Bạn tôi – một nhân viên y tế, nhiễm biến thể Delta vào tháng 12/2021. Tôi cảnh báo, bạn có thể tái nhiễm với biến thể Omicron.
Chỉ 63 ngày sau, bạn tái nhiễm Covid một lần nữa!
2 lần mắc Covid-19 sau hơn 2 tháng
Một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong việc dự đoán diễn biến đại dịch Covid-19, đó là khả năng tái nhiễm, tức là một người đã bị nhiễm bệnh và khỏi, khả năng mắc lần hai và những lần tiếp theo là như thế nào?
Bạn tôi là nhân viên y tế đã bị tái nhiễm. Vào ngày 24/12/2021, bạn thấy người mệt mỏi, tức ngực và ho, sau đó sốt nhẹ. Bạn được lấy mẫu làm xét nghiệm tại bệnh viện. Kết quả Realtime – PCR có chỉ số CT = 18,7, tức là tải lượng virus đang rất cao. Ngay lập tức, bạn được chuyển đến bệnh viện Covid-19 để cách li bắt buộc. Phải mất 11 ngày để hồi phục, đến ngày 3/1 kết quả PCR âm tính, bạn được ra viện cách ly nhưng vì sợ lây nhiễm cho người khác nên bạn tôi đã tự cách ly tại nhà thêm hai tuần.
Nhân viên y tế phường ở Hà Nội đi tiêm vắc xin cho người dân
Tôi cảnh báo, bạn có thể tái nhiễm biến thể Omicron. Là nhân viên y tế, mặc dù đã nhiễm biến thể Delta, nhưng khi có lời cảnh báo của tôi, bạn rất cẩn thận, luôn tuân thủ khuyến cáo 5k nghiêm ngặt để tránh bị tái nhiễm.
Sáng 27/2, sau một ngày trực 24 tiếng mệt mỏi, bạn thấy có một số dấu hiệu nghi ngờ nên đã vào hiệu thuốc mua test nhanh về thử. Kết quả hai vạch hiện lên rất đậm.
Lần này, bạn chỉ thấy người hơi gai gai, không sốt, hắt hơi và chảy nước mũi trong, không bị tức ngực, không đau người, ăn ngủ bình thường và bạn vẫn tập được thể dục.
Omicron có tỉ lệ tái nhiễm rất cao
Theo quan sát của tôi, dường như dịch bệnh đang diễn ra với biến thể Omicron là chủ đạo. Nó đã thực sự thay thế biến thể Delta trước đây. Chỉ hai tuần trở lại trước, số ca nhiễm còn ít. Nhưng thời điểm hiện tại, những nhóm bạn bè kết nối trên Facebook, Zalo, hay nhóm chơi bên ngoài của tôi đã không còn an toàn, lần lượt từng người thông báo cả nhà đã dương tính.
Chỉ có Omicron mới lây nhiễm với tốc độ như vậy. Nó cũng lí giải việc người bạn của tôi đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng Covid-19, đã nhiễm biến thể Delta. Vậy mà chỉ 63 ngày, bạn tái nhiễm Covid một lần nữa. Có lẽ Covid đã giống với cúm mùa!
Theo số liệu mới nhất từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), tính đến ngày 9/1/2022, đã có 425.890 ca tái nhiễm. Trong đó, tuần cuối cùng có tới 109.936 ca, chiếm 11% tổng số ca bệnh trong tuần đó. Dữ liệu ONS cũng cho thấy, chủng Vũ Hán ban đầu cho đến biến thể Alpha rất hiếm trường hợp tái nhiễm, Delta phổ biến hơn, Omicron có tỉ lệ tái nhiễm rất cao.
Báo cáo mới nhất số 49 của Đại học Hoàng gia London, sau khi xem xét một loạt các yếu tố, các nhà khoa học đã ước tính biến thể Omicron có nguy cơ tái nhiễm cao gấp 5,4 lần so với biến thể Delta. Thời gian giữa hai lần nhiễm có thể rút ngắn. Thống kê của UKHSA từ ngày 1/11 – 29/12/2021 có 2.855 trường hợp tái nhiễm cách lần một từ 29-89 ngày. Khả năng tái nhiễm: Vũ Hán
Theo chiều ngược lại, khi đã nhiễm Alpha thì không nhiễm Vũ Hán, nhiễm Delta khả năng rất thấp để nhiễm lại Alpha hay Vũ Hán. Ở thời điểm hiện tại, nhiễm Omicron, khả năng bảo vệ sẽ cao nhất, rất khó để tái nhiễm lại Omicron, càng khó hơn để tái nhiễm Delta, Alpha hay Vũ Hán.
Tái nhiễm có thể nhẹ hơn
Theo logic về miễn dịch, lần tái nhiễm sau sẽ nhẹ hơn lần trước. Thực tế số liệu cũng cho thấy, tải lượng virus ở lần tái nhiễm sau thấp hơn lần đầu, vì thế mà bệnh nhân thường có triệu chứng nhẹ hơn.
Tôi dự đoán sau khi nhiễm Omicron, cơ thể sẽ có sức đề kháng để miễn nhiễm chính Omicron và các biến thể trước đó như Delta, Alpha và Vũ Hán. Những trường hợp đã nhiễm Alpha hoặc Delta, kể cả chủng Vũ Hán ban đầu, nếu thời điểm hiện tại bị tái nhiễm Omicron thì triệu chứng cũng chỉ thoáng qua tựa cảm lạnh, như người bạn của tôi vừa bị. Covid-19 sẽ giống như cảm lạnh với các biến thể Pi, Rho, Sigma…
Bác sĩ Trần Văn Phúc (Trung tâm Kĩ thuật cao và Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn)
Chiều 26/2: Việt Nam đã tiếp nhận hơn 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19; TP HCM yêu cầu tiêm vaccine cho F0 vừa khỏi bệnh
Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện đã tiêm trên 145,5 triệu liều; Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng ở độ t.uổi chỉ định trong năm 2021; TP HCM yêu cầu tiêm vaccine cho F0 vừa khỏi bệnh .
Cả nước đã tiêm trên 145,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19
Từ tháng 3/2021 đến hết ngày 24/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Trong tổng số 183,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã tiếp nhận, Bộ Y tế đã phân bổ 110 đợt với tổng số 166,8 triệu liều, còn khoảng 16,3 triệu liều mới tiếp nhận, đang tiến hành các thủ tục để kiểm định chất lượng, xuất xưởng.
Cập nhật đến 14h ngày 26/12, cả nước đã tiêm trên 145,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 25/12, tiêm được 1.081.656 liều vaccine các loại. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ t.uổi chỉ định tiêm chủng trong năm 2021, trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và bắt đầu triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại.
Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 133.473.771 liều, trong đó có 69.577.941 mũi 1; 61.618.429 mũi 2; 1.115.915 mũi 3 (đối với vaccine Abdala ); 377.729 liều bổ sung và 783.757 liều nhắc lại.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công nhân tại tỉnh Thái Bình Ảnh: Thái Bình
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine phòng COVID-19 là 98,6% và tỷ lệ tiêm đủ 02 liều là 87,3% dân số từ 18 t.uổi trở lên. Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 95,4% và 83,1%; miền Trung là 96,4% và 86,4%; Tây Nguyên là 90,9% và 74,0%; miền Nam là 100% và 91,6%.
Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 35/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 95%; 16/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ từ 90-95%; 12/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ dưới 90%, trong đó 05 tỉnh có tỷ lệ bao phủ thấp nhất là Hưng Yên (83,7%), Cao Bằng (85,6%), Ninh Bình (84,8%), Kon Tum (85,5%) và Cao Bằng (85,6%).
Tỷ lệ bao phủ đủ liều vaccine cho dân số từ 18 t.uổi trở lên: 25/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ trên 90%; 18/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều từ 80 – dưới 90%; 20/63 tỉnh, thành phố còn lại có tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều dưới 80%…
Về triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi: Các tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm được 11.040.008 liều, trong đó có 7.303.477 mũi 1 và 3.736.531 mũi 2. Tỷ lệ bao phủ ít nhất 01 liều vaccine là 80,2% và tỷ lệ bao phủ đủ 02 liều là 41,0% dân số từ 12 -17 t.uổi.
Theo khu vực, tỷ lệ này lần lượt ở miền Bắc là 75,0% và 26,5%; miền Trung là 67,4% và 25,2%, Tây Nguyên là 80,1% và 5,1%, Miền Nam là 91,2% và 70,2%.
Các tỉnh thành phố đã cơ bản bao phủ đủ 02 liều vaccine cho nhóm t.uổi này là Hà Nam, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM, T.iền Giang, Tây Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bình Dương, Bạc Liêu, Hậu Giang.
TP HCM: Yêu cầu tiêm vaccine cho bệnh nhân COVID-19 vừa khỏi bệnh
UBND TP HCM ngày 25/12 có thông báo về cấp độ dịch trên địa bàn TP HCM tính đến ngày 23/12. Theo đó, toàn địa bàn TP HCM vẫn duy trì ở cấp độ 2.
Đối với cấp quận huyện, có 9 địa phương đạt cấp độ 1 là quận 3, 6, 7, 8, Bình Tân, Tân Phú và huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Củ Chi. Có 13 địa phương đạt cấp độ 2 là quận 1, 4, 5, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và TP Thủ Đức.
Như vậy, có 2 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận Tân Bình và huyện Bình Chánh từ cấp 1 lên cấp 2. Có 2 quận giảm cấp độ dịch là quận Bình Tân từ cấp 2 xuống cấp 1 và quận 10 từ cấp 3 xuống cấp 2.
Đối với xã phường thị trấn, có 160 địa phương cấp độ 1, hiện có 139 địa phương cấp độ 2 và 13 địa phương cấp độ 3. Như vậy, có 35 phường xã giảm cấp độ dịch và 18 phường xã tăng cấp độ dịch so với tuần trước.
Cũng liên quan đến công tác phòng chống dịch của TP HCM, Sở Y tế TPHCM đã thông tin kết luận của Ban giám đốc sở trong buổi họp trực tuyến về Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ diễn ra mới đây.
Theo đó, sau 15 ngày triển khai chiến dịch, thành phố đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong đó, số liệu t.ử v.ong đang giảm dần.
Sở cũng đ.ánh giá số liệu về nhóm người nguy cơ rất quan trọng do được thu thập trực tiếp từ các mẫu phiếu “đi từng ngõ, gõ từng nhà”. Tuy nhiên, một số quận, huyện còn chậm trong công tác triển khai cập nhật số liệu nhóm người nguy cơ.
Về công tác tiêm chủng, sở yêu cầu các địa phương thực hiện mũi 3 (mũi bổ sung và nhắc lại) và hoàn tất trong tháng 1/2022. Các quận, huyện và TP Thủ Đức phải thực hiện cao điểm tiêm mũi 3 cho cả nhóm nguy cơ, không nguy cơ sau khi đủ 3 tháng tiêm mũi 2.
Sở Y tế TP HCM cũng lưu ý tất cả F0 vừa hoàn thành điều trị cần được tiêm vaccine ngay, không chờ đủ 6 tháng.
Đà Nẵng cung ứng hàng hóa, thực phẩm theo từng cấp độ dịch COVID-19
Đà Nẵng vừa ban hành phương án cung ứng lương thực, thực phẩm và một số mặt hàng thiết yếu trong các tình huống phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thành tiêm vaccine COVID-19 mũi 3 cho người trên 18 t.uổi trong quý I/2022
Số mắc vẫn tăng cao, đẩy nhanh tiêm vaccine, điều trị giảm bệnh nặng, t.ử v.ong
Việt Nam và Belarus trao tặng trang thiết bị phòng chống dịch COVID-19
Dịch COVID-19 khó lường, bảo đảm chất lượng xét nghiệm SARS-CoV-2
Cụ thể, trong điều kiện bình thường mới (cấp độ dịch là cấp 1) và trong điều kiện nguy cơ trung bình (cấp độ dịch là cấp 2), đơn vị cung ứng, phân phối được phép hoạt động chợ truyền thống, chợ đầu mối; trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện lợi (chuỗi siêu thị mini); siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa, cửa hàng lương thực, thực phẩm; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thương mại khác. Điều kiện hoạt động phải đảm bảo 5K, quét mã QRcode, tiêm vaccine COVID-19.
Trong điều kiện nguy cơ cao (cấp độ dịch là cấp 3), các chợ truyền thống, bao gồm cả khu vực bán lẻ nằm trong chợ đầu mối chỉ được phép bán mang về đối với hàng ăn uống, không phục vụ tại chỗ; bố trí luân phiên tối đa 50% số lượng gian hàng, quầy hàng, có vách ngăn giữa người bán và người mua và thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối phục vụ tối đa 20 người cùng một thời điểm, đảm bảo giãn cách 2 mét giữa người với người.
Ngoài các quy định giống như ở điều kiện nguy cơ cao (cấp độ dịch là cấp 3), trong điều kiện nguy cơ rất cao (cấp độ dịch là cấp 4), các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối (trừ khu vực bán lẻ) phục vụ tối đa 10 người cùng một thời điểm, đảm bảo giãn cách 2 mét giữa người với người. Đặc biệt, người tham gia hoạt động phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong 72 giờ.
Tính từ ngày 16/10 đến nay, TP Đà Nẵng ghi nhận 5.400 ca mắc COVID-19, trong đó có 189 ca ngoại tỉnh.
Quảng Bình: Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 25/12 đến 6 giờ ngày 26/12), Quảng Bình ghi nhận thêm 14 ca mắc COVID-19 tại cộng đồng; trong ngày có 39 ca xuất viện. Toàn tỉnh hiện có 115 bệnh nhân đang điều trị tại nhà.
Tổng số ca COVID-19 của tỉnh đến nay là 3.586; số ca điều trị khỏi là 3.140, còn 310 bệnh nhân đang điều trị, 7 ca t.ử v.ong; 114 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị tại nhà.
Hiện 95% người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là gần 87,34%.
Lấy mẫu sàng lọc COVID-19 cho người vào khám chữa bệnh tại Bệnh viện Phụ sản TW Ảnh:Thái Bình
Bến Tre: Từ 18 giờ ngày 25/12 đến 11 giờ ngày 26/122021, tỉnh ghi nhận 391 ca mắc Covid-19, tính đến 11 giờ tỉnh có 391 ca, nâng tổng số ca mắc toàn tỉnh là 24.799 ca. Trong đó có 13.557 ca kết thúc điều trị, 152 ca t.ử v.ong.
Bình Dương: Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Dương vừa có công văn về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung và liều nhắc lại (mũi 3) cho chuyên gia và người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, dự kiến từ ngày 28- 31/12, Bệnh viện Quốc tế Becamex và Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước sẽ tổ chức tiêm vaccine cho chuyên gia, người nước ngoài. Đối tượng tiêm là người nước ngoài từ 18 t.uổi trở lên.