Một bệnh nhi 11 t.uổi bị đau bụng suốt 3 tháng phát hiện vẫn còn virus SARS-CoV-2 trong ruột.
Cô bé người Mỹ đã bị đau bụng dữ dội kể từ khi nhiễm Covid-19. Phát hiện này có thể cung cấp manh mối về lý do mọi người gặp phải các triệu chứng Covid-19 kéo dài sau khi đã có kết quả âm tính.
B.é g.ái đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi ở New York (Mỹ) đã trải qua cơn đau quằn quại. Tình trạng thuyên giảm sau khi em đi vệ sinh hoặc ăn uống.
Virus SARS-CoV-2 trong ruột là các đốm màu nâu
Tính trên thang 10, cơn đau của bệnh nhi dao động từ 5 đến 7. Thông tin về b.é g.ái được đăng tải trên tạp chí JPGN Reports. Tuy nhiên, tác giả không cung cấp chi tiết về thời gian nhiễm bệnh, loại biến thể và trẻ đã được tiêm vắc xin Covid-19 hay chưa.
Hiện các bác sĩ vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm các cơn đau cho bệnh nhi. Kiểm tra thêm ghi nhận, manh tràng (đoạn đầu ruột già) của trẻ bị viêm nặng.
Khi tiến hành sinh thiết cho bệnh nhi, bác sĩ bất ngờ khi phát hiện các tế bào ruột có dấu vết của virus SARS-CoV-2. Nhưng họ không xác định được virus còn sống hay đã c.hết.
Điều này đồng nghĩa cơ thể có khả năng mang virus SARS-CoV-2, hoặc ít nhất là các mảnh virus, trong nhiều tháng sau khi nhiễm bệnh.
Đây chỉ là một trường hợp đơn lẻ nên các nhà khoa học chưa khẳng định liệu hiện tượng này có thể xảy ra trên diện rộng hơn.
Một giả thuyết khác, được nhà sinh học miễn dịch học Akiko Iwasaki ủng hộ, là virus đã bị loại bỏ sớm, nhưng các mảnh virus vẫn tồn tại trong cơ thể một thời gian dài.
Hệ miễn dịch có thể nhầm những “bóng ma” của virus này với virus sống và tiếp tục tạo ra phản ứng mạnh để cố gắng loại bỏ chúng, gây ra viêm và đau cục bộ.
Iwasaki cũng đưa ra quan điểm, vắc xin có khả năng dọn sạch các tàn dư của virus.
Chuyên gia Chung Nam Sơn: Trung Quốc không có lựa chọn khác ngoài Zero COVID
Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn gây tranh cãi khi cho rằng Zero COVID (quét sạch virus trong cộng đồng) là chiến lược ít tốn kém hơn so với việc sống chung với dịch.
Chuyên gia hô hấp hàng đầu Trung Quốc Chung Nam Sơn – Ảnh: WEIBO
Trong cuộc phỏng vấn với Đài CGTN phát khuya ngày 1-11, ông Chung Nam Sơn nói Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài theo đuổi Zero COVID vì dịch đang lây lan nhanh chóng và tỉ lệ t.ử v.ong toàn cầu khoảng 2% là không thể chấp nhận được.
“Một số quốc gia quyết định mở cửa hoàn toàn mặc dù vẫn còn ca bệnh. Điều đó dẫn đến một lượng lớn ca bệnh mới trong 2 tháng qua và họ quyết định tái áp đặt các hạn chế. Cách tiếp cận này thực sự tốn kém. Tác động tâm lý lên công dân và xã hội cũng lớn”, ông Chung nói.
Trung Quốc là một trong những quốc gia có cách tiếp cận cứng rắn nhất với COVID-19. Các nước khác như Anh, Singapore hay Hàn Quốc đã nới lỏng các hạn chế đi lại và giãn cách xã hội, đồng thời khuyến khích tiêm chủng để hướng tới bình thường mới.
Mặc dù ca mắc mới COVID-19 và ca t.ử v.ong đã gia tăng ở các nước này, nhưng việc tiêm chủng hàng loạt đã hạn chế mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm áp lực cho hệ thống y tế.
Chuyên gia Chung Nam Sơn nói rằng cách tiếp cận Zero COVID của Trung Quốc sẽ tồn tại “trong thời gian đáng kể”, nhưng thời gian chính xác thì phụ thuộc vào mức độ kiểm soát dịch của các nước khác tốt đến đâu.
“Cho dù Trung Quốc có làm tốt đến cỡ nào, một khi mở cửa thì các ca nhập khẩu sẽ xuất hiện và dịch sẽ lây lan trong nước – ông Chung nói – Vì vậy, tôi tin rằng chiến lược Zero COVID trên thực tế là phương pháp ít tốn kém hơn”.
Tháng trước, ông Chung Nam Sơn cho biết các biện pháp nghiêm ngặt mà Trung Quốc áp dụng là cần thiết vì nước này chưa tiêm chủng 80% dân số.
Tính đến ngày 29-10, Trung Quốc đã tiêm chủng đầy đủ cho 1,07 tỉ người, tương đương 76% dân số.
Theo báo SCMP, bất chấp các biện pháp nghiêm ngặt như xét nghiệm đại trà, đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại, ít nhất 7 ổ dịch đã bùng phát ở Trung Quốc kể từ tháng 3. Một số đợt bùng phát liên quan đến ca bệnh nhập khẩu.
Kể từ khi dịch xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc đã ghi nhận 97.314 ca bệnh và 4.636 ca t.ử v.ong do COVID-19.