Bộ Y tế cho biết, biểu mẫu và quy trình cấp “hộ chiếu vaccine” đã được Bộ Y tế ban hành tại quyết định 5772/QĐ-BYT.
Đến nay sau 2 tháng Bộ Y tế chưa thể cấp “hộ chiếu vaccine” cho người dân phục vụ đi lại, giao thương quốc tế.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông về việc triển khai cấp “hộ chiếu vaccine” cho người dân.
Bộ Y tế cho biết đã nhận được công văn của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thử nghiệm ký số trên nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
Cũng theo Bộ Y tế, từ ngày 15/2-18/2, Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế đã làm việc với Bộ Thông tin và truyền thông, Tập đoàn Viettel xem xét, đ.ánh giá chức năng ký số và đã kết luận đến thời điểm hiện tại, chức năng chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra, chưa thể triển khai thử nghiệm như kế hoạch.
Cũng tại công văn này, Bộ Y tế nêu rõ, biểu mẫu và quy trình cấp “hộ chiếu vaccine” đã được Bộ Y tế ban hành tại Quyết định 5772/QĐ-BYT. Đến nay sau 2 tháng Bộ Y tế chưa thể cấp “hộ chiếu vaccine” cho người dân phục vụ đi lại, giao thương quốc tế.
Bộ Y tế đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thiện các hệ thống, đảm bảo cấp “hộ chiếu vaccine” cho người dân trong thời gian sớm nhất.
Bộ Y tế cũng gửi kèm công văn một số yêu cầu về việc cấp “hộ chiếu vaccine”:
Chức năng ký số trên nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19 phải ký được cả dữ liệu định dạng json (hiện mới ký được định dạng tệp pdf).
Về quy trình ký số, Bộ Y tế cho phép các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chỉ định đơn vị ký tập trung (sở y tế hoặc trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) hoặc các cơ sở tiêm chủng ký tùy theo khả năng, tình hình thực tế ở mỗi địa phương.
Hiện nay, chữ ký số mới xây dựng chức năng ký số sử dụng chữ kỹ số của Viettel. Bộ Y tế yêu cầu cho phép sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp khác nhau.
Bổ sung chức năng hiển thị “hộ chiếu vaccine” trên ứng dụng PC-COVID trên cơ sở kết nối dữ liệu với hệ thống cấp chứng nhận “hộ chiếu vaccine” của Bộ Y tế.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế trước đó, quy trình cấp “Hộ chiếu vaccine” cho người dân được áp dụng thống nhất tại tất cả các cơ sở tiêm chủng trên cả nước. Quy trình cấp gồm 3 bước:
Bước 1: Các cơ sở tiêm chủng rà soát, xác minh, xác thực thông tin người dân tiêm chủng vaccine COVID-19 theo hướng dẫn tại Công văn 8938/BYT-DP ngày 21/10/2021 và Công văn 9438/BYT-CNTT ngày 5/11/2021.
Bước 2: Các cơ sở tiêm chủng thực hiện ký số dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng Quản lý tiêm chủng COVID-19. Nền tảng này kết nối, chia sẻ dữ liệu tiêm chủng với Hệ thống Quản lý cấp chứng nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 đáp ứng theo các quy định về kết nối dữ liệu y tế do Bộ Y tế ban hành.
Dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 trên Nền tảng cần đáp ứng quy định: Đã tiêm đủ mũi vaccine COVID-19 với 8 loại vaccine đã được Bộ Y tế cấp phép (gồm: AstraZeneca, Sputnik V, Vero Cell, Pfizer, Moderna, Janssen, Hayat-Vax và Abdala – mỗi sản phẩm vaccine được gắn 1 mã code).
Bước 3: Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thực hiện ký số giấy xác nhận tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tập trung. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mã QR theo tiêu chuẩn của EU quy định.
Hộ chiếu vaccine” cần hiển thị 11 trường thông tin: Họ và tên; Ngày tháng năm sinh; Quốc tịch; Bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; Số mũi tiêm đã nhận; Ngày tiêm; Liều số; Vaccine; Sản phẩm vaccine; Nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; Mã số của chứng nhận.
Theo thống kê của Bộ Y tế tính đến ngày 22/2, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 191.993.381 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 175.228.460 liều: Mũi 1 là 70.881.550 liều; Mũi 2 là 67.300.879 liều; Mũi 3 là 1.446.638 liều; Mũi bổ sung là 13.489.116 liều; Mũi nhắc lại là 22.110.277 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.764.921 liều: Mũi 1 là 8.611.127 liều; Mũi 2 là 8.153.794 liều
Hỏi nhanh về Covid-19: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao t.uổi cần lưu ý gì?
Sắp tới mẹ tôi (75 t.uổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì? (M.H, TP.HCM)
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, trả lời:
Nếu mẹ bạn tiêm những mũi vắc xin trước là vắc xin Vero Cell (Sinopharm) hoặc Sputnik V thì mũi 3 này là mũi vắc xin bổ sung (có thể tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc vắc xin mRNA), có thể tiêm cách mũi 2 là 1 tháng.
Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trường hợp mẹ bạn tiêm vắc xin AstraZeneca, Pfizer hay Moderna trước đây thì mũi 3 là mũi vắc xin nhắc lại và được tiêm cách mũi 2 từ 3-6 tháng.
Tiêm những mũi vắc xin bổ sung hay nhắc lại với cùng loại vắc xin, thường các phản ứng sau tiêm sẽ nhẹ và dễ chịu hơn so với việc tiêm trộn các loại vắc xin với nhau (có thể sốt cao hơn, đau nhức tại vị trí tiêm nhiều hơn, mệt mỏi hơn…). Tuy nhiên những phản ứng sau tiêm này vẫn trong giới hạn an toàn và vẫn là những phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin Covid-19.
Sau tiêm, bạn nên theo dõi mẹ bạn 24/24 giờ ít nhất là ba ngày đầu tiên để xem dấu hiệu toàn thân (có sốt cao hay không, có tỉnh táo và ăn uống bình thường, mức độ khó chịu hay mệt mỏi có tăng nhiều so 2 lần tiêm trước và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày hay không…) và tình trạng tại vị trí tiêm (có sưng đau nhiều ảnh hưởng đến cử động cánh tay không…).
Người lớn t.uổi nên nghỉ ngơi, hạn chế những hoạt động thể lực trong 3 ngày đầu tiên. Không uống rượu bia trong 7 ngày sau tiêm vắc xin. Vẫn tiếp tục uống thuốc theo toa những bệnh lý mạn tính đang điều trị.
Chuyên mục HỎI NHANH VỀ COVID-19 ra mắt nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của bạn đọc liên quan đến tình hình dịch bệnh Covid-19. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi cho chuyên mục này bằng hình thức bình luận bên dưới bài hoặc gửi qua email: suckhoethanhnien247@gmail.com .
Câu hỏi sẽ được chuyển đến các bác sĩ, chuyên gia… để trả lời cho bạn đọc.