Đến chiều ngày 3/3, cả nước đã tiêm gần 195,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, hiện còn 9 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine cho trẻ từ 12-17 t.uổi dưới 90%.
Còn 9/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi dưới 90%
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19 đến 14h30 ngày 3/3 cho biết cả nước đã tiêm gần 195,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 2/3, cả nước tiêm 364.379 liều vaccine.
Số vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 t.uổi trở lên là 178.317.396 liều, trong đó mũi 1: 70.650.294 liều; Mũi 2: 68.811.055 liều ; Mũi bổ sung: 14.000.910 liều; Mũi 3: 24.855.137 liều.
Đến nay đã có 62/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; chỉ còn lại duy nhất 1 tỉnh có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.
Về số vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 12-17 t.uổi là 16.991.176 liều, trong đó mũi 1: 8.730.834 liều; Mũi 2: 8.260.342 liều.
Trong ảnh tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 12-17 t.uổi tại TP HCM Ảnh: HCDC
Đến nay đã có 54/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vaccine phòng COVID-19 trên 90%; Còn lại 9/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%
Bộ Y tế đề nghị các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vắc xin; tăng cường vận động người dân tiêm vắc xin, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chủ động tiếp cận trước các nguồn vaccine cho t.rẻ e.m dưới 12 t.uổi (trước mắt là vaccie Pfizer theo đa số quốc gia trên thế giới).
Liên quan đến tiêm vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m từ 5-11 t.uổi, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đang thúc đẩy các thủ tục để dự kiến trong tháng 3 sớm hoàn thành việc ký hợp đồng với hãng Pfizer mua 21,9 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho t.rẻ e.m từ 5-11 t.uổi.
Hiện nay chúng ta cơ bản đã thống nhất, chỉ còn là thủ tục. Dự kiến trong quý 1/2022, 7 triệu liều vaccine Pfizer cho trẻ từ 5-11 t.uổi sẽ về Việt Nam. 14,9 triệu liều còn lại được giao trong quý 2. Bộ Y tế sẽ sớm triển khai tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 t.uổi ngay khi có vaccine phù hợp.
Nam Định: Tăng cường quản lý, giám sát đối với trường hợp mắc COVID-19 điều trị tại nhà
Báo cáo của Sở Y tế tỉnh Nam Định cho thấy, từ ngày 14/2 – 1/3, toàn tỉnh ghi nhận 29.945 ca mắc mới COVID-19; trong đó, 21.417 ca trong cộng đồng. Trung bình một ngày ghi nhận 1.996 ca mắc mới, gấp 1,6 lần so với tuần trước.
Riêng trong ngày 2/3, toàn tỉnh ghi nhận 3.176 ca mắc mới với 2.214 ca tại cộng đồng – số ca mắc cao nhất từ khi có dịch tới nay. Tổng số ca mắc tích lũy trên địa bàn từ khi có dịch tới nay là 79.420 ca; trong đó, 56.938 ca tại cộng đồng. Hiện có 46.762 F0 đang điều trị, chủ yếu là tại nhà…
Tại Hội nghị trực tuyến giữa Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Nam Định với 10 huyện, thành phố trên địa bàn về công tác phòng, chống dịch diễn ra chiều 2/3, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Trần Lê Đoài yêu cầu, chính quyền, cơ quan chức năng địa phương tăng cường quản lý, giám sát, hướng dẫn, tư vấn việc theo dõi, chăm sóc sức khỏe, xử lý các tình huống đối với trường hợp mắc COVID-19 điều trị tại nhà.
Cùng với đó, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn số điện thoại của các Trạm Y tế lưu động, Tổ hỗ trợ theo dõi người mắc COVID-19 điều trị tại nhà để người dân kịp thời liên lạc, tiếp cận các dịch vụ y tế nhanh nhất.
Các xã, phường, thị trấn thực hiện nghiêm việc thu gom, xử lý xử lý chất thải y tế đối với F0 cách ly tại nhà, nơi lưu trú theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Y tế; đảm bảo không phát tán mầm bệnh trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh tại nơi cách ly, điều trị F0 tại nhà.
UBND các huyện, thành phố nâng cao năng lực y tế cơ sở, có phương án huy động, điều động, bổ sung nhân lực, hỗ trợ công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Lào Cai: Tập trung các nguồn lực đẩy nhanh việc tiêm vaccine phòng COVID-19 bổ sung, nhắc lại
Để đảm bảo về thời gian và diện bao phủ vaccine theo chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời nhằm chuẩn bị tốt chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5-11 t.uổi, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn khẩn trương tập trung các nguồn lực đẩy nhanh việc tiêm vaccine COVID-19 bổ sung, nhắc lại cho người dân theo lịch tiêm đúng thời gian quy định.
Ngày 2/3, Lào Cai ghi nhận 2.756 trường hợp mắc mới và 1 trường hợp t.ử v.ong. Tính đến 2/3, Lào Cai đã ghi nhận tổng cộng 34.651 ca COVID-19. Trong đó, 14.282 người đã điều trị khỏi và ra viện; 20.349 bệnh nhân đang được cách ly, điều trị; 20 trường hợp t.ử v.ong.
Thừa Thiên Huế bắt đầu điều trị F0 không triệu chứng tại nhà
Các F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế quản lý, điều trị tại nhà, bắt đầu từ 28/12.
Chiều tối 27/12, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản hỏa tốc về việc triển khai thực hiện phương án cách ly, điều trị F0 tại nhà.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chỉ đạo các đơn vị, địa phương khẩn trương triển khai việc quản lý, điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà đối với các trường hợp đảm bảo đủ điều kiện theo quy định, bắt đầu từ ngày 28/12.
Đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện điều trị tại nhà, thống nhất cho UBND các địa phương thực hiện việc cách ly, điều trị F0 tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung của địa phương.
Cuộc họp chủ trì giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với các địa phương chiều 27/12 về việc triển khai điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại nhà (Ảnh: CTV).
Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng chỉ đạo các Tổ phòng, chống dịch Covid-19 cộng đồng, Tổ Y tế lưu động theo dõi, quản lý chặt chẽ và kiên quyết xử lý đối với các trường hợp F0 cố tình vi phạm quy định cách ly, điều trị tại nhà.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, điều trị F0 tại nhà là việc làm tất yếu sau khi thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.
Ông Bình yêu cầu các địa phương rà soát các hộ gia đình thực hiện cách ly tại nhà đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Người cách ly y tế tại nhà phải là nhà ở riêng lẻ, phải có nhà vệ sinh, nhà tắm dùng riêng, có đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân…
Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch và phải được giám sát chặt chẽ, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo dịch bệnh.
Việc quản lý, điều trị F0 tại nhà sẽ được tỉnh Thừa Thiên Huế tiến hành từ ngày 28/12 (Ảnh: Đình Anh).
Để đạt hiệu quả trong việc điều trị F0 tại nhà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu xây dựng hệ thống phần mềm quản lý F0 tại nhà.
“Các địa phương sau khi rà soát đảm bảo các điều kiện thì có thể triển khai ngay, làm tốt việc điều trị F0 tại nhà sẽ giảm được áp lực cho tuyến trên rất lớn. Ngành y tế, địa phương sớm tập huấn cho đội ngũ y tế cơ sở, triển khai mô hình trạm Y tế lưu động để quản lý F0 cách ly tại nhà, không để xảy ra tình trạng F0 không được chăm sóc, điều trị” – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh.
Cho đến 18h tối 27/12, tỉnh Thừa Thiên Huế ghi nhận thêm 380 ca bệnh khẳng định mắc Covid-19; trong đó 217 ca cộng đồng; test nhanh trong ngày phát hiện thêm 337 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 227 ca cộng đồng.
Tính đến nay, toàn tỉnh có 11.741 ca F0; tổng số bệnh nhân đã khỏi bệnh là 7.316; có 47 ca t.ử v.ong, chủ yếu là người già yếu, lão suy, mắc bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, suy tim mạn, suy thận mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn, ung thư giai đoạn cuối.