Tiêm nhắc vaccine viêm não Nhật Bản cho trẻ trên 5 t.uổi là bước quan trọng để hạn chế tình trạng lây nhiễm và bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ tốt hơn, nhưng một số mẹ thường bỏ qua.
Nhiều trẻ nhập viện vì Viêm não Nhật Bản (VNNB)
Theo số liệu thống kê từ đầu tháng 5 đến tháng 7/2021, Trung tâm bệnh nhiệt đới t.rẻ e.m – Bệnh viện Nhi trung ương đã tiếp nhận và điều trị cho gần 20 trường hợp trẻ mắc bệnh viêm não Nhật Bản. Và có khoảng 70% bệnh nhi chịu di chứng sau khi mắc căn bệnh trên. Con số này, một lần nữa chứng minh mức độ nghiêm trọng của VNNB đối với sức khỏe con nhỏ và nhấn mạnh tầm quan trọng của các mũi tiêm nhắc.
Ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội cho thấy, các trường hợp mắc bệnh thường không được tiêm phòng, hoặc không tiêm nhắc lại.
Viêm não Nhật Bản là bệnh viêm cấp tính tổ chức não do vi-rút viêm não Nhật Bản gây nên. Đây là vi-rút gây viêm não hàng đầu châu Á với tỷ lệ t.ử v.ong ở những người bệnh lên tới 30%. Nếu may mắn còn sống, bệnh cũng có thể để lại di chứng thần kinh vĩnh viễn với các mức độ từ nhẹ đến nặng. Người mắc bệnh có thể thấy ở nhiều độ t.uổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là trẻ nhỏ với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, hoặc do cơ thể chưa đáp ứng miễn dịch với VNNB khi chưa được tiêm phòng đầy đủ.
Cụ thể, việc học tập và khám phá ở trẻ bị ngưng trệ vì những di chứng bệnh viêm não Nhật Bản để lại như giảm khả năng giao tiếp, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hoặc mất chức năng vận động. Tình trạng này kéo dài một đến nhiều năm, có thể không phục hồi và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Tiêm chủng đúng lịch, đủ liều vaccine ngừa viêm não Nhật Bản là việc cần thiết
Tại Việt Nam, vaccine phòng bệnh viêm não Nhật Bản đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Việc tiêm phòng vaccine cho con đúng lịch và đủ liều có ý nghĩa quan trọng trong việc phòng chống VNNB. Bởi nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ, tiêm đủ 2 mũi vaccine hiệu lực trên 80% và đủ 3 mũi thì con số này đạt ngưỡng 90- 95% trong khoảng 3 năm.
Bên cạnh 3 mũi cơ bản kể trên, sau đó, cứ 3-4 năm phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm nhắc một lần cho đến khi con qua 15 t.uổi. Bởi theo thời gian, hiệu quả bảo vệ của vaccine sẽ giảm dần, các mũi tiêm nhắc có công dụng tiếp ứng kịp thời để cơ thể tăng cường sản xuất kháng thể, bảo vệ con trẻ lâu dài. Tùy từng loại vaccine VNNB mà thời gian tiêm nhắc được ấn định khác nhau, bố mẹ cũng cần lưu ý điều này để đưa con đi tiêm chủng đúng hẹn.
Với những trẻ sinh từ năm 2019 trở đi thì trong kênh dịch vụ còn có loại vaccine thế hệ mới là loại sống giảm độc lực tái tổ hợp sử dụng cho trẻ từ 9 tháng t.uổi với lịch tiêm ngắn hơn gồm một liều cơ bản và một liều nhắc lại sau một năm. Trẻ hoàn thành liệu trình này thì không cần tiêm nhắc lại thêm sau đó. Đặc biệt là trẻ đã hoàn thành lịch tiêm cơ bản với 3 liều trong chương trình tiêm chủng mở rộng thì có thể sử dụng vaccine thế hệ mới để tiêm nhắc một mũi duy nhất mà không cần phải nhắc lại thêm sau đó.
Với những thông quan trọng trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp bố mẹ hiểu hơn phần nào sức ảnh hưởng và sự cần thiết của tiêm chủng VNNB cho con yêu. Với những vấn đề phát sinh như để nhỡ ngày tiêm nhắc hoặc lỡ quên các mũi tiêm cơ bản theo chương trình Tiêm chủng mở rộng, bố mẹ cần nhanh chóng hỏi thăm ý kiến bác sĩ để có sự điều chỉnh phù hợp, giúp trẻ hoàn thiện hệ miễn dịch và khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Phòng bệnh viêm não virus trong mùa hè
Bệnh viêm não virus là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và t.ử v.ong cao.
Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, Việt Nam là nước nhiệt đới, lưu hành nhiều bệnh truyền nhiễm do côn trùng truyền trong đó có các bệnh viêm não virus đặc biệt vào mùa hè, mùa thích hợp cho các côn trùng truyền bệnh phát triển.
Bệnh viêm não virus là một tình trạng bệnh nguy hiểm do nhiều loại virus gây nên thường gây tổn thương ở não, để lại di chứng thần kinh và t.ử v.ong cao.
Biểu hiện chính của bệnh là có sốt cao và kèm theo các triệu chứng liên quan đến tổn thương hệ thần kinh trung ương bao gồm: nhức đầu dữ dội, buồn nôn và nôn mửa, cứng cổ, lú lẫn, mất định hướng, thay đổi nhân cách, co giật, rối loạn nghe nói, ảo giác, mất trí nhớ, đờ đẫn, hôn mê…
Người già và t.rẻ e.m là những người có nguy cơ cao bị mắc bệnh nặng, biến chứng và t.ử v.ong.
Nguồn: TTXVN.
Vaccine – biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Với bệnh viêm não, ngành y tế khuyến cáo, tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
Tiêm chủng với 3 liều cơ bản:
Mũi 1: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau 1 t.uổi.
Mũi 2: sau mũi 1 từ 1 đến 2 tuần.
Mũi 3: sau mũi 2 là 1 năm.
Sau đó cứ 3-4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ qua 15 t.uổi.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trẻ tiêm thiếu mũi hoặc không được tiêm vaccine phòng VNNB vẫn diễn ra. Trong khi đó, đây là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất.
PGS.TS. Bùi Vũ Huy, Nguyên Trưởng Khoa Nhi, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Giảng viên cao cấp Bộ môn Truyền nhiễm, Đại học Y Hà Nội nhấn mạnh: “Để chủ động phòng bệnh VNNB nói riêng và các loại bệnh khác nói chung, cần tiêm đầy đủ các loại vaccine để đảm bảo đủ lượng kháng thể để bảo vệ sức khỏe trước sự tấn công của nhiều loại bệnh khác nhau. Người dân không nên vì một vài trường hợp có tác dụng phụ mà quên đi hiệu quả mà vaccine mang lại cho loài người”.
Mỗi người dân cũng cần phải có kế hoạch phòng bệnh theo nguyên tắc nâng cao sức khỏe, ăn uống sinh hoạt đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ, đi khám sớm khi có dấu hiệu bất thường.
Ngoài ra cần chú ý tới việc ăn uống hàng ngày, tránh bị ngộ độc thực phẩm, nên rửa tay thường xuyên để hình thành thói quen; đồng thời, thường xuyên cập nhật thông tin, hướng dẫn của Bộ Y tế về các loại bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát (như sốt xuất huyết, viêm não…).
Vệ sinh môi trường sạch sẽ, định kỳ dọn dẹp nhà ở, làm sạch chuồng gia súc để hạn chế nơi trú đậu của muỗi. Nếu có thể, nên dời chuồng gia súc ra xa nhà, xa nơi vui chơi sinh hoạt của t.rẻ e.m, loại bỏ các ổ bọ gậy, bãi nước tồn đọng. Nên cho trẻ ngủ mùng để tránh muỗi đốt, thường xuyên sử dụng các biện pháp để phòng chống và t.iêu d.iệt muỗi trong các hộ gia đình.
Để chủ động phòng chống bệnh viêm não virus, trong đó có viêm não Nhật Bản, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và và đúng lịch.
2. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, nhà ở sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, chuồng gia súc phải xa nhà, diệt muỗi tại các chuồng trại gia súc, loại bỏ các ổ bọ gậy.
3. Nằm màn kể cả ban ngày và ban đêm, thường xuyên sử dụng các biện pháp xua, diệt muỗi; không để t.rẻ e.m chơi gần chuồng gia súc.
4. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, đảm bảo an toàn thực phẩm, ăn chín, uống chín.
5. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh và đeo khẩu trang khi chăm sóc người bệnh.
6. Nếu có các dấu hiệu: sốt cao và kèm theo những rối loạn ở hệ thống thần kinh trung ương (co giật, rối loạn vận động, lơ mơ, hôn mê…) phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.