Các chuyên gia y tế trên thế giới đang kêu gọi mọi người làm xét nghiệm Covid-19 nếu thấy phát triển những dấu hiệu đặc biệt này trên da.
Biến thể Omicron dường như tạo ra các triệu chứng nhẹ hơn, nên nhiều người nhiễm bệnh không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào hoặc có những triệu chứng rất lạ.
Ví dụ như 6 dấu hiệu trên da ít được biết đến sau đây cũng là những triệu chứng đặc biệt của biến thể Omicron.
Mặc dù Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh tuyên bố việc ho dai dẳng, mất khứu giác, mất vị giác hoặc sốt cao vẫn là các triệu chứng chính, dữ liệu mới cho thấy Omircon gây ra các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường, như chảy nước mũi, đau đầu hoặc mệt mỏi.
Nên xét nghiệm Covid-19 nếu thấy những dấu hiệu đặc biệt này trên da. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, nghiên cứu về triệu chứng Covid-19 của Anh – ZOE – đã giúp tìm ra nhiều triệu chứng lạ hiếm gặp ngoài những triệu chứng đã được biết trước đây.
Ngày càng nhiều người nhiễm Omicron báo cáo 6 tình trạng trên da sau đây, theo nhật báo Express (Anh).
1. Ngón chân Covid
Triệu chứng “Ngón chân Covid” từ lâu đã được biết đến là triệu chứng của các biến thể ban đầu của Covid-19, và giờ đây, đó cũng là một triệu chứng của nhiễm Omicron.
Ngón chân có thể đỏ, tím, sưng tấy hoặc đôi khi nổi mẩn đỏ. Có thể bị đau và ngứa, có mụn nước và sưng tấy.
2. Môi nứt nẻ hoặc đau
Ngày càng có nhiều người nhiễm Omicron nhận thấy các triệu chứng như môi bị nứt nẻ hoặc đau.
Nhiễm biến thể Omicron bao lâu thì có thể lây? Triệu chứng gì?
3. Da khô
Các chuyên gia cho biết nhiều người nhiễm Omicron gặp tình trạng da khô giống như bệnh chàm – xuất hiện trên cổ và ngực.
Loại phát ban này xuất hiện trên cổ và phần trước của ngực tại vị trí tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Loại phát ban này thường đỏ và rất ngứa, có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong hoặc sau khi nhiễm bệnh và thường kéo dài.
3. Phát ban dạng do nóng
Triệu chứng “Ngón chân Covid” từ lâu đã được biết đến là triệu chứng của các biến thể ban đầu của Covid-19, và giờ đây, đó cũng là một triệu chứng của nhiễm Omicron. Ảnh SHUTTERSTOCK
Có một dấu hiệu của nhiễm Omicron giống với phát ban do nóng. Phát ban này thường gồm các khu vực nhỏ, có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể, đặc biệt trên bàn tay, bàn chân và khuỷu tay.
Phát ban này có vẻ ngoài gồ ghề và ngứa, có thể kéo dài nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần.
4. Phát ban nổi mề đay
Một dấu hiệu khác là loại phát ban xuất hiện dưới dạng các nốt sần nổi lên trên da, giống như nổi mề đay.
5. Phát ban dạng do lạnh
Phát ban này tạo ra các mảng l.ở l.oét màu tím hoặc đỏ có thể nổi lên như những nốt sần trên da.
Những người trẻ t.uổi thường gặp triệu chứng này và tình trạng da này thường không ngứa, theo Express.
TP.HCM mỗi ngày lấy hơn 1 triệu mẫu xét nghiệm, tỉ lệ dương tính chỉ còn 0,2%
Mỗi ngày ngành y tế TP.HCM lấy hơn 1 triệu mẫu xét nghiệm, đến ngày 25-9 tỉ lệ ca dương tính ở các vùng xanh, cận xanh, vàng, cam, đỏ giảm còn 0,2%.
Nhân viên y tế phường 5, quận Gò Vấp hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại nhà – Ảnh: DUYÊN PHAN
Tại buổi họp báo chiều 26-9, ông Phạm Đức Hải – phó trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM – cho biết từ 18h ngày 24-9 đến 18h ngày 25-9, ngành y tế TP đã lấy 1.029.604 mẫu xét nghiệm COVID-19. Trong đó có 5.578 mẫu đơn và 44 mẫu gộp, số mẫu làm xét nghiệm nhanh kháng nguyên là 1.024.025 mẫu.
Trả lời T.uổi Trẻ Online về tỉ lệ dương tính, ông Nguyễn Hồng Tâm – phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) – cho hay từ ngày 22-9, TP bước vào đợt thực hiện cao điểm xét nghiệm. Trong đó tại vùng đỏ, vùng cam cứ 2 ngày xét nghiệm 1 lần đối với tất cả người dân.
Còn vùng vàng và vùng xanh sẽ lấy mẫu theo đại diện hộ gia đình với tần suất 4 ngày/lần. “Mỗi ngày có hơn 1 triệu mẫu xét nghiệm được lấy. Một tín hiệu đáng mừng là tỉ lệ dương tính mỗi giảm dần qua từng đợt.
Cụ thể tại vùng xanh ngày 22-9 có 0,2% tỉ lệ dương tính thì đến 25-9 còn 0,1%. Vùng cận xanh ngày 22-9 là 0,3% thì đến 25-9 còn 0,2%. Vùng vàng không thay đổi (0,2%). Vùng cam ngày 22-9 là 0,6%, đến 25-9 còn 0,3%.
Còn tại vùng đỏ ngày 22-9 là 0,7%, đến ngày 25-9 còn 0,4%. Tỉ lệ chung các vùng ngày 22-9 là 0,4%, đến ngày 25-9 giảm còn 0,2%.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết tính đến 18h ngày 25-9, có 367.081 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, bao gồm 366.598 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 483 trường hợp nhập cảnh.
Ngành y tế TP đang điều trị cho 39.208 bệnh nhân, trong đó có 3.751 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi, 1.918 bệnh nhân nặng đang thở máy và 23 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày 25-9, có 3.512 bệnh nhân nhập viện, có 3.495 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 1-1 đến nay là 190.573) và 131 trường hợp t.ử v.ong (tổng số t.ử v.ong cộng dồn từ 1-1 đến nay là 14.378).
Về công tác tiêm vắc xin, tổng số mũi vắc xin đã triển khai tiêm đến ngày 25-9 là 9.441.815 (tăng 242.022 mũi vắc xin so với ngày 24-9).
Trong đó tổng số mũi 1 là 6.814.687 (tăng 12.693 mũi vắc xin so với ngày 24-9), mũi 2 là 2.627.128 (tăng 229.329 mũi vắc xin so với ngày 24-9). Số người được tiêm trên 65 t.uổi, người có bệnh nền là 1.107.266.