứng dụng rèn luyện trí não, hoặc học một ngôn ngữ mới. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo ngủ đủ giấc. Việc luôn giữ kết nối xã hội và tương tác với cộng đồng cũng góp phần tăng khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ.
Trẻ tiêm vaccine có mắc Covid-19 nữa không?
Giống như người lớn, trẻ đã tiêm vaccine phòng Covid-19 vẫn có thể mắc bệnh. Song việc tiêm giúp giảm nguy cơ tiến triển nặng, nguy cơ t.ử v.ong, có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết trong lịch sử tiêm chủng, không một vaccine nào đạt hiệu quả bảo vệ 100%. Điều này cũng đúng với vaccine phòng Covid-19. Đến nay, Việt Nam đã tiêm được hơn 81 triệu liều. Hiệu quả mà vaccine Covid-19 mang lại là giảm tình trạng tiến triển bệnh nặng và nguy cơ t.ử v.ong đối với những người không được tiêm vaccine so với những người được tiêm vaccine.
“Một người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine vẫn có nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2 tuy nhiên chúng tôi có hai khái nhiệm là nhiễm Covid-19 và mắc bệnh trầm trọng. Tiêm rồi vẫn có nguy cơ nhiễm nhưng tiến triển nặng giảm đi rất nhiều, nguy cơ t.ử v.ong giảm đi rõ rệt. Với tất cả vaccine phòng Covid-19 cho đến hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các nhà sản xuất và các quốc gia đều đưa ra nhận định này đó một cách thuyết phục”, TS Hồng phân tích.
Nhấn để phóng to ảnh
TPHCM là địa phương đầu tiên trên cả nước tiến hành tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 12-17 t.uổi (Ảnh: Hải Long)
Theo chuyên gia, với t.rẻ e.m, điều này cũng không ngoại lệ. Có thể trẻ tiêm nhưng vẫn có nguy cơ lây nhiễm Covid-19. Khi chúng ta đã đạt được miễn dịch cộng đồng ở mức trên 70% dân số được tiêm vaccine (Việt Nam đặt mục tiêu 90-95%) thì cộng đồng được bảo vệ. Vì thế, việc trẻ nào đó mắc bệnh thì cộng đồng vẫn được bảo vệ.
“Tới đây khi triển khai tiêm vaccine đầy đủ các mũi, cộng với việc sẽ có các mũi tiêm nhắc nếu cần thiết theo khuyến cáo của WHO và các quốc gia thì chúng ta mong muốn không chỉ tiếp tục duy trì cho trẻ được đi học mà việc giãn cách xã hội được giảm thiểu đến mức thấp nhất như Bộ Y tế hướng dẫn”, TS Hồng nói.
“Hiện nay, nếu dịch xảy ra ở những tỉnh, thành phố có độ bao phủ vaccine cao thì việc khoanh vùng sẽ rất nhỏ, từng hộ gia đình, cụm làng xóm, không giãn cách rộng như thời gian trước đây. Lý do vì đã có vaccine, chúng ta đảm bảo được miễn dịch cộng đồng”, TS Hồng cho biết thêm.
Theo CDC Hoa Kỳ, tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp bảo vệ trẻ không mắc bệnh. Thông tin ban đầu cho thấy vaccine có thể giúp ngăn mọi người lây lan bệnh cho người khác. Chúng cũng có thể giúp con bạn không bị ốm nặng ngay cả khi chúng mắc bệnh.
Nhấn để phóng to ảnh
Tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ tại TPHCM (Ảnh: Quang Minh).
Theo Trung tâm y tế John Hopkins (Hoa Kỳ), vaccine có thể giúp ngăn ngừa t.rẻ e.m mắc Covid-19. Đôi khi trẻ mắc Covid-19 nhẹ hơn ở người lớn, nhưng một số trẻ mắc bệnh có thể bị viêm phổi nặng, ốm nặng và cần nhập viện. Điều này đặc biệt quan trọng cần ghi nhớ đối với biến thể Delta, biến thể này dễ lây lan hơn các biến thể coronavirus khác.
Bên cạnh đó, các loại vaccine hiện tại vẫn có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh nặng do biến thể Delta của virus gây ra. T.rẻ e.m cũng có thể có các biến chứng như hội chứng viêm đa hệ thống và cần phải chăm sóc đặc biệt hoặc các triệu chứng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Virus có thể gây t.ử v.ong ở t.rẻ e.m, mặc dù trường hợp này hiếm hơn so với người lớn.
Vaccine giúp ngăn ngừa hoặc giảm sự lây lan của Covid-19. Giống như người lớn, t.rẻ e.m cũng có thể truyền virus cho người khác nếu chúng bị nhiễm, ngay cả khi chúng không có triệu chứng. Tiêm vaccine Covid-19 có thể bảo vệ trẻ và những người khác, giảm nguy cơ trẻ truyền virus cho người khác, bao gồm cả các thành viên trong gia đình và bạn bè, những người có thể dễ bị hậu quả nặng nề hơn của bệnh Covid-19.
Tiêm vaccine Covid-19 có thể giúp ngăn chặn các biến thể khác xuất hiện. Các trường hợp mắc bệnh Covid-19 đang gia tăng ở t.rẻ e.m và biến thể Delta dường như đang đóng một vai trò nào đó. Giảm sự lây truyền của virus bằng cách tiêm vaccine cũng làm giảm khả năng virus đột biến thành các biến thể mới, thậm chí có thể nguy hiểm hơn. Tuy nhiên, virus có thể lây truyền dễ dàng giữa t.rẻ e.m và người lớn chưa được tiêm chủng, khiến các biến thể mới xuất hiện.
Trong tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm mũi một vaccine phòng Covid-19 cho trẻ song không triển khai đồng loạt mà theo tiến độ tiêm cho người lớn, tiến độ cung ứng vaccine.
Tỉnh nào đã đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người từ 18 t.uổi trở lên (80% người trên 18 t.uổi được tiêm ít nhất một mũi, 50% người từ 50 t.uổi trở lên được tiêm 2 mũi) thì mới tiến hành tiêm vaccine cho trẻ. Theo đó, sẽ ưu tiên cho địa phương đang có dịch, đang bị giãn cách xã hội, có mật độ dân cư tập trung, nguy cơ lây nhiễm cao.
Tỉnh nào chưa đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn thì vẫn tiếp tục ưu tiên cho nhóm này.