Người dân mua thuốc điều trị COVID-19 phải có đơn chỉ định của bác sĩ, giấy chứng nhận là F0 điều trị tại nhà của Trung tâm y tế địa phương.
Đơn thuốc được chụp lại và cập nhật lên hệ thống theo đúng quy định.
Ngày 24/2, nhiều người dân trên địa bàn TP Vinh (Nghệ An) đến các quầy thuốc hỏi mua thuốc trị COVID-19 chứa hoạt chất Monulpiravir.
Nhiều cửa hàng thuốc ở TP Vinh chưa bán thuốc thuốc trị COVID-19 chứa hoạt chất Monulpiravir.
Một chủ cửa hàng bán thuốc trên đường Trần Phú (TP Vinh) cho biết, từ sáng sớm nhiều người dân đến hỏi mua Monulpiravir để điều trị COVID-19, tuy nhiên cửa hàng chưa có loại thuốc này. Không chỉ đến hỏi trực tiếp mà nhiều người thân, bạn bè cũng gọi điện hỏi để hỏi rõ thuốc điều trị COVID-19 chứa hoạt chất Monulpiravir.
Chủ của hàng cho biết thêm: “Người dân được mua thuốc này phải tuân thủ một số quy định của ngành y tế như phải có chỉ định của bác sĩ và giấy xác nhận F0… chứ không phải người dân nào mua cũng được”.
Ghi nhận của PV Báo Sức khỏe & Đời sống thì chuỗi cửa hàng của Nhà thuốc Long Châu trên địa bàn TP Vinh đã bán thuốc trị COVID-19 chứa hoạt chất Monulpiravir.
Nhà thuốc có thông báo cụ thể về quy định mua thuốc thuốc trị COVID-19 chứa hoạt chất Monulpiravir.
Một dược sĩ bán thuốc tại nhà thuốc Long Châu (ở phường Hồng Sơn) cho biết: “Chúng tôi bán thuốc này rất cẩn trọng và in rõ quy định bán thuốc trước quầy. Cụ thể, người dân mua thuốc này phải có đơn chỉ định của bác sĩ, giấy chứng nhận là F0 điều trị tại nhà của Trung tâm y tế địa phương. Đơn thuốc được chụp lại và cập nhật lên hệ thống theo đúng quy định. Ngoài ra, nhà thuốc này cũng in phiếu xác nhận để người mua ký cam kết”.
Nhà thuốc in phiếu xác nhận để người mua ký cam kết.
Ông Luyện Văn Trịnh – Trưởng phòng Nghiệp vụ y, Sở Y tế Nghệ An khuyến cáo, thuốc kháng virus chỉ được sử dụng khi bác sĩ khám đ.ánh giá và chỉ định cụ thể với mỗi người bệnh mắc COVID-19 cụ thể. Thuốc chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang có kế hoạch có thai, phụ nữ đang cho con bú, người dưới 18 t.uổi, người suy gan, suy thận nặng.
Ngoài ra, bệnh nhân dùng thuốc chú ý ít nhất hai ngày đầu do có thể gây rối loạn tâm thần. Người t.iền sử gout càng cần chú ý theo dõi sức khỏe khi dùng thuốc vì có thể tăng acid uric và làm nặng thêm bệnh….
Mỗi thuốc kháng virus chỉ có chỉ định trên một số đối tượng bệnh nhân COVID-19 nhất định. Do đó, việc dùng các thuốc kháng virus này cần đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, các thuốc trị COVID-19 này cũng có khá nhiều chống chỉ định, đòi hỏi phải tuân thủ chặt chẽ; đồng thời trong quá trình sử dụng cũng cần giám sát cẩn thận các tác dụng phụ để tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc.
Chính vì vậy, chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý tìm mua và dùng thuốc trị COVID-19. Điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng, không mang lại lợi ích gì hơn so với không dùng thuốc, mà lại tiềm tàng nhiều nguy cơ tác dụng bất lợi với sức khỏe người dùng, thậm chí có thể làm trầm trọng tình trạng COVID-19 ở người bệnh.
Theo bản tin COVID-19 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An, sáng ngày 24/2, địa bàn ghi nhận 1.259 ca dương tính mới với SARS-CoV-2, trong đó có 411 ca cộng đồng. Số địa phương có số bệnh nhân cao nhất trong 12h qua: Quỳnh Lưu, Diễn Châu, TP Vinh , Hưng Nguyên, Nghi Lộc.
Lũy kế từ đầu mùa dịch đến nay trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 58.323 ca mắc COVID-19.
Số ca t.ử v.ong trong 12h qua: 1 BN. Lũy kế số BN điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 31.367 BN.. Số BN hiện đang điều trị: 26.868 BN.
Bệnh viện thiếu dây truyền m.áu, người nhà bệnh nhân “đỏ mắt” lùng mua
Nhiều ông bố, bà mẹ như “ngồi trên đống lửa” khi đưa con bị bệnh tan m.áu bẩm sinh vào bệnh viện để truyền m.áu nhưng bệnh viện hết dây truyền, đổ xô đi mua ở ngoài cũng không có.
Đưa con trai 6 t.uổi vào Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên suốt 3 ngày nay để truyền m.áu chữa trị căn bệnh tan m.áu bẩm sinh, anh Vi Văn Tường (ngụ xã Nam Dong, huyện Cư Jút, Đắk Nông) nóng ruột khi phải liên tục chờ đợi vì bệnh viện hết dây truyền m.áu.
Một bệnh nhi nằm nhiều ngày liền ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vẫn chưa được truyền m.áu vì bệnh viện hết dây truyền (Ảnh: Uy Nguyễn).
Anh Tường cho biết, anh đã tranh thủ gửi con trong bệnh viện rồi bắt xe đi khắp các nhà thuốc lớn trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) để tìm mua dây truyền nhưng đều nhận được cái lắc đầu vì hết hàng từ nhân viên nhân viên nhà thuốc.
“Mỗi tháng tôi đều đưa con vào viện truyền m.áu một lần nhưng đợt này tôi rất sốt ruột khi m.áu cháu đã được người khác cho đủ nhưng chỉ thiếu mỗi dây truyền. Tìm kiếm cả mấy hôm nay không có dây truyền, tôi lo lắng cho sức khỏe của cháu lắm, sợ không đúng lịch trình chữa trị lại không tốt cho sức khỏe của cháu”, anh Tường băn khoăn.
Cũng theo anh Tường, không chỉ anh mà rất nhiều người nhà có con cháu đang nằm điều trị bệnh tan m.áu bẩm sinh ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đang nháo nhào tìm kiếm dây truyền m.áu. Với anh Tường, dây truyền m.áu hiện tại đang “quý như vàng” và anh khao khát có dây truyền sớm để điều trị bệnh cho con.
Dây truyền m.áu hiện được ví “quý như vàng” đối với các bệnh nhi tan m.áu bẩm sinh đang điều trị ở Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên (Ảnh: Uy Nguyễn).
Một người phụ nữ khác đang điều trị bệnh tan m.áu bẩm sinh cho con 2 t.uổi cho biết, sau nhiều ngày chờ đợi chị vừa mới mua được dây truyền m.áu từ một nhà thuốc vào trưa nay. “Nghe họ điện thoại báo có dây truyền m.áu, tôi tức tốc bắt xe ôm đi mua ngay kẻo lỡ mất cơ hội. Ở trong phòng của con tôi có nhiều cháu nằm cả tuần lễ mà vẫn chưa có dây để truyền m.áu phải nằm vật vạ rất tội nghiệp”, người này chia sẻ.
Khi PV liên hệ với một số nhà thuốc lớn trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột hầu hết đều nhận được câu trả lời không có bán mặt hàng này hoặc đã hết hàng và hàng chưa nhập về. Đồng thời cho rằng, chưa bao giờ thấy lượng người tới hỏi mua dây truyền m.áu nhiều như mấy ngày nay.
Anh Hoàng Công Minh – Chủ tịch Câu lạc bộ hiến m.áu khu vực Tây Nguyên – chia sẻ khi nhận được điện thoại từ người nhà các bệnh nhân xin m.áu để truyền thì các thành viên trong nhóm tích cực đến Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để cho m.áu, hỗ trợ quá trị chữa trị cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, nhiều ngày nay anh liên tục nhận được điện thoại “cầu cứu” từ nhiều người nhà bệnh nhân than phiền về việc phải đi mua kim, chỉ, bao tay… và nhất là thiếu dây truyền m.áu trầm trọng nên không thể điều trị mà phải chờ đợi.
Người nhà bệnh nhân “đỏ mắt” tìm dây truyền m.áu tại các nhà thuốc nhưng cực kỳ khan hiếm (Ảnh: Uy Nguyễn).
“Tôi cũng liên hệ nhiều nơi nhưng chỉ mua được một số lượng dây truyền m.áu rất ít và phải tới ngày mai mới về kịp, trong khi đó số lượng bệnh nhân cần thì rất nhiều. Hiện Câu lạc bộ luôn sẵn sàng cho m.áu các bệnh nhân và rất mong vật tư y tế cũng được đáp ứng kịp thời để bệnh nhân không phải vất vả tìm mua khắp nơi”, anh Minh nói thêm.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Đại Phong – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên – thừa nhận có tình trạng thiếu dây truyền m.áu mấy ngày hôm nay và người nhà các bệnh nhân phải tự đi mua.
Nguyên nhân của việc thiếu dây truyền m.áu cũng như một số vật tư y tế tại bệnh viện theo ông Phong đó là do vướng nhiều khó khăn, phức tạp trong việc đấu thầu. Bên cạnh đó, nhiều mặt hàng đã tăng giá không theo giá cũ được nên nhiều công ty cũng không bán hàng.
“Đến chiều nay 25/1, bệnh viện mới bổ sung được số lượng ít dây truyền m.áu nhờ mua từ nhà thuốc bên ngoài vào để giải quyết tạm thời. Hiện tại nếu còn thiếu dây truyền thì người nhà phải tự mua. Bệnh nhân nào không đồng ý thì chúng tôi buộc phải chuyển tuyến chứ không còn cách nào khác”, ông Phong nói thêm.
Giám đốc Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên – cho biết, ông đã trực tiếp báo cáo tình trạng thiếu vật tư y tế cho lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở Y tế để tìm phương án khắc phục.