Diễn tiến nặng sau mắc Covid-19, nguy cơ thiếu hụt oxy đẩy chị G. và em bé chưa chào đời vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, tiên lượng t.ử v.ong cao.
Đang mang thai ở tuần thứ 34, chị L.T.G. (26 t.uổi, Hoàng Mai, Hà Nội) bất ngờ nhận tin mắc Covid-19. Ngày 5/12, sản phụ được đưa tới Khu điều trị bệnh nhân Covid-19 C2, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang với các triệu chứng ho khan, khó thở khi gắng sức vận động, không phù, không sốt. Dù chưa có nhiều dấu hiệu nguy hiểm, các bác sĩ vẫn tiên lượng đây là ca bệnh phức tạp, có nguy cơ diễn biến nhanh do bệnh nhân chưa được tiêm vắc xin Covid-19.
Chỉ vài ngày sau đó, sản phụ tiến triển nặng dần. Chị G. ho nhiều hơn, khó thở tăng lên ngay cả lúc nghỉ ngơi. Kết quả chụp X quang phổi cho thấy tổn thương phổi tăng dần, xét nghiệm m.áu báo hiệu chỉ số bão Cytokine ở mức rất cao.
Phác đồ điều trị cho sản phụ lâp tức được điều chỉnh để phù hợp với trạng thái lâm sàng và cận lâm sàng. Bệnh nhân thường xuyên được các bác sĩ khoa Sản khám và siêu âm, kiểm tra đ.ánh giá. Chỉ định sử dụng Corticoid và thuốc kháng virus Remdesivir cùng các biện pháp hỗ trợ hô hấp ban đầu được nâng cấp dần từ thở oxy kính, sang oxy mask rồi chuyển sang sử dụng oxy dòng cao HFNC.
Tuy nhiên, đáp ứng lâm sàng của sản phụ với các phương án điều trị không tốt, tổn thương phổi trở nên nghiêm trọng, hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ARDS xuất hiện cùng cơn bão Cytokine. Nguy cơ thiếu hụt oxy đẩy mẹ con sản phụ vào tình trạng “ngàn cân treo sợi tóc”, tiên lượng t.ử v.ong cao.
Trước tình hình nghiêm trọng, các bác sĩ trong khu điều trị trực tiếp đã hội chẩn với Tiểu ban điều trị Covid-19 bệnh viện, đồng thời tham khảo thêm ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực Sản Covid-19. Ban chỉ đạo nhanh chóng đưa ra quyết định phải mổ bắt con sớm, hy vọng cứu được cả mẹ lẫn con.
Ngay lập tức, hệ thống báo động đỏ được khởi động toàn viện, huy động bác sĩ Khoa Sản, Khoa Sơ sinh, Khoa Gây mê hồi sức và Khu điều trị Covid-19 C2 sẵn sàng cho cuộc phẫu thuật.
Trong mổ, do sản phụ bị suy hô hấp nặng, phương án gây tê vùng tủy sống không còn khả thi, kíp bác sĩ bắt buộc phải tiến hành gây mê đặt ống nội khí quản, phối hợp với thuốc tăng co hỗ trợ. Để tránh tác dụng phụ của thuốc tới trẻ qua hàng rào nhau thai, quá trình bắt con chỉ diễn ra trong khoảng 1 phút.
B.é g.ái nặng khoảng 2,7 kg ra đời, được chuyển về khoa Sơ sinh và can thiệp thở máy không xâm nhập trong 2 ngày, sau đó thở oxy trong 1 ngày kèm chiếu đèn vàng da. Nhờ chăm sóc và điều trị tích cực, sức khỏe của bé cải thiện dần, được ra viện sau 1 tuần điều trị.
Về phía sản phụ, sau ca phẫu thuật, chị được chuyển về Khu điều trị Covid-19 C2. Kiểm tra phim X quang tại giường và chỉ số xét nghiệm bão Cytokine của sản phụ vẫn ở mức rất cao, nguy cơ t.ử v.ong rất lớn.
Để cứu sống bệnh nhân, bác sĩ tiến hành điều trị lọc m.áu hấp phụ liên tục, đồng thời hỗ trợ thở máy không xâm nhập theo chiến lược ARDS. Sau khoảng 4 ngày điều trị tích cực, do đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, sản phụ được rút ống nội khí quản, chuyển thở oxy kính xen kẽ thở máy không xâm nhập.
3 ngày tiếp theo, tình trạng phổi cải thiện rõ rệt, sản phụ tiếp tục được chuyển sang thở oxy gọng. Đến ngày 28/12, cơ thể người bệnh đã phục hồi hoàn toàn, xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2 nên được xuất viện, về đoàn tụ với gia đình.
Các bác sĩ khuyến cáo, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho bé, các sản phụ nên chủ động tiêm vắc xin ngừa Covid-19 từ tuần thai thứ 13 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bỏ qua dấu hiệu đi ngoài ra m.áu, người đàn ông bị ung thư đại trực tràng
Suốt 3 tháng ròng rã bệnh nhân thường xuyên đi ngoài ra m.áu nhưng giấu gia đình. Đến khi đau bụng, trong một ngày đi ngoài ra m.áu liên tục, bệnh nhân đi khám phát hiện ung thư đại trực tràng.
Các bác sĩ cho biết, bỏ qua dấu hiệu đi ngoài ra m.áu vì nghĩ bệnh tiêu hóa thông thường là đặc điểm chung rất phổ biến ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng.
Bác sĩ điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang chia sẻ, có bệnh nhân ở ngay Hà Nội, nhưng ròng rã 3 tháng, thường xuyên xuất hiện đi ngoài ra m.áu tuy nhiên giấu gia đình không đi khám. Họ chỉ nghĩ đó là bệnh trĩ, táo bón… bởi ngoài dấu hiệu đi ngoài ra m.áu không có biểu hiện nghiêm trọng gì khác.
Đến khi bệnh nhân đau bụng, trong một ngày đi ngoài ra m.áu nhiều đã đến Bệnh viện đa khoa Đức Giang bệnh nhân được làm các xét nghiệm tổng quát và nội soi đại tràng. Trên nội soi đại tràng phát hiện khối sùi lồi vào lòng đại tràng kích thước khoảng 3 cm. Bác sĩ nội soi tiến hành bấm sinh thiết để làm giải phẫu bệnh.
Sau 4 ngày kết quả giải phẫu bệnh cho thấy u gồm các tế bào nhân lớn, không đều, chất nhiễm sắc thô, hạt nhân nổi rõ, sắp xếp gợi cấu trúc tuyến. Với kết quả giải phẫu bệnh này, bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma).
Bệnh nhân sau đó được chuyển đến khoa ngoại phẫu thuật cắt đoạn đại tràng. Bệnh phẩm sau mổ làm giải phẫu bệnh để xác định tình trạng xâm lấn mạch m.áu thần kinh và mức độ xâm lấn ra thành đại tràng. Chẩn đoán giải phẫu bệnh sau mổ là ung thư xâm nhập (T2N0).
Về tình trạng đi ngoài ra m.áu, bác sĩ Vũ Xuân Vinh, Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa – Gan mật tụy, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhiều người chủ quan với dấu hiệu này, bởi họ nghĩ đơn giản chỉ do táo bón, trĩ… nhưng ít người nghĩ đến nguy cơ ung thư đại trực tràng.
Trên thực tế, triệu chứng đi ngoài ra m.áu gặp ở nhiều bệnh lý khác nhau, cảnh báo bệnh lý vùng h.ậu m.ôn như trĩ hoặc táo bón. Những bệnh này cũng gây hiện tượng đi ngoài ra m.áu do tổn thương niêm mạc h.ậu m.ôn.
“Tuy nhiên, đây cũng là triệu chứng cảnh báo bệnh lý ung thư vùng h.ậu m.ôn – trực tràng. Vì vậy, khi có dấu hiệu đi ngoài ra m.áu không nên trì hoãn mà cần đi kiểm tra sớm để được chẩn đoán chính xác, điều trị sớm. Trong trường hợp là ung thư đại trực tràng, việc phát hiện sớm cũng mang lại hiệu quả điều trị cao, tăng chất lượng sống cho người bệnh”, BS Vinh cho biết.