Đây là những yếu tố giúp bạn nhận biết cơn đau đầu của mình là nhiễm Covid-19 hay chỉ là cảm cúm thông thường.
Bỗng dưng bạn thức dậy với cảm giác ngứa cổ họng, ho khan, hoặc đau đầu và nghĩ: “Có phải Covid-19 không?”
Biến thể Omicron đã làm dấy lên lo lắng vì lây lan nhanh và lây nhiễm cho cả người đã tiêm chủng hoặc từng nhiễm Covid-19.
Theo nghiên cứu triệu chứng Covid-19 của Anh mang tên ZOE, đau đầu là 1 trong 5 triệu chứng phổ biến nhất của Omicron.
Bác sĩ chỉ ra 5 dấu hiệu nhận biết cơn đau đầu của bạn có thể là Covid-19. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhưng đau đầu cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều vấn đề khác.
Vậy thì làm sao để nhận biết liệu cơn đau đầu của bạn có phải là Covid-19 hay không?
Các bác sĩ cho biết có 5 dấu hiệu cho thấy cơn đau đầu của bạn có thể là nhiễm Covid-19.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, 60% bệnh nhân Omicron bị đau đầu, vì vậy nó là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của biến thể này.
Các nhà nghiên cứu ZOE cũng cho biết, mặc dù đau đầu là triệu chứng ít được biết đến của Covid-19, nhưng là một trong những dấu hiệu sớm nhất của bệnh.
Với Omicron, đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn, Giáo sư Tim Spector, nhà khoa học dẫn đầu ZOE, xác nhận.
Nhưng đau đầu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của nhiễm Covid-19, vì vậy các nhà nghiên cứu tìm cách phân biệt giữa đau đầu do Covid-19 và đau đầu do những nguyên nhân khác.
Đau ở cả hai bên đầu chứ không đau một vùng, đau giật giật trong đầu, đau nhói. Ảnh SHUTTERSTOCK
5 dấu hiệu nhận biết cơn đau đầu là nhiễm Covid-19
Theo ZOE, các bác sĩ đã chỉ ra 5 yếu tố để nhận biết nhiễm Covid-19.
Cơn đau đầu do Covid-19 thường có 5 dấu hiệu đặc biệt sau:
Đau từ vừa đến nặng
Đau ở cả hai bên đầu chứ không đau một vùng, đau giật giật trong đầu, đau nhói
Đau dai dẳng
Cơn đau kéo dài hơn 3 ngày
Uống thuốc giảm đau thông thường không thuyên giảm.
Cách thức mà Omicron xâm nhập vào cơ thể có thể dễ gây đau đầu hơn
Tiến sĩ Amesh A. Adalja, học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (Mỹ), cho biết nhiều loại virus đường hô hấp, kể cả Covid-19, gây đau đầu.
Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, giáo sư tại Trường Y Đại học Vanderbilt (Mỹ), cho biết với Covid-19, cơ thể trải qua phản ứng viêm khi chống lại virus và đau đầu là một phần của phản ứng này.
Nhưng tiến sĩ Thomas Russo, Giáo sư trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học Buffalo (Mỹ), cho biết còn một lý do nữa là, biến thể Omicron có vẻ tập trung nhiều hơn vào đường hô hấp trên, gồm các xoang, so với các biến thể trước đây. Ông giải thích, viêm xoang thường gây đau đầu, kết hợp với sự căng thẳng khi nhiễm Covid-19, nên người nhiễm Omicron sẽ đau đầu nhiều hơn
Nên cách ly bao lâu để tránh lây Covid-19 cho người khác?
Người bị nhiễm Covid đột phá sau khi đã tiêm chủng dễ bị đau đầu hơn
Người đã tiêm phòng nên cảnh giác hơn với triệu chứng đau đầu này.
Tiến sĩ Maya N. Clark-Cutaia, Giáo sư tại Trường Y Meyers Đại học New York (Mỹ), nói rằng những người đã tiêm vắc xin, nếu nhiễm Omicron thường bị đau đầu, đau nhức cơ thể và sốt, so với người chưa tiêm chủng, theo trang tin Best Life (Mỹ).
Lấy trứng cóc nấu cháo ăn, nam thanh niên bị ngộ độc đe dọa tính mạng
Sau khi lấy 2 bộ trứng cóc nấu cháo ăn, bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, đ.ánh trống ngực, quặn bụng và nôn ói.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân T.A.G. Ảnh PHƯƠNG CHI
Chiều 11.11, theo thông tin từ Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, sau 2 ngày điều trị tích cực, sức khỏe nam bệnh nhân T.A.G (30 t.uổi, ngụ H.Kế Sách, Sóc Trăng) bị ngộ độc trứng cóc đang hồi phục tích cực.
Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã lấy 2 bộ trứng cóc nấu cháo ăn, sau đó đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nhức ngực trái, đ.ánh trống ngực, quặn bụng và nôn ói. Bệnh nhân được đưa vào khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long trong tình trạng đau bụng, buồn nôn nhiều, li bì, chân tay lạnh, rối loạn nhịp tim…
Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu và làm những xét nghiệm cần thiết. Bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc nặng do ăn trứng cóc, gây tổn thương đa cơ quan, đe dọa tính mạng. Ê kíp bác sĩ đã nhanh chóng rửa dạ dày, cân bằng nước điện giải, kiểm soát nhịp tim và sử dụng các loại thuốc điều trị biến chứng tim mạch, gan, thận… Bệnh nhân sau đó chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực và chống độc (ICU) tiếp tục chữa trị.
Sau 2 ngày điều trị tích cực, sức khỏe bệnh nhân khá dần lên, giảm mệt, không còn đau bụng, nôn ói; nhịp tim, huyết động ổn định; chức năng gan, thận được cải thiện; kali m.áu về bình thường.
BS.CK1 Nguyễn Chí Hiểu, Khoa ICU Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, cho biết người bị ngộ độc trứng cóc thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau nhức các chi, rối loạn nhịp tim, tụt huyết áp, hoảng hốt, ảo giác, co giật, ngưng thở, ngưng tim nếu không được cấp cứu kịp thời. Khi bị ngộ độc trứng cóc, người bệnh cần nhanh chóng được gây nôn ói để loại bỏ tối đa độc tố ra khỏi cơ thể và lập tức chuyển đến cơ sở y tế gần nhất nhằm cấp cứu kịp thời.