Lý do đáng sợ của thói quen bỏ ăn sáng

Nghiên cứu phát hiện bỏ bữa sáng làm tăng gấp 4 lần nguy cơ sa sút trí tuệ, theo nhật báo của Anh Express.

Cho dù các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ thường chỉ bắt đầu xuất hiện khi bước vào t.uổi 60, nhưng đó là kết quả của một chuỗi các thói quen từ độ t.uổi 30 và 40.

ly do dang so cua thoi quen bo an sang 6cf 6367104

Bạn chớ bao giờ bỏ ăn sáng nhé. Ảnh SHUTTERSTOCK

Những thói quen sinh hoạt kém, chế độ ăn uống thất thường và lười vận động, tất cả tạo t.iền đề cho tình trạng bệnh phát triển và bắt đầu ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Một trong những thói quen có thể làm tăng nguy cơ phát triển chứng sa sút trí tuệ lên gấp 4 lần là thói quen bỏ bữa sáng.

Bữa sáng: Bữa ăn quan trọng nhất trong ngày

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Nó giúp bạn tập trung và duy trì hoạt động cả ngày dài.

Một nghiên cứu mới chứng minh rằng việc bỏ bữa ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ sau này trong cuộc sống.

Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí khoa học của Nhật Japanese Journal of Human Sciences of Health-Social Services, đã tiết lộ rằng bỏ bữa sáng có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ lên ​​4 lần.

Nghiên cứu phát hiện điều gì?

Nhằm mục đích hiểu được mối liên quan giữa thói quen lối sống và chứng sa sút trí tuệ, nghiên cứu được thực hiện trong hơn 6 năm tại một hội nông dân gần trung tâm đô thị ở Nhật Bản, nơi có khoảng 525 người từ 65 t.uổi trở lên tham gia.

Kết quả, vào cuối cuộc nghiên cứu, các nhà khoa đã nhận thấy rằng, không phân biệt giới tính và t.uổi tác, những người tham gia không ăn sáng có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao gấp 4 lần, theo Express.

ly do dang so cua thoi quen bo an sang 99d 6367104

Chế độ ăn MIND có thể giúp làm chậm chức năng não liên quan đến t.uổi tác sau này trong cuộc sống. Ảnh SHUTTERSTOCK

Nghiên cứu cũng tiết lộ rằng các thói quen ăn uống khác như ăn vặt cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.

Cụ thể, ăn vặt làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ lên 2,7 lần;

Ăn nhiều muối tăng 2,5 lần;

Ăn một chế độ ăn uống không cân bằng tăng 2,7 lần.

Ngoài thói quen ăn sáng, có một số thói quen khác có thể làm tăng nguy cơ phát triển tình trạng này.

Ăn gì để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ?

Để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ, nên cố gắng bổ sung một bữa ăn lành mạnh và bổ dưỡng trong chế độ ăn uống.

Bữa ăn cân bằng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất có thể giúp bạn chống lại một số bệnh mạn tính, kể cả chứng sa sút trí tuệ.

Chế độ ăn MIND: Là sự kết hợp giữa chế độ ăn lành mạnh nhất – chế độ ăn DASH và chế độ ăn Địa Trung Hải, nhằm mục đích giảm chứng mất trí nhớ và làm chậm chứng thoái hóa thần kinh ở người cao t.uổi.

Chế độ MIND do các nhà nghiên cứu tại Đại học Rush – Chicago (Mỹ) xây dựng nên, có thể giúp làm chậm chức năng não liên quan đến t.uổi tác sau này trong cuộc sống.

Chế độ ăn này bao gồm những loại thực phẩm sau ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, chất béo lành mạnh, rau, trái cây, theo Express.

Suy giảm thính giác không được điều trị, tác động khó lường đến sức khỏe

Suy giảm thính giác chủ yếu xảy ra ở người già do liên quan đến lão hóa. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai và ở mọi lứa t.uổi.

Tại Mỹ, các thống kê cho thấy có đến 37,5 triệu người trên 18 t.uổi gặp vấn đề về thính giác. Trong khi đó, trung bình 1.000 t.rẻ e.m ở Mỹ thì có 3 em bị suy giảm thính lực ở 1 hoặc 2 tai, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

suy giam thinh giac khong duoc dieu tri tac dong kho luong den suc khoe f32 6351745

Suy giảm thính giác khiến người bệnh khó giao tiếp, dẫn đến tự cô lập và thu rút khỏi các cuộc gặp gỡ với mọi người. Ảnh SHUTTERSTOCK

Ngoài t.uổi tác thì các yếu tố như điều kiện làm việc, tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn, chẳng hạn như âm thanh lớn từ tai nghe hay trong các sự kiện âm nhạc, cũng góp phần gây suy giảm thính giác.

Nếu không được điều trị, mất thính giác có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và cảm xúc. Hậu quả là dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe.

Một nghiên cứu đăng trên chuyên san y khoa The Lancet cho thấy suy giảm thính giác làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Mức độ suy giảm càng cao thì nguy cơ bị sa sút trí tuệ càng tăng.

Theo đó, người suy giảm thính giác mức độ nhẹ có nguy cơ sa sút trí tuệ cao gấp 2 lần bình thường. Nguy cơ này ở người suy giảm thính lực mức độ vừa và nặng lần lượt là 3 lần và 5 lần.

Không những vậy, suy giảm thính giác không được điều trị sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự minh mẫn và trí nhớ của người bệnh, nhất là người già. Vì khi khó nghe rõ, người mắc sẽ phải tập trung tinh thần nhiều hơn để lắng nghe, từ đó khiến bộ não không thể tập trung cho việc ghi nhớ và hiểu ngôn từ.

Các thống kê cho thấy hơn 90% người bị suy giảm thính lực là nhóm trên 50 t.uổi. Vì không thể nghe rõ nên họ khó giao tiếp với mọi người. Do đó, người bị suy giảm thính lực có xu hướng bị cô lập và thu rút khỏi các cuộc gặp gỡ với mọi người.

Vì thính giác rất quan trọng với sức khỏe nên mọi người cần kiểm tra thính giác định kỳ, đặc biệt là người có nguy cơ cao bị suy giảm thính giác. Các chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra thính giác từ 3 đến 5 năm/lần. Những người trên 60 t.uổi hay thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn có thể kiểm tra thường xuyên hơn, theo Healthline.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *