Đại dịch COVID-19 đã dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực về kinh tế, xã hội và ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của dân số trên toàn thế giới, trong đó không ít người mắc rối loạn lo âu hậu COVID-19.
1. Lo âu hậu COVID-19 là gì?
Lo âu được coi là một trong những triệu chứng kéo dài hơn của hội chứng Post-COVID (PCS).
Nhiều nghiên cứu cho thấy từ 23% đến 26% số người bị rối loạn lo âu sau khi khỏi bệnh, đặc biệt là phụ nữ.
Lo âu sau COVID-19 có các triệu chứng trùng lặp với các rối loạn sau: Rối loạn lo âu lan tỏa (GAD), rối loạn ám ảnh – c.ưỡng b.ức (OCD), rối loạn stress sau chấn thương (PTSD), cơn hoảng sợ kịch phát.
Fukase (năm 2021) đã chỉ ra rằng trong thời gian đại dịch COVID-19, tần suất các triệu chứng trầm cảm ở Nhật Bản cao gấp 2 đến 9 lần so với trước đại dịch.
Một nghiên cứu của Ba Lan cho thấy trong đợt dịch thứ hai ở nước này, 20% người dân có các triệu chứng rối loạn lo âu và gần 19% có các triệu chứng lo âu và trầm cảm.
Kayaaslan B. và cộng sự (năm 2021) nghiên cứu trên 413.148 người dân ở Anh, trong đó có 26.998 người dương tính với COVID-19, bằng các câu hỏi xác định trầm cảm và lo âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 26,4% người tham gia đáp ứng các tiêu chí về lo âu lan tỏa và trầm cảm; lo âu và trầm cảm cao hơn ở những người trước đây có SARS-CoV-2 dương tính (30,4%) so với SARS-CoV-2-âm tính (26,1%); mối liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 với lo âu và trầm cảm mạnh hơn ở những người bị nhiễm gần đây ( 120 ngày).
Nằm viện dài ngày là một nguyên nhân gây rối loạn lo âu hậu COVID-19 (ảnh minh họa).
2. Nguyên nhân gây rối loạn lo âu hậu COVID-19
Không có một nguyên nhân duy nhất nào gây ra lo âu sau khi khỏi COVID-19.
Các nguyên nhân có thể là:
Lo âu đã có trước khi mắc COVID-19, chiếm khoảng 8%; Cách ly xã hội trong thời gian mắc bệnh; Nằm viện dài ngày; Sự kỳ thị của những người xung quanh về việc bệnh nhân có SARS-CoV-2; Sợ lây truyền bệnh cho người khác; Không chắc chắn có khỏi COVID-19.
Năm 2021, các nghiên cứu đã ghi nhận mối tương quan giữa các triệu chứng COVID-19 và các triệu chứng lo âu.
Các triệu chứng COVID-19 của bệnh nhân càng tồi tệ, thì rối loạn lo âu hậu COVID-19 càng nặng.
Công thức thảo dược giúp bạn vượt qua rối loạn lo âu dễ dàng!
3. Các t riệu chứng của rối loạn lo âu hậu COVID-19
Các triệu chứng của lo âu sau COVID-19 bao gồm: Sợ đám đông; khó tập trung chú ý; không tin tưởng vào người khác; bắt buộc rửa tay nhiều lần; sợ phải ra khỏi nhà của mình; tăng sử dụng chất kích thích; cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng; mất nhiều thời gian để theo dõi các dấu hiệu bệnh tật; ám ảnh sợ bẩn; xa lánh những người yêu thương của bệnh nhân…
Độ dài của lo âu: Các triệu chứng lo âu có thể kéo dài trong vài tháng sau khi khỏi COVID-19. Một nghiên cứu năm 2021, có tới 25% bệnh nhân có triệu chứng lo âu kéo dài ít nhất 3 tháng sau khi khỏi COVID-19. Mối liên quan giữa nhiễm SARS-CoV-2 với lo âu và trầm cảm mạnh hơn ở những người bị nhiễm gần đây ( 120 ngày). Một nghiên cứu khác vào năm 2021 trên 1.200 bệnh nhân ghi nhận rằng các triệu chứng lo âu vẫn còn xuất hiện sau 7 tháng sau khi khỏi COVID-19.
Trong khi đó, một nghiên cứu khác vào năm 2021 cho thấy các triệu chứng lo âu có thể xấu đi theo thời gian. Đó là lý do tại sao bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa tâm thần càng sớm càng tốt nếu xuất hiện triệu chứng của rối loạn lo âu sau khi khỏi bệnh COVID-19.
Khi xuất hiện triệu chứng rối loạn lo âu nên được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần (ảnh minh họa).
4. Điều trị rối loạn lo âu hậu COVID-19
4.1. Liệu pháp tâm lý
Lo âu liên quan đến COVID-19 có nhiều ảnh hưởng hơn đến những người có ít kỹ năng đối phó với những hoàn cảnh khó khăn hơn.
Liệu pháp nhận thức – hành vi cho phép bệnh nhân phát triển các chiến lược để thiết lập lại các mối quan hệ và tăng khả năng chịu đựng của bệnh nhân.
Thực hiện liệu pháp này 2 lần một tuần và kết hợp với các bài tập thở sâu sẽ giúp cải thiện các triệu chứng lo âu sau khi khỏi COVID-19.
4.2. Liệu pháp hóa dược
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc chống lo âu trong một thời gian ngắn như thuốc bình thần benzodiazepin và nonbenzodiazepin; thuốc chống trầm cảm SSRI hoặc SRNI; t.huốc a.n t.hần kinh mới.
Các t.huốc a.n t.hần mới : Quetiapin và olanzapin liều thấp có hiệu quả chống lo âu tốt; quetiapin có hiệu quả điều trị lo âu lan tỏa tốt ngay ở liều thấp; hiệu quả điều trị xuất hiện ngay trong tuần đầu điều trị, thuốc thường được dung nạp tốt. Uống thuốc 1 lần vào buổi tối.
Thuốc bình thần : Bệnh nhân sử dụng benzodiazepin khi cảm thấy rất lo lắng. Điều trị bằng benzodiazepin chỉ nên kéo dài trong 2-6 tuần, sau đó giảm dần thuốc trong 1 hoặc 2 tuần rồi ngừng để tránh hội chứng cai thuốc.
Các thuốc benzodiazepin đạt hiệu quả tối đa sau 4 tuần như: Diazepam hoặc clonazepam hay bromazepam.
Tofisopam chỉ có tác dụng chống lo âu, không gây buồn ngủ, không có tác dụng chống co giật và giãn cơ đáng kể, không ảnh hưởng đến hoạt động tâm thần vận động và trí tuệ.
Thuốc chống trầm cảm SSRI
– Paroxetin: Thuốc đóng dạng viên nén 20 mg và 30 mg; dung nạp tốt, ít tác dụng phụ, được dùng điều trị trầm cảm, lo âu. Thuốc có thể uống 1 lần duy nhất vào buổi tối.
– Sertralin: Viên nén 50 mg và 100 mg. Thuốc được dung nạp tốt, có thể dùng 1 liều duy nhất trong ngày. Uống buổi tối.
Điều trị kết hợp: Phối hợp giữa thuốc chống trầm cảm và benzodiazepin hoặc/và t.huốc a.n t.hần mới để đạt hiệu quả sớm hơn. Ví dụ: Sertralin 1 viên/sáng; quetiapine 1 viên/tối; grandaxin 2 viên/ngày (sáng 1 viên, tối 1 viên).
Lưu ý: Người bệnh không tự ý dùng thuốc mà nên đi khám dùng thuốc theo chỉ định và dưới sự theo dõi, giám sát của bác sĩ. Nếu gặp tác dụng phụ của thuốc người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết để được xử lý kịp thời, thích hợp.
PGS. TS. Bùi Quang Huy
Chủ nhiệm Khoa Tâm thần Bệnh viện Quân y 103
Người phụ nữ tóc rụng như trút, ám ảnh đến muốn c.hết dù đã khỏi Covid-19
Dù đã có kết quả âm tính với Covid-19, 2 người trong gia đình có 5 F0 tại TPHCM thường xuyên bị ám ảnh, thậm chí nghĩ đến cái c.hết.
Ngày 8/11, chị M. (SN 1974, ngụ TPHCM) liên hệ phóng viên Dân trí với mong muốn được giới thiệu bác sĩ hỗ trợ, khi sức khỏe có nhiều chuyển biến tiêu cực.
“Giống như người chết” sau khi khỏi Covid-19
Tháng 8 vừa qua, cả nhà 5 người của chị M. phát hiện mắc Covid-19. Sau khi được thông báo, trạm y tế địa phương đã đến kiểm tra tình trạng và xác định họ có thể điều trị tại nhà.
Gia đình chị M. được cấp các túi thuốc A, B và theo dõi sức khỏe hơn 10 ngày thì lần lượt các thành viên có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Đến ngày 11/9, chị M. được cấp giấy xác nhận đã hoàn thành thời gian giám sát, cách ly kiểm dịch y tế.
Trên lý thuyết đã khỏi Covid-19 nhưng chị M. vẫn cảm giác mỏi mệt, bủn rủn tay chân, đầu óc không tỉnh táo. Gần đây, tóc chị liên tục rụng nhiều mảng lớn, vùng trên trán hói chỉ trong vài ngày. Đặc biệt, mỗi khi ngủ chị thường gặp ác mộng, thấy mình chịu đau đớn trên giường bệnh, đến nỗi nghĩ đến cái c.hết.
Tóc chị M. rụng từng búi lớn chỉ trong vài ngày (Ảnh: NVCC).
Vốn có t.iền sử bệnh tim mạch, chị M. sau đó đến một bệnh viện đã điều trị nhiều năm kiểm tra sức khỏe. Các bác sĩ tại đây cho biết cần phải theo dõi thêm để đ.ánh giá cụ thể tình trạng, nên chỉ kê thuốc trị tim mạch, rối loạn chuyển hóa protein, đái tháo đường cho người phụ nữ này.
Thành viên thứ hai trong gia đình 5 F0 là anh L.H.P. (em chồng chị M.) cho biết cũng bị đau nhức tay chân, sức khỏe suy yếu và hay gặp ảo giác sau khi đã khỏi bệnh.
“Nó (anh P.) nhiều lần nói với tôi là em thấy mệt quá, sao em giống như người c.hết quá chị ơi. Không biết phải làm thế nào” – chị M. chia sẻ.
Ám ảnh tâm lý “hậu Covid-19”
Sau khi thăm khám và khai thác các triệu chứng của chị M., bác sĩ Lê Duy, chuyên gia về rối loạn giấc ngủ và stress cho biết, chị M. có dấu hiệu rối loạn tâm thần.
Ác mộng mà chị M. gặp phải, xuất phát từ việc suy nghĩ gắn liền với cảm xúc sợ hãi mạnh mẽ ban ngày. Nếu bệnh nhân Covid-19 không được chăm sóc y tế kịp thời, có thể nguy hiểm đến tính mạng, thúc đẩy sự hoảng sợ tăng cao.
“Hướng giải quyết là tư vấn sức khỏe để chị M. an tâm, được trấn an, nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đủ dưỡng chất để thúc đẩy sự hồi phục về cơ thể. Về vấn đề rụng tóc, chị M. cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để được xử trí ” – bác sĩ nói.
Bệnh nhân điều trị phục hồi chức năng hậu Covid-19 tại TPHCM (Ảnh: BSCC).
Theo bác sĩ Duy, biểu hiện tâm lý chung của bệnh nhân “hậu Covid-19” là sợ hãi đám đông. Đây không nhất thiết là triệu chứng bệnh, mà do những ấn tượng và nhận thức về Covid-19, tạo ra phản xạ chung trong sinh hoạt hiện tại. Diễn tiến sự mất ngủ và ám ảnh của bệnh nhân trên dù vẫn còn, nhưng đã thuyên giảm sau 2 tháng và không ảnh hưởng đến khả năng làm việc, sinh hoạt của chị.
Tuy nhiên, có nhiều người không may mắn khi triệu chứng mất ngủ, lo âu, sợ hãi, ám ảnh diễn ra thường xuyên, không thuyên giảm, có chiều hướng gia tăng, làm giảm chất lượng cuộc sống một cách nặng nề. Với những trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa tâm thần – tâm lý để được điều trị kịp thời.
Theo thống kê được công bố tại hội thảo trực tuyến “Phục hồi chức năng hậu Covid-19” diễn ra tại TPHCM vào tháng 10, có 30-40% những người sống sót sau nhiễm bệnh gặp vấn đề lo lắng, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD).
20-40% bệnh nhân xuất viện khỏi khoa hồi sức tích cực (ICU) được ghi nhận rõ ràng vấn đề suy giảm nhận thức lâu dài.