Vinmec đã áp dụng thành công kỹ thuật ghép xương tự thân cho bệnh nhân ung thư xương.
Thành công này thêm cơ hội cho bệnh nhân ung thư xương tránh được tàn phế về vận động.
Thông tin trên được công bố tại hội thảo khoa học “Cập nhật tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị ung thư xương” do Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec tổ chức hôm nay 22.1.
Hội thảo tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến đến các điểm cầu, thu hút sự tham gia của hơn 300 chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong lĩnh vực chấn thương chỉnh hình và ung thư xương ở khu vực phía bắc.
Đoạn u xương được xử lý bằng ni tơ hóa lỏng để diệt tế bào ung thư trước khi ghép trở lại cho người bệnh. Ảnh Đ. LAN
Hội thảo đã chia sẻ các chiến lược tiếp cận cùng nhiều kỹ thuật tiên tiến đang áp dụng trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng điều trị căn bệnh ung thư xương. Đây là căn bệnh nguy hiểm, thường xảy ra ở lứa t.uổi thanh thiếu niên nhưng chưa được quan tâm xứng tầm và ít nơi có thể điều trị thành công.
Báo cáo tại hội thảo cho hay, tỷ lệ người bệnh phải cắt cụt hay tháo khớp nhằm loại bỏ triệt để khối u ác tính chiếm đa số. Người bệnh phải đối diện với nguy cơ tàn phế, ảnh hưởng khả năng vận động và thẩm mỹ dẫn đến mặc cảm tâm lý, giảm sút chất lượng cuộc sống trước khi t.ử v.ong do ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy, 90% bệnh nhân ung thư xương ở độ t.uổi thanh thiếu niên. Do đó, chiến lược điều trị ung thư xương hiệu quả không chỉ là cứu sống tính mạng mà quan tâm và nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh và gia đình. Trong đó, bảo tồn trong điều trị ung thư xương đang là xu hướng trên thế giới, đã được các bác sĩ Việt Nam tiếp cận trong những năm gần đây.
70 – 80% người bệnh đi lại được sau điều trị
Với lợi thế được trang bị các thiết bị hiện đại về chẩn đoán hình ảnh, thiết bị phòng mổ và nhân lực giỏi, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và y học thể thao Vinmec (TT CTCH và YHTT Vinmec) là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam đã thành công trong bảo tồn chi cho bệnh nhân ung thư xương.
Các phương pháp bảo tồn cho bệnh nhân ung thư xương do Vinmec thực hiện không chỉ loại bỏ tế bào xương ác tính mà còn giúp 70 – 80% bệnh nhân tự đi lại, sinh hoạt không sử dụng nạng, tránh được những mặc cảm thẩm mỹ và tâm lý.
Tháng 1.2022, với sự phối hợp của Ngân hàng mô Vinmec, Trung tâm CTCH và YHTT Vinmec đã thực hiện kỹ thuật ghép xương tự thân xử lý dung dịch nitơ lỏng. Đây là kỹ thuật lần đầu tiên được áp dụng thành công tại Việt Nam.
Bệnh nhân có khối u ở vị trí khó phẫu thuật và dễ thất bại nếu dùng xương nhân tạo, hiện đã giữ được nguyên vẹn xương và đang trong quá trình liền xương tự nhiên tốt.
Theo Vinmec, phương pháp mới này có nhiều ưu điểm như: xương có thể tiếp tục phát triển cùng với quá trình trưởng thành của người bệnh, đã được chứng minh hiệu quả ở Nhật Bản 20 năm qua.
“Điều trị bảo tồn cho mỗi người bệnh ung thư xương là quá trình cân nhắc giữa yêu cầu điều trị triệt để khối u tránh di căn xa, bảo tồn chức năng chi thể và các biện pháp hỗ trợ khác, nhằm loại bỏ được tế bào ung thư, giữ chất lượng cuộc sống của bệnh nhân”, GS Dũng chia sẻ.
Vinmec tái tạo chính xác dây chằng chéo trước khớp gối với phương pháp “ánh xạ giải phẫu” độc quyền
Sử dụng các công nghệ hình ảnh 3D phân tích thông số khớp gối và tạo ra một “bản sao soi gương” của dây chằng chéo trước của khớp gối bên lành để tạo thành bản “thiết kế” cho phẫu thuật tái tạo lại dây chằng cho bên gối bị.
Phương pháp này được gọi là “ánh xạ giải phẫu”, là phương pháp độc quyền do các Giáo sư, bác sĩ của Vinmec nghiên cứu và thực hiện thành công thời gian gần đây
Điều trị đứt dây chằng chéo trước bằng phẫu thuật như thế nào?
Tổn thương hay gặp nhất ở khớp gối là tổn thương các dây chằng, trong đó dây chằng chéo trước là hay gặp chấn thương nhất. Dây chằng chéo trước bị đứt sẽ làm khớp gối trở nên lỏng lẻo, teo cơ đùi khiến người bệnh giảm khả năng vận động và nhất là không còn khả năng hoạt động thể thao như trước nữa.
Theo bác sĩ CKII Vũ Tú Nam – Trưởng khoa Phẫu thuật nội soi khớp & Y học thể thao Vinmec, phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước gần như là bắt buộc để có thể chơi lại các bộ môn thể thao yêu thích. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng thành công, do quá trình luyện tập không đúng hoặc dây chằng được tái tạo không chính xác.
Hiện nay, phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước được thực hiện hoàn toàn qua nội soi. Các bác sĩ sẽ lấy 1-2 gân ở phía sau trong đùi (gân bánh chè, gân cơ tứ đầu… hoặc gân của người hiến tặng) để tạo mảnh ghép dây chằng mới. Phẫu thuật viên sẽ dựa vào các mốc giải phẫu trong khớp gối để xác định vị trí khoan đường hầm đưa mảnh ghép vào để tạo thành dây chằng mới. Nếu dây chằng mới đứt, vị trí bám còn nguyên thì khả năng khoan đường hầm vào đúng vùng bám nguyên thủy của dây chằng sẽ không khó nhưng vẫn có thể đặt không đúng vị trí tối ưu. Trường hợp dây chằng đứt lâu, vị trí bám ban đầu của dây chằng đã bị thay đổi nhiều, việc xác định đúng chỗ bám cũ của dây chằng là không hề dễ dàng. Các bác sĩ thường sử dụng các đặc điểm chung về giải phẫu khớp gối và dây chằng chéo trước theo kinh nghiệm và trong các nghiên cứu để xác định vị trí đặt mảnh ghép. Do đó, vị trí đặt mảnh ghép dây chằng mới có thể không chính xác vì hình dạng và kích thước vùng bám của dây chằng chéo trước của mỗi người rất khác nhau.
Sau khi khoan đường hầm xương, mảnh ghép dây chằng sẽ được đưa vào khớp gối và cố định lại. Người bệnh sau đó sẽ trải qua quá trình luyện tập và phục hồi chức năng từ 6-9 tháng, nếu phục hồi tốt thì mới có thể quay trở lại thể thao.
Hình dạng và kích thước vùng bám của dây chằng chéo trước vào xương đùi (ở trên) và xương chày (ở dưới) ở 20 người trong một nghiên cứu.
Dây chằng chéo trước rất khỏe nên nếu mảnh ghép dây chằng mới nhỏ quá sẽ không đảm bảo khả năng chịu lực như dây chằng ban đầu. Các nghiên cứu gần đây đều thống nhất rằng đường kính của mảnh ghép dây chằng mới nên càng to càng tốt nhưng tất nhiên là không nên vượt quá kích thước chỗ bám cũ của dây chằng ban đầu; tối thiểu phải có đường kính là 8mm, tốt nhất là trong khoảng 9 – 10 mm.
Tuy nhiên, nếu xác định không chính xác vùng bám nguyên thủy của dây chằng, đường hầm xương có thể “ăn” ra ngoài vị trí bám của dây chằng cũ dẫn đến không đạt được sinh lý tự nhiên của dây chằng, thậm chí còn có thể gây thêm tổn thương cho các cấu trúc lân cận, đặc biệt là rễ trước của sụn chêm ngoài. Với mảnh ghép dây chằng có kích thước từ 9mm trở lên thì việc xác định chính xác vị trí đặt dây chằng mới lại càng quan trọng do kích thước lớn khá sát với kích thước diện bám nguyên thủy của dây chằng mà lại đặt không chính xác thì rất dễ gây tổn thương thêm cấu trúc lành xung quanh.
Phương pháp “ánh xạ giải phẫu” độc quyền của Vinmec
Gần đây, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec đã nghiên cứu và lần đầu tiên ứng dụng thành công phương pháp “ánh xạ giải phẫu”, sử dụng chính các thông số khớp gối của chính người bệnh kết hợp với công nghệ 3D dẫn đường ngay trong phẫu thuật. Nhờ đó, các bác sĩ có thể phục hồi tối đa các thông số của dây chằng ban đầu với độ chính xác đến 100% theo thông số giải phẫu, sinh lý ban đầu của người bệnh. Nguyên lý của phương pháp này là dựa trên đặc điểm đối xứng qua đường giữa cơ thể của các bộ phận đi theo cặp (như hai tay, hai chân, hai mắt, hai tai…).
Quét 3D trong phẫu thuật bằng robot.
Bác sĩ Nam cho biết: “Chúng tôi sẽ phân tích các thông số giải phẫu của dây chằng bên gối lành, sau đó tạo “ánh xạ” sang bên gối tổn thương bằng cách tạo một bản sao “soi gương” bằng công nghệ số hóa 3 chiều (3D) và sử dụng các thuật toán để xác định vị trí tối ưu của mảnh ghép dây chằng mới, cuối cùng tạo thành bản “thiết kế” cho dây chằng mới bên gối tổn thương. Để có thể khôi phục dây chằng mới cho người bị đứt dây chằng theo đúng thông số giải phẫu của khớp gối bên lành, công nghệ tạo ảnh 3D khớp gối trong mổ (3D dẫn đường) được sử dụng để chuyển các thông số trên bản “thiết kế” thành sản phẩm thực tế là dây chằng mới”.
Như vậy, phương pháp “ánh xạ giải phẫu” có thể giải quyết được tất cả các vấn đề bất cập nêu trên.
Minh họa phương pháp “ánh xạ giải phẫu” sử dụng công nghệ định vị 3D trong phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước
Theo Bác sĩ Vũ Tú Nam, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu và ứng dụng phương pháp này cho biết, ê-kíp đã thực hiện gần 100 ca trong khoảng một năm qua và tất cả các ca đều được đặt chính xác 100% vị trí dây chằng mới theo đúng thông số của mỗi người bệnh.
Việc sử dụng các thông số cơ thể ở bên lành để phục hồi cho bên tổn thương đã được áp dụng từ lâu trong y học, tuy nhiên chưa được áp dụng rộng rãi do hạn chế về công nghệ, phương tiện, trang thiết bị và kinh nghiệm, trình độ của thầy thuốc. Ngày nay, các công nghệ, kỹ thuật mới đang ngày một xâm nhập sâu vào y học và sự ra đời của phương pháp “ánh xạ giải phẫu” là tất yếu để đáp ứng xu hướng “cá thể hóa” trong điều trị bệnh.
Một ca phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước tại Vinmec.
Ngoài áp dụng với phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước, các bác sĩ của Trung tâm Chấn thương chỉnh hình và Y học thể thao Vinmec còn nghiên cứu và áp dụng phương pháp này cho tất cả các dây chằng khác ở chi thể (tay, chân). “Với phương pháp “ánh xạ giải phẫu”, bệnh nhân hoàn toàn có thể quay lại với đam mê thể thao cháy bỏng của mình nếu tuân thủ quy trình tập phục hồi chức năng sau mổ” – GS. TS. BS Trần Trung Dũng – Giám đốc Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao Vinmec khẳng định.