Người bệnh Covid-19 phát tán virus từ 2 ngày trước khi có triệu chứng đầu tiên và mạnh nhất trong 3 ngày đầu từ khi có triệu chứng.
Ca bệnh không triệu chứng vẫn phát tán virus.
Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định 250/QĐ-BYT ngày 28.1.2022 về “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19″ (hướng dẫn). Đây là hướng dẫn mới nhất (phiên bản 8), sau khi có sự xuất hiện của biến thể Omicron với khả năng lây lan mạnh hơn Delta.
Người cao t.uổi, người có bệnh nền dễ tăng nặng khi mắc Covid-19. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Theo hướng dẫn, ca mắc Covid-19 biểu hiện đa dạng từ người nhiễm không có triệu chứng, có các triệu chứng nhẹ cho tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) nhiễm khuẩn huyết suy chức năng đa cơ quan và t.ử v.ong.
Chưa thể hiểu hết về Omicron
Người cao t.uổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch, hoặc có đồng nhiễm hay bội nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm sẽ có nguy cơ diễn biến nặng nhiều hơn.
Theo Bộ Y tế, Covid-19 có thời gian ủ bệnh từ 2-14 ngày, trung bình từ 5 – 7 ngày, chủng delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn.
Nhiễm biến thể Omicron bao lâu thì có thể lây? Triệu chứng gì?
Với người mắc Covid-19 do nhiễm chủng Alpha khởi phát thường có biểu hiện sốt, ho khan, mệt mỏi, đau họng, đau đầu. Một số trường hợp bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, mất vị giác và khứu giác, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng…
Nếu do chủng Delta biểu hiện thường đau đầu, đau họng, chảy nước mũi, ho, sốt, tiêu chảy, khó thở, đau cơ.
Với chủng Omicron, hướng dẫn cho biết hiện tại không có thông tin nào cho thấy các triệu chứng liên quan đến Omicron là khác so với các triệu chứng ở các biến thể khác.
Bản tin Covid-19 ngày 29.1: Cả nước 15.150 ca mới | Dòng người về quê ăn tết đông đột biến
Delta hiện vẫn gây bệnh nặng
Đối với chủng Alpha, 80% ca bệnh có triệu chứng nhẹ, 20% người bệnh diễn biến nặng và diễn biến nặng thường khoảng 5 – 10 ngày; và 5% cần phải điều trị tại các đơn vị hồi sức tích cực với biểu hiện suy hô hấp cấp, tổn thương phổi do Covid-19, tổn thương vi mạch gây huyết khối và tắc mạch, viêm cơ tim, sốc n.hiễm t.rùng, suy chức năng cơ quan bao gồm tổn thương thận cấp, tổn thương não, tổn thương tim và dẫn đến t.ử v.ong.
Đối với chủng Delta (hiện đang gây dịch trên diện rộng tại Việt Nam), tỉ lệ nhập viện cấp cứu 5,7% (cao hơn 4.2% chủng alpha), tỉ lệ nhập viện, nhập ICU (hồi sức tích cực) và t.ử v.ong tăng hơn trước.
Ngoài ra, chủng Delta liên quan đến tăng mức độ nặng của bệnh biểu hiện bởi tăng nhu cầu ô xy, nhập ICU hoặc t.ử v.ong so với những chủng khác.
Chủng Delta có tải lượng vi rút cao hơn 1.260 lần so với chủng trước đó và khả năng lây cao hơn 15 – 20% so với chủng khác.
Với chủng Omicrion (biến thể B.1.1.529, được Tổ chức Y tế thế giới báo cáo lần đầu ngày 21.11.2021), có một số lượng lớn các đột biến vì thế nó khác với các biến thể khác đang lưu hành. Các nghiên cứu đang được tiến hành để xác định xem có sự thay đổi về mức độ dễ dàng lây lan của vi rút hoặc mức độ nghiêm trọng của bệnh mà vi rút gây ra, và liệu có bất kỳ tác động nào đối với các biện pháp bảo vệ hay không. Các nghiên cứu sắp tới sẽ đ.ánh giá hiệu quả của các vắc xin hiện tại chống lại chủng Omicron là như thế nào.
Cảnh giác với giảm ô xy m.áu thầm lặng
Khoảng 4 – 5 ngày sau giai đoạn khởi phát, bệnh nhân Covid-19 có thể diễn tiến nặng (giai đoạn toàn phát).
Cần lưu ý tình trạng giảm ô xy thầm lặng ở ca mắc Covid-19. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Về hô hấp, lúc này người bệnh ho nhiều hơn, đau ngực, cảm giác ngạt thở, sợ hãi, tuỳ mức độ, người bệnh thở sâu, phổi thường không ral, mạch thường không nhanh. Khoảng 5 – 10% người bệnh có thể giảm ô xy m.áu thầm lặng. Những trường hợp này người bệnh không có cảm giác khó thở nhưng SpO2 giảm rất dễ bị bỏ qua.
Thể nặng của bệnh có biểu hiện giống ARDS (suy hô hấp cấp tiến triển). Mức độ trung bình: khó thở tần số thở trên 20 lần/phút; SpO2 94 – 96%
Mức độ nặng: nhịp thở trên 25 lần/phút; SpO2 dưới 94%; bệnh nhân cần được cung cấp ô xy hoặc thở máy dòng cao, hoặc thở không xâm nhập.
Mức độ nguy kịch nhịp thở trên 30 lần/phút có dấu hiệu suy hô hấp nặng với thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc chậm dưới 10 lần/phút hoặc người bệnh tím tái, cần hỗ trợ hô hấp ngay với đặt ống nội khí quản thở máy xâm lấn.
Một số ít khác có thể có: ho ra m.áu, tràn khí, dịch màng phổi (do hoại tử nhu mô).
Với diễn biến trên, người bệnh cần được theo dõi liên tục, sát sao, kịp thời cập cứu do thiếu hụt ô xy.
Đối với trường hợp nhẹ và trung bình, sau 7 – 10 ngày, người bệnh hết sốt, toàn trạng khá lên, tổn thương phổi tự hồi phục, có thể gặp mệt mỏi kéo dài.
Những trường hợp nặng biểu hiện lâm sàng kéo dài, hồi phục từ 2-3 tuần, mệt mỏi kéo dài đến hàng tháng.
Những trường hợp nguy kịch có thể phải nằm hồi sức kéo dài nhiều tháng, có thể tiến triển xơ phổi, ảnh hưởng tâm lý, yếu cơ kéo dài.
Một số trường hợp sau nhiễm SARS-CoV-2, gặp các rối loạn kéo dài như bệnh lý tự miễn.
Tại hướng dẫn điều trị mới nhất, Bộ Y tế bổ sung hướng dẫn sử dụng kết hợp các thuốc kháng virus, kháng thể kháng virus… trong phác đồ điều trị.
Ngoài chẩn đoán, điều trị các triệu chứng về hô hấp, hướng dẫn cũng lưu ý về các vấn đề huyết khối, nhồi m.áu não, tổn thương thận, suy gan… ở người bệnh Covid-19.
Nhiều chỉ tiêu kinh tế khởi sắc trong tháng đầu tiên năm 2022
108 ca ghép gan thành công trong 4 năm, xây dựng đề án ghép tim nhân tạo
Trong hơn 4 năm, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện thành công 108 ca ghép gan, là “kỳ tích” của ngành ghép tạng Việt Nam.
Dự kiến tới đây, bệnh viện sẽ xây dựng đề án ghép tim nhân tạo và cử bác sĩ sang Mỹ học tập.
Theo GS.TS. Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, những bệnh lý về gan như ung thư gan, xơ gan, suy gan giai đoạn cuối, suy gan cấp do nhiễm độc,… hiện rất phổ biến ở Việt Nam. Thông thường, nếu mắc những bệnh này ở giai đoạn cuối, tất cả các phương pháp điều trị hiện có đều gần như không có hiệu quả hoặc hiệu quả rất thấp. Ghép gan bởi vậy được xem như “cứu cánh duy nhất”, là phương pháp y học hiện đại nhất để cứu sống bệnh nhân.
Sau 4 năm thực hiện đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người”, Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện thành công 108 ca ghép gan, trở thành trung tâm ghép gan lớn nhất toàn quốc, đồng thời cũng là đơn vị ghép gan từ người cho sống nhiều nhất cả nước (105 ca). Bệnh viện cũng làm chủ được kỹ thuật ghép gan từ người cho sống, là kỹ thuật ghép gan khó và phức tạp hơn rất nhiều so với ghép gan từ người hiến c.hết não.
Được biêt, nước ta có 9 trung tâm ghép gan, từ trước tới nay mới thực hiện ghép gan cho tổng số hơn 300 bệnh nhân.
Các bác sĩ Bệnh viện TWQĐ 108 trong một ca phẫu thuật ghép gan cho bệnh nhân
Phát biểu tại sự kiện ghi nhận thực hiện thành công 108 ca phép gan và đón nhận chứng nhận thành viên của Hiệp hội phẫu thuật Hoàng Gia Anh do Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức chiều 20/1, GS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam đ.ánh giá đây là “kỳ tích, thành tựu lớn” của ngành ghép tạng Việt Nam.
GS Khánh chia sẻ, ghép tạng là điều kỳ diệu của y học, là 1 trong 10 phát minh lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 20. Ghép tạng chỉ có thể thực hiện được ở những nơi có nền y học tiên tiến. Trong ghép tạng, ghép gan lại khó nhất về mặt kỹ thuật. Và trong ghép gan, khó nhất là ghép gan lấy từ người cho sống (nguy cơ t.ử v.ong lên tới 2 người, thay vì 1 người như lấy gan từ người cho c.hết não).
“Sự phát triển ghép gan của Bệnh viện TWQĐ 108 quá nhanh, số lượng ca ghép thành công đã tăng vọt “không thể tưởng tượng được”. Ở một số Trung tâm ghép tạng khác, con số trên 100 ca có thể phải mất hơn 10 năm nhưng bệnh viện chỉ mất có 4 năm để đạt 108 ca, đứng đầu toàn quốc”, GS Khánh nói.
Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, đơn vị đã triển khai thực hiện ghép gan trong nhiều tình huống và nhiều loại hình ghép khác nhau: ghép cấp cứu, ghép theo kế hoạch, ghép gan lấy từ người hiến c.hết não, ghép gan lấy từ người cho sống, ghép cho người lớn, ghép cho t.rẻ e.m, lấy ghép gan tại chỗ và tổ chức điều phối lấy ghép xuyên Việt với rất nhiều ca đặc biệt.
Ca ghép gan đầu tiên tại Bệnh viện 108 được thực hiện vào tháng 10/2017, là ca ghép gan cùng huyết thống từ người cho sống – con trai hiến gan ghép cho mẹ. Từ đó, bệnh viện đã tổ chức thực hiện khai ghép gan thường quy hàng tuần, trung bình mỗi tuần 1-2 ca; tần suất thực hiện tăng lên đáng kể.
Tuần đầu tháng 12/2020, bệnh viện lập kỳ tích khi triển khai tới 5 ca ghép gan, gồm 2 ca ghép gan theo kế hoạch, 2 ca ghép cấp cứu và 1 ca ghép cấp cứu tối khẩn cấp. Thành tích này tương đương với nhiều trung tâm ghép gan hàng đầu trên thế giới.
Ngày 17/8/2021, Bệnh viện phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện ca ghép gan cứu sống b.é g.ái 18 tháng t.uổi bị u nguyên bào gan ác tính. Ca ghép vô cùng phức tạp được thực hiện thành công đã mang lại cuộc sống mới cho cháu bé, trở thành ca ghép gan đầu tiên cho t.rẻ e.m ung thư gan tiến hành tại Việt Nam.
Tháng 11/2021, ca mổ lấy mảnh ghép gan (bên phải) bằng phẫu thuật nội soi từ người hiến sống và tiến hành ghép gan được các y bác sĩ bệnh viện thực hiện thành công, là ca đầu tiên tại Việt Nam. Trên thế giới hiện chỉ có một số ít Trung tâm ghép gan tại các quốc gia có nền y học phát triển như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể thực hiện được kỹ thuật này.
Hiện nay, mỗi năm Bệnh viện TWQĐ 108 thực hiện từ 40 – 50 ca ghép gan, trong những năm tới phấn đấu đạt 100 -150 ca/mỗi năm. GS Bàng cho biết, chi phí ghép gan tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều so với các nước khác nên rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân ung thư gan và suy gan mạn tính giai đoạn cuối ở nước ta.
Bệnh viện TWQĐ 108 đón chứng nhận thành viên của Hiệp hội phẫu thuật Hoàng Gia Anh
Cũng tại sự kiện, GS Mai Hồng Bàng chia sẻ, trong Đề án “Tăng cường năng lực nghiên cứu để phát triển kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người” đang triển khai tại Bệnh viện 108, ghép tim đã được Bộ Y tế cấp phép. Vừa qua, bệnh viện đã ghép tim thử nghiệm trên động vật, tới đây chuẩn bị ghép trên người. Vì ghép tim khó hơn nên bệnh viện phải chuẩn bị cẩn thận.
Tim hiến phụ thuộc vào nguồn từ người cho c.hết não, việc vận động hiến tạng hiện nay hết sức khó khăn. Vì vậy, bệnh viện đang định hướng tới ghép tim nhân tạo.
GS Bàng thông tin, một số nước trên thế giới thấy ghép tim từ người cho sống c.hết não rất khó khăn nên đã tính đến sản xuất tim nhân tạo. Hiện nay, Mỹ đã sản xuất được quả tim nhân tạo (sản xuất tim nhân tạo đơn giản hơn phổi nhân tạo) và ghép cho một số bệnh nhân rất thành công.
Dự kiến tới đây, bệnh viện 108 sẽ xây dựng đề án ghép tim nhân tạo và cử bác sĩ sang Mỹ để học tập về triển khai. “Nếu triển khai được ghép tim nhân tạo sẽ mang lại hy vọng lớn cho người bệnh”, GS Bàng nói.