Cháu bé 9 ngày t.uổi bị ngừng thở do uống mật khỉ

Sau khi người nhà cho uống mật khỉ để chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian, cháu bé sơ sinh 9 ngày t.uổi đã ngừng thở và ngừng tim.

Chiều nay (21/2), Khoa Nhi, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình tiếp nhận và điều trị 1 trường hợp trẻ sơ sinh 9 ngày t.uổi bị ngộ độc do uống mật khỉ, được chuyển lên từ bệnh viện tuyến huyện.

chau be 9 ngay tuoi bi ngung tho do uong mat khi 6cb 6325002

Sau khi uống mật khỉ, 1 trẻ sơ sinh ngừng thở, ngừng tim (Ảnh minh họa)

Trẻ sơ sinh này ở xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình vào chiều ngày 20/2 trong tình trạng nguy kịch, ngừng thở và ngừng tim, tím tái. Đội ngũ y, bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình đã tiến hành cấp cứu, hồi sức tích cực và cứu sống cho trẻ sơ sinh. Sức khỏe của trẻ sơ sinh dần hồi phục và được chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị, tránh những di chứng xấu để lại sau khi bị ngừng thở, ngừng tim.

Được biết, sau khi sinh được 7 ngày, bệnh viện cho trẻ sơ sinh này về nhà trong tình trạng sức khỏe bình thường. Tuy nhiên, gia đình đã cho cháu bé uống mật khỉ theo quan niệm chữa bệnh dân gian để phòng một số bệnh nên đã xảy ra việc ngộ độc, khiến cháu bé rơi vào tình trạng nguy kịch.

Ông Nguyễn Viết Thái, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bắc Quảng Bình cho biết, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh việc cho trẻ sơ sinh uống mật khỉ để giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tật, ngược lại trẻ có thể bị ngộ độc.

“Đưa vào viện là ngừng tim, ngừng thở, tím tái rồi, cấp cứu sống lại được là chuyển cháu vào Bệnh viện viện Hữu Nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, vì cháu mới 9 ngày t.uổi, còn nhỏ quá mà bệnh viện huyện lại không có điều kiện giải độc được, vào trong đó bác sĩ sẽ chăm sóc tiếp. Cháu mới được 9 ngày t.uổi, vừa mổ đẻ được 7 ngày, mới ra viện được 2 ngày thì mấy người lớn ở nhà bảo rằng cho uống mật khỉ để phòng kinh phong. Cho uống xong sau 2 tiếng đồng hồ là tím tái luôn. Xuống viện anh em cấp cứu sống lại được, khả năng cao có di chứng để lại do thiếu ô xy não khoảng 10 phút”, ông Nguyễn Viết Thái thông tin.

Bé 2 t.uổi tím tái vì vừa khóc, vừa ăn

Hóc hạt bí, mảnh nhựa và con tép là những dị vật vừa được gắp ra từ 3 em bé tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM.

Ngày 18/1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, vừa tiếp nhận 3 bệnh nhi hóc dị vật đường thở chỉ trong 2 ngày qua.

Cụ thể, một b.é g.ái 2 t.uổi được mẹ cho ăn trong lúc đang quấy hóc. Bé đột ngột ho sặc, khó thở và được đưa đến bệnh viện. Tại khoa Cấp Cứu, bé được đặt ống nội khí quản, thở máy nhưng vẫn tím tái. Ê-kíp nội soi đã lấy ra dị vật là một con tép ở phế quản gốc trái.

be 2 tuoi tim tai vi vua khoc vua an a84 6275710

“Thủ phạm” khiến b.é g.ái 2 t.uổi khó thở, tím tái. Ảnh: BVCC

Trường hợp thứ hai là b.é t.rai 4 t.uổi, nhập viện vì khò khè kéo dài. Hình ảnh CT scan ngực ở bệnh viện tuyến trước phát hiện ở phế quản gốc phải có bất thường, nghi có vật lạ. Khi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, bé được nội soi phế quản bằng ống soi mềm và gắp ra một mảnh nhựa đồ chơi.

Người mẹ cho biết, trước đó 4 tháng, bé ho sặc và khò khè sau khi chơi đồ chơi một mình. Tuy nhiên không biết chính xác thời điểm bị mắc dị vật.

Trường hợp thứ ba là b.é g.ái 2 t.uổi, được bà cho ăn hạt bí. Bé đang ăn thì ho sặc sụa rồi tím tái. Sau khi sơ cứu tại bệnh viện gần nhà, bé được chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng 2 trong tình trạng lơ mơ, suy hô hấp, co gồng tay chân.

Bé được đặt nội khí quản, thở máy và nội soi phế quản cấp cứu trong đêm, hút ra nhiều mảnh hạt bí làm bít tắc đường thở. Sau khi được chăm sóc tại khoa Hồi sức, bé phục hồi được tri giác và hô hấp ổn định.

be 2 tuoi tim tai vi vua khoc vua an e9b 6275710

Dị vật lấy ra từ phế quản của trẻ. Ảnh: BVCC

Bác sĩ CK1 Lê Thị Thanh Thảo, Phó khoa Hô hấp 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết, 3 ca dị vật đường thở trên được nội soi lấy ra trong 2 ngày liên tiếp.

Theo bác sĩ Thảo, dị vật kẹt trong đường thở có thể gây khó thở dữ dội và trẻ t.ử v.ong ngay trong vòng vài phút nếu dị vật bít tắc hoàn toàn khí quản. Ngoài ra, có thể gây suy hô hấp, tím tái nếu dị vật bít tắc một phần khí quản, thiếu oxy kéo dài có thể gây tổn thương não. Bệnh nhi cũng có thể bị ho, khò khè kéo dài, hoặc viêm phổi nặng.

Do đó, phụ huynh cần chú ý, không cho trẻ ăn lúc đang khóc, đang ho; không sử dụng ống hút để hút các thức ăn/uống có dạng hạt tròn; không cho trẻ ăn các thức ăn dễ sặc vào đường thở như hạt dưa, hạt bí, hạt đậu; trẻ tập ăn dặm nên sử dụng thức ăn mềm để không tạo thành dị vật khi trẻ cắn nát.

Bên cạnh đó, không cho trẻ chơi các đồ chơi có kích thước nhỏ, hình dạng tròn dễ lọt vào đường thở, nhắc nhở trẻ không cười đùa hoặc nói lúc thức ăn đang trong miệng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *