Dù đã khỏi COVID-19 hơn 3 tuần, người đàn ông mới 40 t.uổi ở Hà Nội vẫn ho nhiều, mệt đến mức dắt xe máy từ sân vào nhà thôi cũng đuối.
Đi khám hậu COVID-19, anh nhận chẩn đoán phổi tổn thương hơn 50%.
Tại Hà Nội, trong quãng thời gian nghỉ Tết Nhâm Dần, lượng F0 khỏi bệnh cần tư vấn hậu COVID-19 không giảm. Mỗi ngày, hotline phòng khám hậu COVID-19 của Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, số điện thoại riêng của bác sĩ, zalo, facebook, fanpage của viện tiếp nhận và tư vấn cho hàng chục trường hợp.
Tương tự, dù ngày Tết, BS Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy Cao áp thuộc Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc phòng, thành viên chủ chốt ” nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ online chăm sóc, điều trị F0 tại nhà” – phải trả lời tới hơn 60 trường hợp cả F0 đang điều trị lẫn hậu COVID-19.
” Tư vấn và khám hậu COVID-19 là nhu cầu rất lớn” – BS Hoàng cho hay.
BS Đinh Thế Tiến – khoa Nội tổng hợp thuộc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, một trong 12 nhân viên y tế tham gia phòng khám hậu COVID-19 của viện này – cho biết ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết, lượng F0 khỏi bệnh đến khám khá nhiều.
Khám hậu COVID-19 cho F0 sau khi khỏi bệnh.
Bệnh nhân đến khám có nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, có người cảm thấy sức khỏe ổn định đến để kiểm tra tổng quát, có t.rẻ e.m được bố mẹ cho đi khám cùng, trong khi cũng có nhiều bệnh nhân đến với nhiều triệu chứng.
” Chủ yếu bệnh nhân khám vì những triệu chứng hô hấp và tâm lý như lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi” – BS Tiến nói. Trong số này có 2 ca phát hiện tổn thương phổi rầm rộ dù đã khỏi COVID-19 hơn 3 tuần.
Trường hợp đầu tiên là người đàn ông mới 40 t.uổi, t.iền sử khỏe mạnh. Thời gian điều trị dương tính ở Bệnh viện Đa khoa Gia Lâm (Hà Nội), anh này phải thở oxy một ngày, hình ảnh chụp Xquang phổi có tổn thương nhẹ.
Sau 2 tuần khỏi bệnh, anh ho rất nhiều, mệt mỏi, hụt hơi, hạn chế các hoạt động thể lực hàng ngày như leo cầu thang, đi lại, dắt xe máy.
BS Tiến khi nghe tim phổi của nam bệnh nhân nghi ngờ tổn thương phổi khá nhiều nên chỉ định chụp CT, phát hiện bệnh nhân tổn thương phổi tới hơn 50%. Ngoài thuốc giảm ho, các bài tập thở, bác sĩ hẹn anh tái khám sau 2 tuần.
Cũng đi khám vì mệt mỏi, hụt hơi, đ.ánh trống ngực “rầm rầm” là người đàn ông hơn 50 t.uổi. Kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm, chụp XQuang, điện tâm đồ, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có xơ phổi, viêm phổi kẽ do COVID-19, tim to, rối loạn nhịp tim…
Nghi ngờ bệnh nhân có ảnh hưởng tim do COVID-19, bác sĩ phòng khám hậu COVID-19 này đã hội chẩn với chuyên khoa Tim mạch, chẩn đoán bệnh nhân suy tim. Người đàn ông này được liên hệ để làm các xét nghiệm chuyên sâu, quản lý điều trị suy tim dài hạn kết hợp điều trị tổn thương phổi sau COVID-19.
” Không phải F0 nào khỏi bệnh đến khám hậu COVID-19 cũng phải xét nghiệm, chụp chiếu mà chúng tôi căn cứ vào triệu chứng lâm sàng hiện tại, t.uổi tác, bệnh lý nền và tiến trình điều trị dương tính trước đó của họ” – BS Tiến cho hay.
Đơn cử, nhiều t.rẻ e.m khám hậu COVID-19 nhưng không cần chụp chiếu, lấy m.áu xét nghiệm vì các em chỉ mắc ở mức độ rất nhẹ, thời gian mắc ngắn, khám lâm sàng không thấy dấu hiệu khó thở, ho trong khi năng lượng hoạt động các em vẫn rất tốt. Sau khi cân nhắc lợi ích – nguy cơ thì bác sĩ cho rằng không cần phải lấy m.áu xét nghiệm hay chụp chiếu, chỉ dặn bố mẹ theo dõi sát, nếu trẻ có triệu chứng sẽ tái khám và làm xét nghiệm liên quan triệu chứng.
Ai nên đi khám hậu COVID-19?
Theo BS Tiến, một số nhóm F0 sau khi khỏi bệnh (âm tính) cần lưu ý vấn đề khám hậu COVID-19 như:
– Nhóm người có bệnh nền (như tăng huyết áp, mạch vành, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá…);
– Nhóm người từ 60 t.uổi trở lên bởi họ có nguy cơ có nhiều bệnh đồng mắc chưa khởi phát nhưng sau khi mắc COVID-19 có thể thúc đẩy tình trạng nặng hơn;
– Nhóm người phải nhập viện khi mắc COVID-19 (bị suy hô hấp, phải can thiệp thở oxy trở lên, sốt cao phải nhập viện…).
Vậy sau khỏi COVID-19 khoảng bao lâu thì nên đi khám? Theo BS Tiến, nếu không có triệu chứng quá đặc biệt, sau 1 tháng kết thúc cách ly thì nên tái khám. Trường hợp có triệu chứng hậu COVID-19 thì nên đi sớm hơn để phát hiện sớm.
3 bài tập thở hiệu quả sau COVID-19
BS Tiến và cộng sự thường hướng dẫn những F0 khỏi bệnh gặp vấn đề hô hấp (như khó thở, hụt hơi, thở ngắn…) các bài tập thở hiệu quả.
Đầu tiên là bài mím môi và cơ hoành giúp hồi phục chức năng hô hấp tốt, ổn định tâm lý bệnh nhân. Kỹ thuật của bài tập này tương đồng kỹ thuật trong tập yoga và khí công (hít vào phình bụng lên, thở ra chúm môi hóp bụng lại). Bài tập này giúp bệnh nhân tăng dung lượng hô hấp, đòi hỏi tập trung tâm trí vào nhịp thở từ đó giúp trấn an lo lắng ở bệnh nhân.
Bài 2 là tập thở chủ động theo chu kỳ 4 bước. Ngoài các bước hít thở bình thường, hít thở sâu sử dụng cơ hoành; bước 3 bệnh nhân cần kết hợp chúm môi thở ra hết sức 2-3 lần giúp thông thoáng đường thở, phế quản; bước 4: Kết hợp ho chủ động, khạc đờm…. Bài tập này giúp đối phó tình trạng gắng sức khi bệnh nhân phải leo cầu thang, việc nặng; khai thông đường thở, tống bớt đờm hay dịch cản trở trong đường hô hấp.
Bài 3: Bài tập tăng sức mạnh cơ hô hấp, bác sĩ sẽ liên hệ phục hồi chức năng…
Xử trí và tránh tái phát đột quỵ thế nào
Xin hỏi bác sĩ, người từng bị đột quỵ thì cách xử trí khác biệt không so với người có triệu chứng lần đầu, làm thế nào để tránh tái phát? (Huỳnh Toàn, 43 t.uổi, TP HCM).
Trả lời:
Chào bạn, tôi sẽ trả lời hai ý như sau. Khi xảy ra đột quỵ cần cấp cứu thì không phân biệt người đó từng bị đột quỵ trước hay chưa, tất cả đều cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.
Thông tin về t.iền sử bị đột quỵ do người nhà cung cấp và kết quả chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ não sẽ được bác sĩ sử dụng để quyết định các biện pháp điều trị, nhưng chỉ một số trường hợp ảnh hưởng đến quyết định điều trị thôi. Ví dụ như người có t.iền sử xuất huyết não hoặc nhồi m.áu não trong vòng một tháng trước có thể không phù hợp để chích thuốc tiêu huyết khối mà chỉ can thiệp nội mạch tái thông.
Để phòng tránh tái phát, người bệnh cần tầm soát điều trị các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim…, giữ lối sống lành mạnh. Ngoài ra, người đã từng bị đột quỵ cần phải uống các thuốc phòng ngừa được bác sĩ kê toa tùy theo căn nguyên đột quỵ của mình, tuân thủ chỉ định và tái khám thường xuyên lâu dài.
Ví dụ, người bị xơ vữa động mạch cần uống thuốc chống tiểu cầu aspirin, clopidogrel, hoặc cilostazol, kèm theo là thuốc mỡ m.áu. Người có bệnh tim – rung nhĩ cần uống thuốc chống đông m.áu hoặc các thuốc kháng đông thế hệ mới như dabigatran, rivaroxaban, hoặc apixaban.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Bá Thắng
Trưởng Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM