Theo thống kê đến chiều ngày 15/2, cả nước đã tiêm gần 186,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 32 triệu mũi 3; TP HCM dự kiến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 970.000 trẻ từ 5-11 t.uổi.
Chỉ còn 8 địa phương có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12- 17 t.uổi dưới 80%
Thống kê trên cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 11/2 cho biết cả nước đã tiêm tổng cộng 186.479.340 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 14/2, cả nước tiêm 478.213 liều vaccine phòng COVID-19.
Đến ngày 14/2, số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 169.566.922 liều, trongd đó mũi 1: 70.746.526 liều; Mũi 2: 68.217.831 liều; Mũi bổ sung: 11.786.019 liều; Mũi 3: 18.816.546 liều
53/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 10/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 82% – dưới 90% gồm: Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình, Cao Bằng, Sơn La, Điện Biên, Phú Yên, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Dương.
Theo thống kê đến chiều ngày 15/2, cả nước đã tiêm gần 186,5 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó hơn 32 triệu mũi 3. Ảnh: Thái Bình
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.434.205 liều, trong đó: Mũi 1: 8.469.650 liều; Mũi 2: 7.964.555 liều.
42/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 trên 90%; 13/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 80-dưới 90% gồm Hải Phòng, Bắc Giang, Phú Thọ, Bắc Kạn, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Bình, Ninh Thuận, Gia Lai, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Cần Thơ; 8/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 từ 57% – dưới 80% gồm: Sơn La, Điện Biên, Quảng Bình, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Đồng Tháp, Bình Dương.
TP HCM dự kiến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 970.000 trẻ từ 5-11 t.uổi
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM cho biết, ngành y tế đã tham mưu UBND TP về kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi.
Theo đó, TP HCM dự kiến sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho 970.000 trẻ từ 5-11 t.uổi đang sinh sống trên địa bàn, bao gồm 950.000 trẻ đi học và 20.000 trẻ không đi học.
Số liệu này do Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Sở Lao động Thương binh và Xã hội của TP thống kê. Dự kiến thời gian tiêm mũi 1 diễn ra trong 30 ngày, mũi 2 trong 30 ngày. Khoảng cách giữa 2 mũi do Bộ Y tế hướng dẫn.
Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP HCM đã chủ động triển khai tập huấn y tế địa phương về tiêm chủng an toàn (quy trình tiêm chủng, bảo quản vaccine, xử trí khi có sự cố…)
Khi Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể về tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi, TP HCM sẽ triển khai ngay. Ngoài ra, việc tiêm chủng cho trẻ từ 5-11 t.uổi phải có sự đồng ý của phụ huynh, trên tinh thần tự nguyện. Trường hợp trẻ chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn được đảm bảo đi học bình thường. Ngành giáo dục sẽ cố gắng thuyết phục phụ huynh đồng thuận để bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ.
Đồng Tháp: Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 liều bổ sung, liều nhắc lại cho đối tượng từ 18 t.uổi trở lên
Nhằm tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 có hiệu quả trong thời gian tới, Sở Y tế Đồng Tháp đề nghị các đơn vị trực thuộc tiếp tục rà soát và tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 đủ liều cơ bản cho người dân từ đủ 12 t.uổi trở lên trên địa bàn.
Cùng với đó, tăng cường rà soát và đẩy nhanh tiến độ tiêm liều bổ sung và tiêm liều nhắc lại cho đối tượng từ 18 t.uổi trở lên đủ điều kiện tiêm chủng trên địa bàn, đảm bảo không bỏ sót đối tượng và hoàn thành trong quý I/2022.
Bên cạnh đó, tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong việc triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19; củng cố, cập nhật thông tin các đối tượng tiêm chủng trên nền tảng https://tiemchungcovid19.moh.gov.vn và thực hiện chế độ thống kê báo cáo theo quy định. Thực hiện xử lý các phản ánh của người dân về thông tin tiêm chủng COVID-19 trong vòng 48 giờ kể từ khi hệ thống ghi nhận thông tin phản ánh.
Sở Y tế Đồng Tháp cũng đề nghị tiếp tục tập trung, huy động mọi nguồn lực cho công tác tiêm chủng; bố trí kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực và vật tư tiêm chủng để triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19.
Tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền về lợi ích của tiêm vaccine để người dân tham gia tiêm chủng đầy đủ, không chờ đợi, lựa chọn vaccine, đảm bảo sử dụng vaccine hiệu quả.
Quảng Bình: Thêm 574 ca COVID-19, toàn tỉnh đã có hơn 11.400 F0
Theo thông tin tổng hợp từ Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Bình, trong 24 giờ qua (từ 6 giờ ngày 14/2/2022 đến 6 giờ ngày 15/2/2022), tỉnh này ghi nhận thêm 574 ca mắc COVID-19, trong đó có tới 438 ca cộng đồng, 136 ca trong khu cách ly. Toàn tỉnh hiện có 3.365 ca đang điều trị tại nhà.
Đến nay tổng số ca COVID-19 của Quảng Bình là 11.455 ca; tổng số ca khỏi là 7.652; số đang điều trị tại bệnh viện là 376 ca; có 14 trường hợp t.ử v.ong.
Thực hiện Chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân, trong ngày 13/2, các điểm tiêm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã tiêm 2.085 liều vaccine phòng COVID-19.
Hiện 98,25% người trên 18 t.uổi ở Quảng Bình đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 1; mũi 2 là 94,07%; Có 96,87% người trên 50 t.uổi tại Quảng Bình tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19; Tỷ lệ người trên 18 t.uổi tiêm đủ 3 mũi vaccine là 29,95%;
Hiện tỷ lệ tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình là 97,20%; tỷ lệ tiêm đủ 2 mũi là 83,64%.
Sự thật về loại thuốc lạ chữ Trung Quốc được đồn đại trị Covid-19
Loại thuốc có nhãn mác in toàn chữ Trung Quốc được rao bán với giá vài trăm ngàn đồng một hộp, đang được nhiều người chú ý vì lời quảng cáo có thể điều trị, phòng ngừa Covid-19.
Mới đây, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã chính thức phê duyệt 2 loại thuốc Paxlovid và Molnupiraviz, sử dụng khẩn cấp để điều trị Covid-19 tại nhà. Đây cũng là những loại thuốc trị Covid-19 dạng viên đầu tiên được Mỹ cấp phép.
Tại Việt Nam, Molnupiraviz và Favipiravir là các thuốc đặc trị dạng viên được sử dụng thí điểm cho F0 ở một số địa phương do Bộ Y tế cho phép, chỉ định. Tuy nhiên gần đây, mạng xã hội bỗng xuất hiện một “thần dược” in chữ Trung Quốc trên nhãn mác, với tên được phiên âm là “Lianhua Qingwen Jiaonang”.
Dạng thuốc này được bán tràn lan, quảng cáo có thể điều trị, phòng ngừa Covid-19 cấp tốc.
PV Dân trí cũng nhận phản ánh của người dân về loại thuốc “lạ” này xuất hiện ở một số khu vực trên địa bàn TPHCM, Bình Dương.
Loại thuốc chữ Trung Quốc đang được rao bán tràn lan (Ảnh: Người dân cung cấp).
Uống vào nóng trong người để… “lọc phổi”?
Trên một nhóm chuyên bán hàng nội địa Trung Quốc, tài khoản có tên Q.N. giới thiệu thuốc “Lianhua Qingwen Jiaonang” (tên tạm dịch là Liên Hoa Thanh Ôn) giá chỉ hơn 170.000 đồng/hộp 2 vỉ (24 viên) nhưng có công dụng rất hấp dẫn như hỗ trợ điều trị nhiều chủng cúm đang lưu hành, cải thiện tình trạng viêm đường hô hấp.
Tài khoản này còn khẳng định, đây là loại thuốc được cơ quan y tế Trung Quốc khuyên dùng để chẩn đoán và điều trị viêm phổi do virus chủng mới.
Thậm chí, có người bán còn đăng hẳn giấy xác nhận hoàn thành điều trị Covid-19 tên T.B.P., giới thiệu là của chính mình với lời cam đoan đã hết bệnh sau khi dùng Liên Hoa Thanh Ôn. Giá người này bán là 130.000 đồng/hộp.
Người đàn ông đưa cả giấy xác nhận khỏi Covid-19 lên mạng để bán “Liên Hoa Thanh Ôn” (Ảnh: MXH).
Trong vai người tìm mua thuốc trị Covid-19, PV liên hệ với anh P. Người đàn ông này xác nhận chính mình đã đăng quảng cáo bán thuốc trên mạng và khẳng định từng là một F0 khỏi bệnh nhờ loại thuốc trên.
Theo đó, anh P. cho biết, tháng 11 bị nhiễm Covid-19, anh rất lo lắng nên dò hỏi và tìm kiếm khắp nơi các loại thuốc chữa bệnh. Sau đó, qua lời người quen giới thiệu, anh mua loại thuốc Liên Hoa Thanh Ôn dùng thử. Chỉ 4 ngày sau, anh đã âm tính với SARS-CoV-2.
PV đặt vấn đề muốn đặt một vài lọ cho người thân, nhưng thắc mắc uống loại thuốc trên sẽ cảm giác thế nào. Anh P. báo trước, khi uống vào sẽ thấy nóng trong người, nhưng đó là tác dụng của thuốc, dùng để… lọc phổi cho sạch diệt virus, không giống như biểu hiện các thuốc mà Việt Nam đang sử dụng điều trị Covid-19.
PV tiếp tục thắc mắc, giá rẻ như vậy liệu có đảm bảo an toàn không và nguồn gốc thuốc này thế nào, anh P. thật thà chia sẻ: mình cũng… không biết thuốc từ đâu ra, chỉ thấy uống được nên nhập về bán kiếm lời.
“Liên Hoa Thanh Ôn” được bán theo dạng viên thuốc con nhộng, mỗi hộp 2 vỉ (Ảnh: Người dân cung cấp).
Chuyên gia y học cổ truyền nói gì?
PV đã chuyển thông tin, hình ảnh mà mình thu thập được đến các chuyên gia y học cổ truyền để truy tìm nguồn gốc loại thuốc trên.
TS.BS Trương Thị Ngọc Lan, Phó Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM cho biết, Liên Hoa Thanh Ôn là tên một bài cổ phương đã xuất hiện từ những năm 2000, từng được Trung Quốc dùng điều trị các loại cúm gia cầm như H5N1, H7N9.
Về công dụng, thuốc chuyên dùng chữa các triệu chứng về cúm, như bệnh nhân nóng, sốt cao, sợ lạnh. Công thức của bài thuốc Liên Hoa Thanh Ôn chủ yếu là các vị thuốc thanh nhiệt, trị viêm.
Tuy nhiên với Covid-19, Liên Hoa Thanh Ôn không hẳn phù hợp. Bởi với virus gây bệnh cúm gia cầm, triệu chứng thường nặng hơn và bùng phát ngay khi xâm nhập. Còn Covid-19 có tính ủ bệnh (chủng Alpha là 10-14 ngày, chủng Delta hiện tại là khoảng 3 ngày).
Khi đã có tải lượng lớn sau thời gian ủ bệnh, virus mới vào phổi và tấn công cơ thể, làm cho cơ thể suy yếu. Lúc này người bệnh mới có triệu chứng suy nhược, vã mồ hôi và kết hợp cả triệu chứng cảm cúm. Vì vậy, những người có sức khỏe yếu sẽ bị nặng hơn.
Trong khi đó, Liên Hoa Thanh Ôn chủ yếu chỉ làm cải thiện các triệu chứng mà không có chức năng bồi dưỡng cơ thể. Chưa kể, trong bài thuốc còn có các vị thuốc hơi mạnh, như “đại hoàng” làm bệnh nhân đi tiêu nhiều (phù hợp với các dạng cúm gây sốt cao, táo bón).
Ngoài ra, TS.BS Lan khẳng định, Liên Hoa Thanh Ôn không có tác dụng phòng ngừa Covid-19.
Chuyên gia khẳng định, Liên Hoa Thanh Ôn không có tác dụng phòng Covid-19 như quảng cáo (Ảnh: MXH).
Tại Việt Nam, Liên Hoa Thanh Ôn chưa được cấp phép và cũng không được nhập khẩu chính hãng từ Trung Quốc mà chủ yếu qua lan truyền và mua từ đường tiểu ngạch về. Thay vào đó, nước ta sử dụng các bài thuốc như Nhân sâm bại độc tán, Ngọc bình phong tán, đã được Bộ Y tế cấp phép và có công trình nghiên cứu chứng minh giúp hỗ trợ phòng ngừa bệnh và cải thiện triệu chứng bệnh sau ít ngày sử dụng.
Chuyên gia cảnh báo, với những sản phẩm bán trên mạng, không có nguồn gốc xuất xứ thì không thể phân biệt được thật giả, càng không kiểm soát được chất lượng và giá cả.
“Hiện nay, nhiều F0 tại TPHCM đã được điều trị tại nhà. Ngoài Covid-19, F0 còn có bệnh nền và phải kết hợp với điều trị Tây y, do đó trước khi sử dụng loại thuốc nào cũng cần có hướng dẫn từ nhân viên y tế.
Với Liên Hoa Thanh Ôn, chưa có một công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam chứng minh tác dụng điều trị cụ thể và cũng chưa được lưu hành” – TS.BS Lan nhấn mạnh.
Trao đổi với PV Dân trí, bác sĩ Đỗ Tân Khoa, Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền TPHCM khẳng định, hiện nay tất cả các loại thuốc đông y mới chỉ dùng hỗ trợ chứ chưa có thuốc nào điều trị dứt điểm Covid-19.
Tất cả các quảng cáo sai sự thật cần báo cáo Thanh tra Sở Y tế làm việc và xử lý, tránh để người dân ngộ nhận.