Trên mạng xã hội đang rộ lên thông tin người mắc COVID-19 thì không được tắm rửa. Bệnh đang nhẹ mà tắm sẽ trở nặng…
Vậy thực hư vấn đề này như thế nào?
Các thông tin về chữa COVID đang rất phức tạp, lẫn lộn được lan truyền qua nhiều hình thức mang lại cả những hệ quả tích cực lẫn tiêu cực. Vậy mắc COVID-19 thì có nên xông hơi và tắm rửa không?
1. Người bệnh COVID-19 có nên kiêng tắm rửa?
Theo quan niệm của y học cổ truyền nếu khi bị ốm hoặc cảm xông hơi là cần thiết nhưng tắm thì lại phải kiêng. Quan niệm tắm khi bị ốm trong y học cổ truyền lại trái ngược với xông hơi.
Điều này được luận giải như sau: Khi tắm nước nóng làm giãn lỗ chân lông từ đó gây mất khí, ngoại tà dễ xâm nhập… Nhiều tấm gương về việc tắm gây cảm hàn, t.ử v.ong. Từ đó sinh ra quan niệm “người ốm phải kiêng nước” còn tồn tại dai dẳng tới nay.
Điều đó cũng có cơ sở khoa học là trước đây chưa có điều kiện phòng vệ sinh sạch sẽ kín gió như bây giờ, nên người ốm mà tắm là rất nguy hiểm. Một số người quá suy kiệt, chức năng tim phổi quá kém, khi tắm nóng hoặc lạnh có thể gây nên giãn mạch hoặc co mạch toàn thân, gây tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, có thể làm nặng thêm bệnh, thậm chí là t.ử v.ong. Vì thế khi đang mắc bệnh không nên tắm nước quá lạnh để “rèn luyện cơ thể”, hoặc tắm quá nóng để “diệt mầm bệnh”. Rất nguy hiểm.
Người bệnh COVID-19 tắm như thế nào?
Thật ra y học hiện đại không kiêng tắm. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân trước mổ cần được tắm và sát trùng toàn thân sẽ giảm n.hiễm t.rùng vết mổ. Bệnh nhân nằm trong phòng hồi sức nếu được lau rửa toàn thân bằng dung dịch sát khuẩn, thay quần áo, thay dra0 (ga giường) thường xuyên sẽ giảm nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện, giảm số ngày này phòng ICU.
Tắm gội đầu giúp giải phóng các tế bào da c.hết (ghét), làm thông thoáng da, cải thiện bài tiết của tuyến mồ hôi, cải thiện lưu thông m.áu, giảm sưng đau khớp, cải thiện tinh thần, cải thiện giấc ngủ. Ở nhiều bệnh viện khoa ICU vẫn thường xuyên tắm khô và gội đầu cho người bệnh nằm lâu.
Đế tránh biến chứng, người đang suy kiệt nặng, huyết áp thấp, người đang tiêm truyền, người có vết mổ, người suy tim gan thận nặng không được tắm. Khi tắm cần tắm bằng nước ấm 30 – 35 độ C, tắm nhanh trong khoảng 5 -10 phút, nơi kín gió, sau tắm lau khô người và mặc quần áo, sấy tóc khô.
Với người mắc COVID-19 theo tôi nên tắm cách ngày 1 lần, tắm nhanh, tận dụng nồi lá xông, xông xong rồi tắm nhanh trong 5 – 10 phút, lau khô người, sẽ thấy rất sảng khoái, giúp hạ sốt, thông thoáng mặt da, ngủ ngon, mau khỏe.
2. Xông hơi
Kinh nghiệm dân gian từ lâu vẫn chữa cảm mạo bằng biện pháp xông hơi. Điều đó bắt nguồn từ y học cổ truyền cho rằng cảm mạo là do ngoại tà xâm nhập từ bên ngoài vào, nên cần làm cho ra mồ hôi để loại trừ tà khí ra bên ngoài. Cái này y học cổ truyền gọi là biện pháp phát hãn, giải biểu. Người bệnh sẽ uống các thuốc có nhiều tinh dầu, uống thuốc nóng ấm, xông, để cho ra mồ hôi.
Theo y học hiện đại, các biện pháp xông hơi có tác dụng làm thông thoáng đường hô hấp, tinh dầu gây cảm giác thư giãn, nâng cao hệ miễn dịch, giúp người cảm cúm mau khỏi bệnh.
Tuy nhiên cũng theo y học cổ truyền, khi cảm mạo để lâu ngày, tác nhân gây bệnh không còn ở bên ngoài nữa mà đã đi sâu vào phần m.áu, phần nội tạng, thì lúc này không được phát hãn giải biểu nữa, vì sẽ làm tiêu hao chính khí trong cơ thể, cơ thể sẽ suy yếu không chống đỡ được bệnh. Lúc này cần phải thanh nhiệt, bổ khí, bổ huyết…
Như vậy chúng ta thấy ngay y học cổ truyền cũng không dùng xông hơi tràn lan khi bị cảm cúm, huống chi chúng ta đã biết khi mắc COVID-19 là virus SARS-CoV-2 đã chui vào trong tế bào niêm mạc hô hấp rồi lan đi khắp cơ thể, đâu còn ở trên bề mặt mũi họng nữa. Vậy thì có xông thế hay xông nữa thì cũng không được diệt được virus.
Xông hơi quá nhiều lần gây mất mồ hôi, mất các chất muối trong cơ thể, làm rối loạn chuyển hóa, cơ thể càng yếu hơn. Xông hơi nhiều lần, súc họng nước muối nhiều lần làm tổn thương niêm mạc hô hấp, dễ gây bội nhiễm thêm các bệnh hô hấp khác.
Vì vậy, khi mắc COVID-19 có thể xông mũi họng ngày 1 lần, giúp cho hệ hô hấp thông thoáng, tinh thần thư giãn, mau lành bệnh. Hoặc xông phòng ở để phòng thông thoáng, dễ chịu. Nhưng nhắc lại: Biện pháp này không diệt virus, vì vậy không nên điên cuồng xông hơi, súc họng ngày nhiều lần để diệt virus. Không ích gì đâu, mà lại càng có hại. Không xông quá nóng hoặc xông quá lâu gây tổn thương niêm mạc hô hấp, gây hại nhiều hơn. Mỗi lần xông nên chỉ từ 10 – 15 phút là đủ.
– Công thức nồi lá xông gồm: Các cây lá tự nhiên có tinh dầu như vỏ bưởi, lá bưởi, lá tre, hương nhu, tía tô, sả, gừng tươi… Một số vùng linh hoạt dùng cả các lá khác có tinh dầu như cúc tần, bạch đàn, tràm…
– Không tắm nhiều lần trong ngày vì cũng chẳng làm khỏe hơn mà còn gây hại.
– Người suy nhược nặng, người huyết áp thấp, đang mắc các bệnh tim gan thận nặng không nên tắm mà dùng biện pháp tắm khô như: Lau người nhanh rồi thay quần áo.
Xông hơi có tác dụng gì? Những người dù mắc Covid-19 cũng không nên xông hơi
Những người có biểu hiện khó thở hoặc trẻ nhỏ thì không nên xông. Chỉ xông khi cơ thể khoẻ, xông 1 lần/ngày và sau khi xông phải uống đủ nước.
Xông có tác dụng không?
Chị Nguyễn Thị T. trú ở Tiên Lãng, Hải Phòng cho biết con trai chị đi học cấp 1 và khi nhà trường test sàng lọc thì phát hiện cháu là F0. Gia đình cũng không biết cháu lây từ đâu, y tế xã đã cho cháu về cách ly tại nhà. Vì cháu mới học lớp 1 nên không thể tự cách ly nên chị T. và con trai vào một phòng cách ly còn đại gia đình là F1 thì ở bên phòng ngoài.
Những ngày qua, cả nhà chị ngày nào cũng phải xông, thậm chí hai bé 4 t.uổi và 13 tháng t.uổi cũng được bố mẹ đưa vào xông với hi vọng giảm nguy cơ mắc Covid-19. Con trai chị T. nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng gì. Ban đầu chị T. còn không tin nhưng khi làm xét nghiệm lại thì chỉ 3,4 phút vạch T đã lên rất đậm nên bác sĩ tại trạm y tế xã nói lên đậm như vậy là dương tính chắc chắn.
BS Nguyễn Tiến Phúc – phòng khám EyeZone, Hải Phòng cho biết Hải Phòng đang là thành phố có tỷ lệ mắc Covid-19 cao trung bình hơn 1000 ca một ngày. Ngày 15/02/2022, Hải Phòng ghi nhận thêm 1.417 ca mắc. Hải Phòng có 21.364 học sinh nhiễm Covid-19, chưa ghi nhận ca chuyển biến xấu.
Trong những ngày qua BS Phúc liên tiếp nhận được rất nhiều câu hỏi từ các F0 về việc theo dõi Covid-19 tại nhà. Trong đó, có nhiều gia đình lựa chọn phương pháp xông hơi. Ngày nào họ cũng xông 3,4 lần thậm chí cả trẻ con, người già cũng chui vào chăn xông.
BS Phúc cho biết người dân cần hiểu hơn về việc xông hơi. Xông không làm giảm Covid-19 hay phòng Covid-19 nên việc cả nhà nấu nồi nước to đùng rồi cùng ngồi vào trong chăn chùm kín cho toát mồ hôi cũng chỉ giúp bạn cảm thấy thoải mái chứ không có tác dụng diệt virus.
Theo dõi trẻ như thế nào?
Với trẻ con khi mắc Covid-19, bác sĩ Phúc cho biết trẻ đa phần bị nhẹ. Trẻ nhiễm virus sẽ được chia làm 3 giai đoạn:
Gia đoạn ủ bệnh: Từ 2-14 ngày, trung bình từ 4-7 ngày. Ở giai đoạn này, virus sau khi tiến vào sẽ nhân lên cho đến khi đủ mạnh để bộc lộ ra triệu chứng. Giai đoạn này cơ thể không có triệu chứng gì đặc biệt.
Giai đoạn khởi phát: Xảy ra sau khi ủ bệnh với các triệu chứng, kéo dài khoảng 5-7 ngày như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho khan, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, mất vị giác, khứu giác. Một số trẻ có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, đau cơ.
Ở giai đoạn này, nếu người bệnh xông hơi quá lâu, quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể mất nước, rối loạn điện giải, gây tụt huyết áp, tim đ.ập nhanh. Nếu bạn là F0 đã bị sốt gây mất nước và tiếp tục thêm xông thì sẽ càng khiến cơ thể mất nước nhiều hơn. Đặc biệt, những người có biểu hiện khó thở hoặc trẻ nhỏ thì càng không nên xông. Chỉ xông khi cơ thể khoẻ, xông 1 lần/ngày và sau khi xông phải uống đủ nước.
Các triệu chứng ít gặp hơn đó là tổn thương da (hồng ban các đầu ngón chi, nổi ban da…); rối loạn nhịp tim; tổn thương thận cấp; viêm thanh mạc (tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng tim); gan to, viêm gan; bệnh não (co giật, hôn mê hoặc viêm não).
Các triệu chứng nặng thường diễn biến từ ngày thứ 5 của giai đoạn này trở ra. Nếu không có tiến triển nặng thì sẽ bước vào giai đoạn lui bệnh từ ngày thứ 7 hoặc ngày thứ 10.
Giai đoạn lui bệnh: Từ ngày thứ 7 trở ra nếu ko có biến chứng nặng trẻ sẽ dần hồi phục sau 1-2 tuần.
Khi trẻ mắc Covid-19 có triệu chứng, gia đình chỉ nên điều trị các triệu chứng ví dụ như sốt, ho, tiêu chảy… Cha mẹ luôn phải đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ. Người chăm sóc trẻ cần chú ý vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng cho trẻ. Nếu là trẻ lớn, có thể hướng dẫn trẻ tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày.
Theo dõi trẻ: Đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ sốt. Đo SpO2 (nếu có) tối thiểu 2 lần/ngày hoặc khi cảm thấy trẻ mệt, thở nhanh/khó thở. Khai báo y tế hàng ngày (qua điện thoại hoặc phần mềm quy định). Báo với nhân viên y tế khi có triệu chứng bất thường như sốt trên 38 độ C kéo dài quá 5 ngày.
Triệu chứng tức ngực, khó thở ở trẻ: trẻ lớn sẽ kêu với cha mẹ, trẻ nhỏ hơn thì sẽ quấy khóc hoặc có các biểu hiện khác thường như bỏ bú, chậm tiếp xúc, mắt kém linh hoạt.
Khi trẻ có cảm giác khó thở hoặc người lớn quan sát và nhận thấy trẻ bị khó thở hoặc trẻ bị tiêu chảy kéo dài, cha mẹ nên đo SpO2 cho con. Nếu trẻ mệt, không chịu chơi, bỏ ăn, bú kém thì cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ để có hướng điều trị rõ ràng.
Ngoài theo dõi trẻ, cha mẹ không nên cho trẻ uống thêm các thuốc gì ngoài hướng dẫn cũng như không nên lôi trẻ ra xông một ngày mấy lần như nhiều gia đình đang làm.
Theo Bộ Y tế, tính đến từ đầu mùa dịch Covid-19 đến nay, tỷ lệ mắc Covid-19 của t.rẻ e.m dưới 18 t.uổi ở nước ta là 19,2%, trong đó có 4,8% trẻ từ 13-17 t.uổi; 8% trẻ 6-12 t.uổi; 2,8% trẻ từ 3-5 t.uổi và 3,6% trẻ từ 0-2 t.uổi.