F0 sưng phù mặt vì thuốc trị Covid-19 ‘ai uống cũng khỏi’

Thấy con của người thân khỏi Covid-19, người bố ở Hà Nội cũng mua loại thuốc đó cho con mình dùng khi cháu trở thành F0.

Hậu quả, bệnh nhi có biểu hiện sưng phù mặt sau khi uống thuốc.

TS.BS Dương Văn Trung, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Bưu Điện, đang tư vấn cho rất nhiều F0 tại Hà Nội, chia sẻ, quá trình tư vấn, anh gặp rất nhiều trường hợp người dân do quá lo lắng trước dịch bệnh đã tích trữ nhiều thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus. Trong đó có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được Bộ Y tế cấp phép.

Theo TS.BS Dương Văn Trung việc sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus không có sự tư vấn của bác sĩ gây nhiều hậu quả về sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

f0 sung phu mat vi thuoc tri covid 19 ai uong cung khoi a8b 6358255

Ảnh: VietNamNet

Vừa qua, TS.BS Trung nhận được cuộc điện thoại của một người đàn ông ở Hà Nội. Theo đó, anh nhờ TS.BS Trung tư vấn về trường hợp F0 đang theo dõi tại nhà. Bệnh nhân là con trai anh, 8 t.uổi, mắc Covid-19 đã 2 ngày.

“Hiện, con sốt 38-39 độ, không hạ sốt, mặc dù gia đình đã cho con uống thuốc kháng virus của Nga. Con uống xong bị sưng phù mặt…”, bố của bệnh nhân gọi với giọng lo lắng. TS.BS Trung giật mình hỏi lại: “ Sao anh tự ý cho con uống thuốc kháng virus?”.

Người bố này chia sẻ, anh thấy mấy cháu – con của người chị gái, từ 2-3 t.uổi, mắc Covid-19, đều được cho uống thuốc kháng virus của Nga. “Các cháu có bị sao đâu, đều khỏi hết”, phụ huynh này giải thích. Với trường hợp này, bác sĩ đã phải yêu cầu người nhà bệnh nhân dừng hẳn việc cho trẻ uống thuốc trên.

“Đây là vấn đề quá nguy hiểm khi thuốc kháng virus là loại thuốc cần kê đơn hoặc cần sự tư vấn của bác sĩ mới được dùng. Nhưng người dân lại tự ý mua sẵn tích trữ ở nhà để uống phòng bệnh hoặc khi mắc Covid-19, đem ra dùng. Điều đáng nói nữa, không ít người mua cả thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, rất có hại cho sức khỏe…”, TS.BS Trung nhấn mạnh.

Cũng theo TS.BS Dương Văn Trung, Covid 19 là do virus gây nên phần nhiều là nhẹ và tự khỏi. “Bạn thấy các cháu bé đó được cha mẹ cho uống thuốc kháng virus rồi khỏi không có nghĩa là khỏi bệnh vì uống thuốc kháng virus trên. Bây giờ các bé đó không sao nhưng sự phát triển lâu dài của các bé đó như thế nào, các bạn chưa biết được…”, bác sĩ nói.

Về vấn đề tại sao thuốc kháng virus phải cần có ý kiến của bác sĩ mới được dùng, TS.BS Trung lý giải: “Thuốc kháng virus là loại thuốc hoàn toàn mới, có một số tác dụng phụ không tốt cho cơ thể, đặc biệt là t.rẻ e.m. Do đó bác sĩ cần phải cân nhắc giữa lợi ích của dùng thuốc và tác hại của nó gây ra trên từng bệnh nhân cụ thể…”.

Lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân, nhiều cá nhân đã rao bán các mặt hàng thuốc điều trị virus “xách tay” từ Nga, Trung Quốc về Việt Nam. PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc ĐH Y Hà Nội cũng chia sẻ, một sai lầm của phụ huynh khi chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà là đọc tin tức, nghe lời khuyên trên mạng, cho trẻ uống thuốc chống đông, chống viêm. Cũng theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, 2 thuốc được phụ huynh hỏi nhiều khác là thuốc giảm nồng độ virus trong cơ thể đường uống, đường truyền.

“Đây là việc rất nguy hiểm. Các nghiên cứu đã chứng minh, trẻ nhỏ khả năng đề kháng với virus tốt hơn và các cơn bão cytokine ít hơn so với người lớn. Chúng tôi không khuyến cáo phụ huynh mua thuốc hàng xách tay của Trung Quốc, Nga, Nhật Bản cho trẻ”, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu nói thêm.

Trước đó, ngày 14/3, Bộ Y tế cũng đã ban hành hướng dẫn mới về quản lý tại nhà đối với người mắc Covid-19, trong đó có nêu các thuốc F0 điều trị tại nhà cần có gồm:

Thuốc hạ sốt: Paracetamol cho người lớn: viên 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày. Paracetamol cho t.rẻ e.m (tùy theo cân nặng và độ t.uổi): gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hoặc viên hàm lượng 80mg, 100mg, 150mg hoặc 250mg, 325mg, 500mg, số lượng đủ dùng trong 3-5 ngày.

Dung dịch cân bằng điện giải: Oresol, gói bù nước, chất điện giải khác. Thuốc giảm ho (tùy theo triệu chứng): thuốc từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, hoặc thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…, số lượng đủ dùng trong khoảng 5-7 ngày. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo, thận trong khi sử dụng thuốc.

Dung dịch nhỏ mũi: natriclorua 0,9%, đủ dùng từ 5-7 ngày. Thuốc điều trị bệnh nền theo đơn thuốc được kê đơn đang sử dụng cho người bệnh (nếu cần, đủ sử dụng trong 1- 2 tuần).

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đưa ra hướng dẫn xử trí các triệu chứng thường gặp. Cụ thể:

F0 sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ 38,5 độ C hoặc đau đầu nhiều. Với người lớn, liều dùng Paracetamol là mỗi lần 1 viên 500mg hoặc 10-15 mg/kg, có thể lặp lại mỗi 4-6 giờ. Lưu ý tổng liều thuốc không vượt quá 4g (4000mg)/ngày.

Với t.rẻ e.m, dùng Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt h.ậu m.ôn), cách tối thiểu 4 – 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo t.uổi nếu không biết cân nặng của trẻ). Lưu ý, tổng liều thuốc không vượt quá 60 mg/kg/ngày.

Sử dụng dung dịch cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi). Khuyến khích người mắc Covid-19 uống nhiều nước. Người bệnh cũng cần tăng cường dinh dưỡng, ăn uống đủ chất, tăng cường ăn trái cây tươi, rau xanh.

Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết. Nếu ho nhiều, có thể dùng các thuốc giảm ho từ thảo dược, hoặc thuốc giảm ho đơn thuần, thuốc giảm ho kết hợp kháng histamin…. Lưu ý chỉ định, chống chỉ định và các cảnh báo/thận trọng khi sử dụng thuốc.

Bộ Y tế cũng lưu ý: “F0 không tự ý dùng thuốc kháng virus, kháng sinh, kháng viêm… khi chưa có chỉ định, kê đơn”.

Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện.

Bộ Y tế mới đây ban hành phiên bản cập nhật mới về Hướng dẫn quản lý người mắc Covid-19 tại nhà. Tài liệu này cung cấp các hướng dẫn và quy định về quản lý, hỗ trợ và chăm sóc người nhiễm SARS-CoV-2 và người bệnh Covid-19 mức độ nhẹ tại nhà.

Dưới đây là danh mục các thuốc điều trị ngoại cho F0 tại nhà:

danh muc thuoc dieu tri ngoai tru cho f0 tai nha 53a 6308048

Thuốc hạ sốt, giảm đau

Paracetamol:

Cho t.rẻ e.m: gói bột hoặc cốm pha hỗn dịch uống hàm lượng 80 mg, 100 mg, 150 mg hoặc 250 mg;

Cho người lớn: viên nén 250 mg hoặc 500 mg.

– Thuốc kháng virus: lựa chọn một trong các thuốc sau:

Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên).

Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).

Thuốc chống viêm corticosteroid đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

Dexamethason 0,5 mg (viên nén).

Methylprednisolon 16 mg (viên nén).

– Thuốc chống đông m.áu đường uống: Thuốc không phát sẵn cho người mắc Covid-19, thuốc phải được bác sĩ kê đơn theo quy định tại Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do Bộ Y tế ban hành và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19. Lựa chọn một trong các thuốc sau:

Rivaroxaban 10 mg (viên).

Apixaban 2,5 mg (viên).

Lưu ý thuốc kháng virus, thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông m.áu

– Thuốc kháng virus dùng sớm ngay sau khi có chẩn đoán xác định mắc Covid-19, tốt nhất trong 5 ngày đầu kể từ khi khởi phát triệu chứng. Ưu tiên sử dụng cho những trường hợp có triệu chứng hoặc có nguy cơ cao bệnh tiến triển nặng như người trên 65 t.uổi, chưa tiêm đủ liều vaccine, có bệnh nền không ổn định…

– Chỉ định điều trị kết hợp đồng thời thuốc chống viêm corticosteroid và thuốc chống đông m.áu khi người bệnh Covid-19 có bất kỳ một trong các dấu hiệu sớm của suy hô hấp và chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến cơ sở điều trị người bệnh Covid-19.

Các dấu hiệu suy hô hấp là:

– Khó thở, thở hụt hơi, hoặc khó thở tăng lên khi vận động (đứng lên, đi lại trong nhà) hoặc ở t.rẻ e.m có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào, và/hoặc

– Nhịp thở (ở t.rẻ e.m đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc):

20 lần/phút ở người lớn;

30 lần/phút ở t.rẻ e.m từ 5 – dưới 12 t.uổi;

40 lần/phút ở t.rẻ e.m từ 1 đến dưới 5 t.uổi;

và/hoặc

SpO2 96% (khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).

– Khi kê đơn, lưu ý kiểm tra kỹ các chống chỉ định, khai thác thông tin về các thuốc người bệnh đang sử dụng để tránh các tương tác thuốc nghiêm trọng khi kê đơn. Tư vấn cho người bệnh hoặc người chăm sóc nhận biết một số tác dụng không mong muốn quan trọng của thuốc để kịp thời phát hiện và xử trí phù hợp trong quá trình sử dụng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *