Bé sơ sinh 9 ngày t.uổi bị mắc bệnh lý tim bẩm sinh, chậm đi khám theo lịch hẹn dẫn đến suy hô hấp.
Mặc dù đã được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng bệnh nhi không qua khỏi.
Trước đó, quá trình mẹ bé mang thai trẻ đã được chẩn đoán trước sinh mắc bệnh lý tim bẩm sinh. Sau sinh, gia đình dự kiến cho trẻ đi khám lại bệnh tim nhưng không may trong nhà lại có người mắc COVID-19, gia đình nghĩ là đợi khi khỏi COVID-19 thì mới cho trẻ đi khám.
Vài ngày trước khi vào viện trẻ bú kém, đến ngày thứ 9 sau sinh, trẻ xuất hiện tím tái và được người nhà đưa vào viện.
BSCKII Nguyễn Tân Hùng – Phó Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương – cho biết trẻ nhập viện trong tình trạng tím tái, suy hô hấp, ngưng tuần hoàn.
Ngay sau khi nhập viện, trẻ được các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu và tiến hành làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Trẻ được chẩn đoán mắc tim bẩm sinh phức tạp, có tình trạng giảm co bóp cơ tim rất nặng. Mặc dù được các bác sĩ nỗ lực cấp cứu nhưng bệnh nhi đã không qua khỏi.
” Nếu bệnh nhi được gia đình đưa đi khám sớm hơn, trẻ được theo dõi, đ.ánh giá, từ đó can thiệp, phẫu thuật sớm, đúng thời điểm, thì không có sự việc đáng tiếc xảy ra“- BS Hùng nói.
Theo vị bác sĩ này, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp nhưng không vì dịch mà bỏ qua những bệnh khác. Bởi t.rẻ e.m vẫn có thể mắc các bệnh lý thông thường khác như n.hiễm t.rùng hô hấp trên, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, n.hiễm t.rùng đường ruột…, đặc biệt là trẻ mắc bệnh lý nền, bệnh mãn tính, bắt buộc phải được tái khám định kỳ.
Một số ca bệnh phải tái khám đúng thời gian, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng như tim bẩm sinh, suy thận,…
BSCKII Nguyễn Tân Hùng – Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương
Khác với dịch bệnh, các bệnh lý nền có thể dễ dàng kiểm soát ngay từ giai đoạn khởi phát bằng việc khám sức khỏe định kỳ. Thông qua việc theo dõi các chỉ số cơ thể, bác sĩ có thể đ.ánh giá chính xác tình trạng sức khỏe hiện tại và đưa ra hướng xử trí kịp thời.
Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ cần chủ động theo dõi và nhận biết những dấu hiệu bất thường ở trẻ, chủ động đưa trẻ đi khám kịp thời tại cơ sở y tế gần nhất, đừng vì dịch bệnh mà bỏ qua “thời điểm vàng” để chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ.
Với những trẻ có dị tật bẩm sinh hoặc mắc các bệnh mạn tính, gia đình nên cho trẻ tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ, tránh tình trạng trẻ không được khám và điều trị kịp thời dẫn tới biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Cứu sống bé sơ sinh 10 ngày t.uổi dị tật tim nguy hiểm
Vừa qua, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) cứu sống bé sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp.
Bất thường tim mạch của bé được phát hiện từ khi là thai nhi hơn 20 tuần t.uổi và được chẩn đoán bị chuyển vị đại động mạch. Đây là dị tật tim nguy hiểm cho trẻ sơ sinh vì ảnh hưởng trực tiếp đến tuần hoàn m.áu nuôi não và các cơ quan. Ngoài ra, bé còn bị n.hiễm t.rùng sơ sinh nặng. Nhờ vào việc điều trị kịp thời và phối hợp chặt chẽ của đội ngũ liên chuyên khoa các bác sĩ BV ĐHYD TP.HCM, bé đã được cứu sống và đến nay đã hồi phục chức năng tim như bình thường.
Phát hiện bất thường sớm ở thai nhi nhờ siêu âm tim thai sàng lọc
Trước đây, đa số bệnh chuyển vị đại động mạch được phát hiện muộn hơn, sau khi bé đã sinh ra đời. Hiện nay, nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán trước sinh và sàng lọc bệnh lý nặng trước sinh, các bác sĩ tại BV ĐHYD TP.HCM có thể chẩn đoán chính xác nhiều bệnh lý phức tạp từ sớm, như trường hợp của em bé này, được phát hiện mắc bệnh tim, chuyển vị đại động mạch trong thời điểm thai mới khoảng 20 – 22 tuần t.uổi.
Phẫu thuật tim cho bé
Sản phụ 36 t.uổi là mẹ của bệnh nhi sơ sinh này đã cập nhật thông tin, biết cách tầm soát trong giai đoạn thai kỳ. Sau khi siêu âm tim thai cho bé trong thời điểm khoảng 20 tuần t.uổi theo khuyến cáo khám sàng lọc tim thai, các bác sĩ phát hiện và chẩn đoán chính xác và tư vấn đầy đủ cho gia đình.
Cụ thể, bé được phát hiện bị chuyển vị đại động mạch, đây là một bệnh lý tim bẩm sinh nặng. Ở bệnh lý này, hai động mạch quan trọng có chức năng vận chuyển m.áu từ tim đến phổi và đến các cơ quan trong cơ thể không được kết nối như bình thường, chúng bị đảo vị trí nên gọi là chuyển vị.
Tức là khi mắc bệnh này động mạch chủ của bé nối với tâm thất phải, trong khi bình thường nó phải nối với tâm thất trái. Điều nguy hiểm ở đây chính là hai động mạch dẫn hai nguồn m.áu khác nhau để đi nuôi cơ thể. M.áu nghèo ô xy (màu xanh) được cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể thay vì đến phổi. M.áu giàu ô xy (màu đỏ) trở lại phổi thay vì cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.
Trong thai kỳ chủ yếu trẻ sơ sinh được hỗ trợ tuần hoàn từ tim của mẹ, nên thai trong bụng mẹ sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi mắc bệnh này. Nhưng khi em bé chào đời, khiếm khuyết này làm thay đổi tuần hoàn m.áu của cơ thể, nguy hiểm là nếu không được can thiệp sớm chắc chắn bé sẽ t.ử v.ong.
Vì vậy ngay sau khi phát hiện bé có vấn đề bất thường về tim, các bác sĩ sản khoa tư vấn cho sản phụ và gia đình đến gặp bác sĩ tim mạch nhi để được đ.ánh giá và có kế hoạch điều trị cho bé ngay sau khi chào đời.
Phối hợp liên chuyên khoa và khó khăn trong tình hình dịch bệnh
Khi tiếp nhận ca bệnh này, các bác sĩ BV ĐHYD TP.HCM đã rất áp lực vì thời điểm cần tập trung điều trị cho bé, dịch bệnh vẫn đang diễn ra.
Th.S – BS. Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim t.rẻ e.m BV ĐHYD TP.HCM, chia sẻ: “Áp lực đầu tiên khi điều trị cho trường hợp này là bé còn quá nhỏ và các thủ thuật can thiệp bắt buộc phải làm ngay sau khi bé sinh ra, bé này còn bị n.hiễm t.rùng sơ sinh nặng. Trong điều kiện bình thường đã có nhiều nguy cơ, thật không may là thời gian đó lại nằm trong thời gian đại dịch Covid-19 đang diễn ra. Đặc biệt là thiếu hụt nhân sự khi các bác sĩ của BV ĐHYD TP.HCM đã được huy động phần lớn cho công tác chống dịch. Xác định đây là tình hình cấp bách để cứu sống một sinh mạng, chúng tôi đã cố gắng dùng mọi cách có thể”.
Mặc dù BV ĐHYD TP.HCM trước đây đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp tương tự, nhưng trong tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp, việc chuẩn bị cho lần này là rất khẩn trương. Trở ngại lớn nhất là làm sao để huy động đầy đủ đội ngũ nhằm phối hợp điều trị, can thiệp, phẫu thuật và chăm sóc cho bé sau mổ.
Phẫu thuật tim cho bé
Để điều trị cho bệnh nhi được diễn ra suôn sẻ nhất, BV ĐHYD TP.HCM phối hợp liên chuyên khoa giữa Trung tâm Tim mạch và Khoa Sơ sinh, ê kíp Gây mê Hồi sức Tim mạch có chuyên môn cao. Từ khi bé chào đời cho đến lúc phẫu thuật và giai đoạn nặng sau mổ đều rơi vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, BV ĐHYD TP.HCM đã linh hoạt điều động nhân sự từ bệnh viện điều trị Covid-19 tham gia cứu sống bé sơ sinh này.
Ngay sau sinh, bắt buộc bé phải có sự hòa trộn m.áu để đủ m.áu nuôi cơ thể. Vì vậy các bác sĩ quyết định phá vách liên nhĩ tạo dòng m.áu trộn trong tim nhằm tăng lượng m.áu đỏ (m.áu giàu ô xy) ra ngoài đi nuôi cơ thể, đảm bảo mức độ ô xy ở mức không quá thấp đồng thời dùng thuốc để duy trì ống động mạch. Các thủ thuật này giúp duy trì nuôi cơ thể trong giai đoạn vừa chào đời và chờ đợi cuộc phẫu thuật cho bé.
Cuộc đại phẫu đầu đời khi vừa tròn 10 ngày t.uổi của bé sơ sinh
Sau khi được can thiệp và hồi sức ngay sau sinh, bé có thêm tình trạng n.hiễm t.rùng sơ sinh nặng, đòi hỏi phải điều trị chống n.hiễm t.rùng tích cực để đảm bảo cho cuộc phẫu thuật.
Mặc dù cuộc phẫu thuật đã diễn ra suôn sẻ như dự kiến nhưng tình hình n.hiễm t.rùng sơ sinh và n.hiễm t.rùng sau mổ đòi hỏi phải được điều trị kéo dài hơn một tháng, rất may mắn bé đã hồi phục, hết n.hiễm t.rùng và xuất viện với một trái tim hoạt động bình thường.
Theo Th.S – BS. Cao Đằng Khang, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim T.rẻ e.m, BV ĐHYD TP.HCM, để điều trị hiệu quả cho bệnh lý tim bẩm sinh phức tạp phải có đội ngũ liên chuyên khoa phối hợp với nhau. Trường hợp của em bé này đã có toàn bộ kế hoạch điều trị chi tiết từ trước sinh, phân công cụ thể khi phối hợp đội nhóm nhiều chuyên khoa. Quan trọng hơn, dù là vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 nhưng BV vẫn đảm bảo được công tác chuyên môn cao, điều động nhân sự hợp lý để đảm bảo chất lượng chăm sóc cho các bệnh lý phức tạp.