Bệnh nhân N.T.K.D (64 t.uổi, ở TP.HCM) có t.iền sử mổ bắt vít cố định cột sống đã 10 năm. Một năm trở lại đây, bà đau lưng và lan xuống 2 chân rất nhiều, đau nhức nhiều khi về đêm và khi đi lại.
Bệnh nhân được chẩn đoán bị thoát vị đĩa đệm mức độ nặng.
Ngày 30.12, bác sĩ chuyên khoa 2 Đỗ Anh Vũ (Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn) cho biết: Đây là một trường hợp khó vì phẫu thuật lần 2 sau khi thay đĩa đệm L2 – L3 ở lần 1. Thông thường trường hợp của bệnh nhân phải rạch da rộng để nối thanh nẹp từ các đốt sống phía dưới lên với tầng L2 – L3, tuy nhiên ê kíp quyết định áp dụng phương pháp kỹ thuật cao phẫu thuật xâm lấn tối thiểu với sự hỗ trợ hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 chiều Navigation.
Ê kíp bác sĩ ứng dụng hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation để phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh BÁC SĨ CUNG CẤP
Cuộc phẫu thuật diễn ra nhanh chóng sau 3 tiếng, tránh được cuộc mổ hở, mất m.áu nhiều, tổn thương rễ thần kinh… Sau phẫu thuật, bệnh nhân hết đau và cảm giác nhẹ hẳn 2 chân. Ngay chiều hôm sau, bệnh nhân đã tập ngồi và sang ngày thứ 2 đã tập đi lại.
Tương tự, bệnh nhân Đ.T.K.C (73 t.uổi, ở TP.HCM) bị tê 2 chân, đi lại khó khăn đã 2 năm, phim cộng hưởng từ cho thấy có biểu hiện hẹp ống sống và thoát vị đĩa đệm thắt mức độ nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân không dám đến bệnh viện điều trị vì sợ phẫu thuật xâm lấn ảnh hưởng sức khỏe nên cố gắng chịu đựng. Sau khi tìm hiểu và được tư vấn về kỹ thuật mới, bệnh nhân mới quyết định phẫu thuật.
Người bệnh được phẫu thuật bằng phương pháp xâm lấn tối thiểu với hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation chiều thay 2 đĩa đệm và bắt vít cố định các phần thoát vị đĩa đệm thắt lưng. Sau mổ 2 chân người bệnh nhẹ hẳn, ngay ngày hôm sau, người bệnh đã được tập đi lại và xuất viện ngày thứ 4 sau mổ, sức khỏe hồi phục nhanh.
Hệ thống O-ARM kết hợp định vị hình ảnh 3 Navigation giúp tăng tỷ lệ chính xác trong phẫu thuật lên tới 93 – 100%.. Ảnh BÁC SĨ CUNG CẤP
Bác sĩ Vũ cho biết, việc ứng dụng hệ thống O-ARM kết hợp định vị 3 chiều Navigation là một bước tiến vượt bậc trong phẫu thuật cột sống giúp tăng độ chính xác trong phẫu thuật lên tới 93 – 100%. “Trong phẫu thuật cột sống việc sai lệch dù chỉ 1 – 2mm có thể dẫn tới người bệnh liệt, tàn phế suốt đời, thậm chí là t.ử v.ong”, bác sĩ nói.
Phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu đã làm giảm thương tổn mô chung quanh cột sống, tổn thương tủy sống, rễ thần kinh, động mạch, giảm biến chứng phẫu thuật và giảm thời gian hồi phục.
Tránh nguy cơ yếu liệt nhờ mổ thoát vị đĩa đệm ít xâm lấn
Bệnh nhân tránh được nguy cơ liệt sau khi thoát vị đĩa đệm tái phát nhờ phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MISS) chỉ mất 10 ml m.áu, vết mổ 2-3 cm.
Chị Thu Hương (34 t.uổi, quận Bình Tân, TP HCM) phải chịu đựng những cơn đau thoát vị đĩa đệm từ khi mới ngoài 20 t.uổi. Chị Hương nhớ lại, chị đi không được, đứng không xong, ngay cả nằm hay ngồi cũng đau dữ dội. Chị uống thuốc, châm cứu liên tục 2-3 tháng vẫn không tiến triển. Ở t.uổi 21, chị Hương từng mổ thoát vị đĩa đệm, song 13 năm sau, những cơn đau lại tái phát.
Qua thăm khám, bác sĩ chuyên khoa I Trần Xuân Anh (Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM) chỉ định mổ khiến cho chị Hương lo lắng.
Bác sĩ Trần Xuân Anh cho biết, hơn 10 năm trước, khi nói đến mổ thoát vị đĩa đệm, không ít bệnh nhân đều e ngại hoặc từ chối vì sợ đau, lo tổn thương dây thần kinh, tủy sống và gây liệt. Khi được giải thích về phương pháp phẫu thuật cột sống hiện đại, xâm lấn tối thiểu (MISS) với vết mổ nhỏ 2-3 cm, chỉ mất 10 ml m.áu, chị Hương mới phần nào yên tâm.
Theo bác sĩ Trần Xuân Anh, thoát vị đĩa đệm ở chị Hương có hiện tượng dính bên trong cấu trúc thần kinh và đĩa đệm nên khó khăn hơn phẫu thuật lấy đĩa đệm đơn thuần. Trường hợp này đòi hỏi phẫu thuật viên phải thật cẩn thận để tách xơ, rễ thần kinh và lấy đĩa đệm ra ngoài. Sự hỗ trợ của các thiết bị công nghệ trong quá trình phẫu thuật giúp tăng hiệu quả và phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Hình chụp cột sống của bệnh nhân qua hệ thống chụp CT 768 lát cắt Somatom Drive có khả năng dựng hình 3D.
Bác sĩ Trần Xuân Anh chọn phương án phẫu thuật xâm lấn tối thiểu (MISS) lấy nhân đệm và làm cứng đốt sống bằng phương pháp bắt vít qua da; thay đĩa đệm qua ống nong. Lợi thế của phương pháp này là giúp bệnh nhân bị tổn thương cơ rất ít, vết mổ nhỏ, ít đau đớn và rút ngắn thời gian hồi phục.
Bác sĩ đặt một ống nong đường kính 2,4 cm đi vào cơ thể qua lỗ mở trên da khoảng 3 cm. Bác sĩ dùng kính vi phẫu và máy khoan mài hiện đại, phá bỏ cấu trúc xương và mô sẹo xơ để tiếp cận khối thoát vị. Bước cuối cùng là bóc tách khỏi dây thần kinh, lấy toàn bộ đĩa đệm đã bị mất nước, ghép xương nhân tạo và đưa đĩa đệm nhân tạo vào đúng vị trí thay thế.
Thông qua lỗ mở sẵn có, bác sĩ bắt các vít xuyên qua chân cung cột sống vào thân đốt sống, đặt thanh nối các vít và cố định chúng lại với nhau. Ekip bác sĩ sử dụng hệ thống robot cảnh báo các trường hợp tiếp cận dây thần kinh, bàn mổ có cánh tay C-Arm chụp X-quang liên tục trong quá trình phẫu thuật. Đây chính là trợ thủ để các bác sĩ thực hiện thao tác mà không lo sợ nguy cơ gây tổn thương dây thần kinh – nguyên nhân gây biến chứng liệt sau mổ thoát vị đĩa đệm. Tất cả các thao tác này đều được kiểm soát trên màn hình, thuận tiện theo dõi cho toàn bộ ekip thực hiện.
Bác sĩ phẫu thuật thay nhân đĩa đệm cho bệnh nhân.
Ca mổ ít xâm lấn giúp bệnh nhân nhanh phục hồi
“Ca mổ 120 phút chỉ mất khoảng 10ml m.áu, trong khi mổ bằng phương pháp cũ mất khoảng 200 ml m.áu. Cấu trúc cơ và dây chằng cột sống được giữ lại nguyên vẹn, không bị xâm lấn. Bệnh nhân có thể trở lại vận động sớm, giảm tối đa cơn đau thoát vị đĩa đệm”, bác sĩ Xuân nói.
2 ngày sau mổ, chị Hương có thể đi lại tự nhiên, tập các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng phục hồi chức năng. Ngày thứ 5, ổn định vết mổ, chị xuất viện nghỉ ngơi tại nhà.
Bác sĩ Trần Xuân Anh giải thích thêm, hầu hết người bệnh sau khi phẫu thuật cột sống khoảng 2-3 tháng có thể khom cúi người. Thế nhưng, để phòng ngừa các bệnh lý cột sống, bệnh nhân vẫn nên chú ý dùng nẹp cố định và tư thế cúi gập đúng, tránh vặn xoắn thắt lưng, nghiêng người hay khom cúi. 3 tháng một lần chụp phim kiểm tra hệ thống ốc vít. Sau một năm, người bệnh sẽ đ.ánh giá lại về tình trạng hàn xương cột sống.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý thường gặp ở độ t.uổi 30-60 và là một trong những nguyên nhân hàng đầu các phẫu thuật cột sống ở người trưởng thành. Đĩa đệm cột sống bị thoái hóa hoặc chấn thương, mất nước nên bị lệch, trượt khiến phần nhân nhầy thoát ra ngoài. Các đốt sống đè lên dây thần kinh gây đau nhức dữ dội, tê bì, mất cảm giác tay chân, không kiểm soát được đại tiểu tiện. Trường hợp nặng, thoát vị đĩa đệm gây teo cơ, nặng nhất là gây tàn phế, người bệnh không thể đi đứng, ngồi hoặc đau đớn khiến không thể vận động, làm việc.
“Thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh khó chữa. Bệnh nhân cần phải được tầm soát và xử lý kịp thời bằng các phương tiện hiện đại để đạt được hiệu quả. Với sự phát triển của kỹ thuật y khoa mới, các phương tiện hỗ trợ tân tiến, người bệnh có thể giải tỏa được lo lắng đã cũ về mổ thoát vị đĩa đệm”, bác sĩ Trần Xuân Anh nói thêm.