Các chuyên gia đưa ra lời khuyên với cha mẹ khi trẻ mắc COVID-19.
Theo TS.BS. Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai, hiện nay, Việt Nam ghi nhận những trường hợp mắc COVID-19 ở lứa t.uổi trẻ em, kể cả từ t.uổi sơ sinh. Đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên tỷ lệ mắc ở t.rẻ e.m tương tự như người lớn.
BS Nam cũng cho biết, phần lớn các trường hợp có biểu hiện triệu chứng nhiễm virus như: Sốt, ho, sổ mũi, mệt mỏi…; một số trường hợp có kèm theo các triệu chứng như: Viêm phổi, viêm tiểu phế quản và hồi phục ổn định sau khi kiểm soát các bệnh lý kèm theo. Các diễn biến nặng đa phần xuất hiện trên những trẻ có bệnh nền, mạn tính như: suy giảm miễn dịch, bệnh hệ thống.
Các em học sinh Trường Tiểu học Tân Lập B, huyện Đan Phượng được đo nhiệt độ và hướng dẫn khử khuẩn tay trước khi vào lớp.
Chuyên gia y tế này cảnh báo, trong thời tiết lạnh, ẩm như hiện nay, t.rẻ e.m rất dễ gặp các vấn đề về đường hô hấp, tiêu hóa. Vì vậy, trẻ đều có khả năng nhiễm các bệnh lý hô hấp, trong đó có COVID-19.
Khi trẻ trở lại trường học trong giai đoạn này, cha mẹ, thầy cô giáo cần phải hướng dẫn cho trẻ những biện pháp phòng chống lây nhiễm bệnh. Nhất là sau khoảng thời gian dài, trẻ hầu như sinh hoạt trong nhà, ít tiếp xúc với môi trường xung quanh nên rất cần phải được rèn luyện thường xuyên các kỹ năng tự bảo vệ trước các nguy cơ từ môi trường xung quanh.
Theo TS.BS Nguyễn Thành Nam, khi trẻ trở lại trường học, cha mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp như: Trẻ cần được tiêm phòng ngay khi được phép của Chính phủ, Bộ Y tế; tăng cường sức đề kháng; tránh để trẻ nhiễm lạnh, đảm bảo thông khí tốt trong môi trường sống, học tập; Hướng dẫn trẻ vệ sinh bàn tay đúng cách; sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc người khác; bỏ rác thải đúng nơi quy định…
Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ như sốt, viêm đường hô hấp, tiếp xúc yếu tố nguy cơ…trẻ cần được kiểm tra ngay và tránh tiếp xúc với người khác khi chưa có kết quả xét nghiệm.
Đặc biệt, nếu trẻ mắc COVID-19, cha mẹ cần theo dõi sát trạng thái của trẻ. Cụ thể, trẻ có thể được điều trị tại nhà khi trẻ vẫn có những hoạt động, vui chơi tương đối như những ngày khỏe mạnh; đảm bảo được mức độ ăn uống tương đối như ngày khỏe mạnh.
Cha mẹ có thể căn cứ vào các chỉ số sau để quan sát nhịp thở của trẻ:
– Trẻ dưới 2 tháng nhịp thở bình thường dưới 60 lần/phút.
– Trẻ từ 2- 12 tháng có nhịp thở bình thường dưới 50 lần/phút.
– Trẻ trên 12 tháng có nhịp thở bình thường dưới 40 lần/phút.
– Trẻ trên 5 t.uổi thở nhanh khi trên 30 lần/phút.
– Trẻ trên 12 t.uổi theo các chỉ số tương tự người lớn.
Về việc cần thiết phải tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế cho biết, trẻ lứa t.uổi 5-11 t.uổi nếu tiêm vaccine thì khi mắc bệnh sẽ có ít triệu chứng cũng như triệu chứng nhẹ hơn so với người lớn.
Khi mắc COVID-19 dù ở lứa t.uổi nào thì bệnh cũng có các biểu hiện từ không có triệu chứng đến có triệu chứng cho đến nhập viện nặng, t.ử v.ong. Với t.rẻ e.m qua theo dõi, trẻ cũng có các biểu hiện lâm sàng kéo dài, có cả tình trạng hậu COVID-19, kể cả di chứng (được gọi là các di chứng cấp tính của COVID-19). Thậm chí có những trường hợp viêm đa hệ ở t.rẻ e.m, đây là biểu hiện nghiêm trọng, viêm cả các cơ quan khác. Những trường hợp hiếm nhưng vẫn có thể ghi nhận trên toàn thế giới. Ngoài ra, việc tiêm vaccine không chỉ bảo vệ bản thân trẻ mà còn giảm đi sự lây nhiễm.
Ngày 10/2, phát biểu tại lễ công bố Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Bộ Y tế đang tiến hành các thủ tục để sẵn sàng cho việc tiêm chủng với nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Ăn quá nhiều cam dẫn đến những tác dụng phụ nào?
Cam là loại quả yêu thích của nhiều người, tuy nhiên khi ăn quá nhiều cam trong một ngày có thể có những tác dụng phụ.
Cam là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và những lợi ích sức khỏe khác nhau mà nó mang lại. Cam giúp giữ cho cơ thể của chúng ta đủ nước và cung cấp lượng vitamin C dồi dào, tăng cường sức đề kháng và tốt cho thị lực. Tuy nhiên, ăn quá nhiều cam có thể sẽ dẫn đến một số tác dụng phụ. Do đó, bạn nên tiêu thụ cam với liều lượng vừa phải.
Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều cam
Giá trị dinh dưỡng trong quả cam gồm: Mỗi 100g cam chứa 47g calo, 87g nước, 0,9g protein, 11,8g carbohydrate, 9,4g đường, 2,4g chất xơ và 76% DV (giá trị dinh dưỡng hàng ngày) vitamin C.
Nếu một người ăn 4 – 5 quả cam mỗi ngày, sẽ dẫn đến việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ. Điều này có thể gây khó chịu cho dạ dày, dễ bị chuột rút, tiêu chảy, đầy hơi và buồn nôn. Theo các nghiên cứu, việc hấp thụ quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến chứng ợ chua, nôn mửa, mất ngủ và đau tim.
Bạn nên ăn bao nhiêu quả cam trong một ngày?
Cam có tính axit, có thể dẫn đến kích ứng dạ dày ở những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Những người bị bệnh GERD nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn cam. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, ăn cam có thể dẫn đến tình trạng nôn mửa và ợ chua.
Những người có hàm lượng kali cao cũng phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn cam. Cam có hàm lượng kali thấp, nhưng nếu cơ thể đã có quá nhiều kali, nó có thể gây ra một tình trạng nghiêm trọng, gọi là tăng kali m.áu.
Theo khuyến nghị, một người chỉ nên ăn tối đa 1-2 quả cam trong một ngày.