Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn tại khu ICU của BVĐK Trung tâm tỉnh An Giang, thầy thuốc của BV Bạch Mai tại An Giang đã triển khai thành công ca ECMO, duy trì sự sống cho một bệnh nhân COVID-19 nặng.
Chia sẻ về ca ECMO đầu tiên triển khai tại An Giang, TS.BS Nguyễn Văn Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Trưởng đoàn công tác của BV Bạch Mai tại An Giang cho biết: Bệnh nhân nam, 61 t.uổi, t.iền sử tăng huyết áp mạn tính, ở nhà xuất hiện ho sốt, khó thở.
Bệnh nhân đã được điều trị tại TTYT huyện Châu Thành 4 ngày với chẩn đoán viêm phổi nặng do SARS-CoV-2, tuy nhiên tình trạng bệnh không cải thiện, suy hô hấp nặng và được chuyển lên BVĐK Trung tâm An Giang ngày 23/12.
Tại Khoa ICU 2, bệnh nhân được tiếp nhận và xử trí theo phác đồ của Bộ Y tế, dùng kháng sinh, kháng virus và lọc m.áu hấp phụ. Tuy nhiên, tình trạng ngày càng nặng hơn, phổi tổn thương nặng cả 2 bên phế trường, oxy m.áu rất thấp, không đáp ứng với tất cả liệu pháp oxy.
Các y bác sĩ đã triển khai thành công kỹ thuật ECMO, giành lại sự sống cho bệnh nhân COVID-9 nặng tại An Giang.
Trong tình cảnh thiếu thốn (nhân lực, trang thiết bị vật tư, hệ thống khí nén không đảm bảo…), diễn biến bệnh tiến triển rất xấu, buộc thầy thuốc phải có hướng xử lý quyết đoán, chính xác.
Được chỉ đạo từ xa của các chuyên gia tại Hà Nội, thầy thuốc của BV Bạch Mai tại An Giang đã phối hợp với các bác sĩ tại BVĐK Trung tâm thiết lập nhanh một phòng khép kín đầy đủ trang thiết bị cần thiết để tiến hành vào ECMO giúp duy trì sự sống, hy vọng người bệnh sẽ cải thiện dần qua các ngày tiếp theo.
Chia sẻ nhanh về ca bệnh này từ BVĐK Trung tâm An Giang, ThS.BS. Nguyễn Bá Cường – Khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai), bác sĩ chính thực hiện kỹ thuật ECMO trên bệnh nhân 61 t.uổi này cho biết: Ngày thứ 3 sau tiến hành ECMO (sáng 26/12), bệnh nhân đã được rút ống thở HFNC và đang có dấu hiệu hồi phục.
Hiện tại, tình trạng bệnh nhân vẫn còn rất nặng nhưng các y bác sĩ 2 bệnh viện đều cố gắng không ngừng để cứu sống được bệnh nhân. Đó cũng là lời hứa, là quyết tâm của các y bác sĩ BV Bạch Mai trong ngày xuất quân lên đường vào An Giang làm nhiệm vụ.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi – Phụ trách Trung tâm Cấp cứu A9 (BV Bạch Mai) chuyên gia hàng đầu về hồi sức cấp cứu đã vào An Giang để trực tiếp khảo sát, điều hành, cầm tay chỉ việc cho các khu ICU chuyên thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng cho biết: Kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo hay còn gọi là hoạt động hô hấp tuần hoàn ngoài cơ thể) là phương pháp sử dụng tuần hoàn và trao đổi oxy bên ngoài cơ thể nhằm hỗ trợ chức năng sống ở các bệnh nhân suy tuần hoàn hoặc suy hô hấp nặng mà không đáp ứng với các biện pháp hồi sức thường quy cũng như hồi sức nâng cao.
ECMO là kỹ thuật hồi sức chuyên sâu, hiện đại, được ví như cứu cánh cuối cùng cho những ca bệnh nặng và chỉ mới được thực hiện ở các bệnh viện lớn tại Việt Nam.
Hai bé mắc Covid-19 chạy ECMO dài ngày, tổng viện phí hơn một tỷ đồng
Hai cháu bé ở TPHCM mắc Covid-19 nguy kịch phải chạy ECMO liên tục 9-10 ngày, tổng viện phí điều trị lên tới hơn một tỷ đồng.
Ngày 29/11, đại diện Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 2 (TPHCM) cho biết, nơi đây vừa cứu sống hai trường hợp bệnh nhi mắc Covid-19 rất nặng bằng kỹ thuật ECMO (oxy hóa qua màng ngoài cơ thể).
Trước đó, ngày 6/11, bé N.V.M.Q. (9 t.uổi, ngụ TPHCM) được cha đưa đến BV Nhi Đồng 2 trong tình trạng khó thở.
Bé Q. những ngày nguy kịch vì Covid-19 (Ảnh: BVCC).
Khai thác bệnh sử, gia đình cho biết bé Q. bị sốt, ho, sổ mũi đã 4 ngày và tình trạng ho ngày càng nhiều.
Trong gia đình có nhiều người cũng biểu hiện bệnh tương tự, nhưng chỉ vài ngày tự khỏi nên cha mẹ chủ quan, nghĩ bé cũng có thể tự khỏi như những trường hợp cảm cúm thông thường.
Họ hoàn toàn quên con mình thuộc nhóm trẻ béo phì, rất nguy cơ dù không có bệnh nền đặc biệt khác.
Sau khi có kết quả xét nghiệm PCR dương tính, X-quang phổi tổn thương tiến triển cả 2 bên, SpO2 giảm thấp, bé được chuyển vào khoa Covid-19 tiếp tục hồi sức. Sau gần 10 giờ nhập viện, bệnh nhi tiếp tục được đặt nội khí quản thở máy xâm lấn với thông số cao.
Lãnh đạo khoa Covid-19 quyết định hội chẩn với khoa Hồi sức tích cực chống độc (ICU) của BV Nhi Đồng 2 và BV Nhi đồng Thành phố, thống nhất sử dụng kỹ thuật ECMO cho trẻ sau 3 ngày nhập viện.
Cha con b.é g.ái 14 t.uổi nhiễm Covid-19, phải chạy ECMO cứu mạng (Ảnh: BVCC).
Theo bác sĩ Việt, cùng thời điểm này, khoa Covid-19 đồng thời tiếp nhận một b.é g.ái 14 t.uổi, nặng 62 kg mắc Covid-19 chuyển từ BV ở Gò Vấp trong tình trạng tím tái, bóp bóng giúp thở qua nội khí quản, SpO2 dao động 60-70%, trụy tim mạch phải sử dụng dịch truyền, thuốc vận mạch, trợ tim, tình trạng rất nguy kịch.
Các bác sĩ khoa Covid-19 đã điều động thêm thiết bị hỗ trợ từ BV khác, bổ sung nhân lực từ khoa ICU để chạy ECMO cùng lúc 2 trường hợp bệnh nhi ngay trong đêm.
Ngày 25/11, bé Q. đã được xuất viện khỏe mạnh sau 19 ngày điều trị, trong đó có 10 ngày chạy ECMO.
Riêng b.é g.ái 14 t.uổi cũng đã ngưng ECMO sau 9 ngày chạy liên tục. Hiện sức khỏe bé đã ổn định và đang chờ các thủ tục ra viện, trở về cuộc sống bình thường.
Bé Q. được xuất viện trong niềm vui của các y bác sĩ BV Nhi Đồng 2 (Ảnh: BVCC).
Các bác sĩ cho biết, đây có thể coi là niềm vui nhân đôi cho tập thể nhân viên y tế BV Nhi Đồng 2 trong mùa dịch, bởi hai trường trên là các ca nhiễm Covid-19 đầu tiên được BV áp dụng kỹ thuật ECMO cứu sống. Thời gian chạy điều trị kéo dài, số t.iền viện phí cũng đội lên khá lớn (tổng 2 ca hơn một tỷ đồng), nhưng may mắn các bệnh nhi được bảo hiểm chi trả phần lớn viện phí.