Qua vụ dịch COVID-19 cho thấy đội ngũ điều dưỡng ở cộng đồng phát huy hiệu quả. Các điều dưỡng tại tuyến xã, phường làm việc ngày đêm, không có ngày nghỉ, thực hiện công tác truy về, tiêm chủng, kiểm soát nhiễm khuẩn.
Hiện cả nước có trên 180.000 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, với tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh/vạn dân đạt 16,5. Để đạt 25 điều dưỡng/ vạn dân vào năm 2025 phải cần thêm trên 100.000 điều dưỡng.
Đây là thông tin được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả khảo s.át n.hân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y năm 2021 và góp ý sửa đổi Thông tư số 26/2015/TTLT-BYT-BNV về mã số tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y do Hội Điều dưỡng Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức ngày 31/12 tại Hà Nội.
ThS Phạm Đức Mục- Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam cho biết: Hiện cả nước có trên 180.000 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, với tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh/vạn dân đạt 16,5.
Gần 90% đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y tập trung ở khu vực công lập
Tại Hội nghị, ThS Phạm Đức Mục- Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam đã chia sẻ khảo sát với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đến hầu hết tất cả các bệnh viện TW, bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố, Trạm y tế xã, phường về nhân lực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y.
Trong số trên 180.000 điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y của cả nước có , trong đó điều dưỡng chiếm tỉ lệ 73%, hộ sinh chiếm trên 13%, còn lại trên 13% là kỹ thuật y. Tỷ lệ điều dưỡng/vạn dân là gần 14. Tỷ lệ hộ sinh/vạn dân là 2,6.
Điều dưỡng tập trung ở các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện; hộ sinh chủ yếu ở tuyến huyện và xã; Kỹ thuật y tập trung ở tuyến tỉnh và huyện. Gần 90% đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y tập trung ở khu vực công lập; Hiện tỷ số điều dưỡng và hộ sinh trên/ bác sỹ trên toàn quốc là 1,95/1.
Khảo sát cũng cho biết, hiện trình độ sơ cấp trong điều dưỡng chỉ còn dưới 700 người, còn lại đa số điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y có trình độ từ cao đẳng trở lên; Tỷ lệ tiến sỹ, Thạc sỹ, chuyên khoa 1 chỉ chiếm 1,2% và chủ yếu ở tuyến trung ương.
Thực tế từ khảo sát cũng chỉ ra, viên chức điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y hạng IV là chủ yếu, chiếm 77%, viên chức hạng III mới đạt 23%; viên chức hạng II chiếm quá ít với 0,11% và chỉ có ở tuyến trung ương, tuyến tỉnh còn tuyến cuộn huyện chưa có.
Cần bổ sung chức danh điều dưỡng cộng đồng
Qua khảo sát, Hội Điều dưỡng cũng đề nghị đội ngũ điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y sau đại học các chuyên ngành được thi nâng hạng II và tổ chức thi nâng hạng II đúng thời gian, Bổ sung ngạch viện chức hạng I đối với điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y; Các bệnh viện được chủ động tuyển thêm điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh.
Đám cưới đặc biệt của nữ điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai nơi tâm dịch
Điều dưỡng cõng bệnh nhân COVID-19, ôm bình oxy 20kg leo 3 tầng, kịp thời cứu sống người bệnh
Nữ điều dưỡng F0 xin ở lại “vùng đỏ” chăm sóc bệnh nhân
Bên cạnh đó, Hội điều dưỡng cũng cần mở mã ngành đào tạo điều dưỡng chuyên khoa 2, có thêm các cơ sở đào tạo thạc sỹ/CK I cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Đăc biệt Bộ Y tế phải xây dựng hướng dẫn phạm vi hoạt động cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y cho phù hợp với trình độ đào tạo (ví như hiện nay là việc phân định chuyên môn chưa rõ giữa điều dưỡng cao đẳng với điều dưỡng Đại học).
Nhân lực điều dưỡng/hộ sinh cần xác định theo người bệnh của từng chuyên khoa và phân cấp chăm sóc như các nước trên thế giới áp dụng, không nên dựa vào số bác sỹ để xác định nhân lực điều dưỡng/ hộ sinh. Ngoài ra, cần tiếp tục khẳng định vai trò của điều dưỡng trưởng Sở Y tế, Điều dưỡng trưởng khối bệnh viện,….Số lượng điều dưỡng, hộ sinh phải được bổ sung thêm để đạt 25 điều dưỡng/vạn dân theo Nghị quyết số 20/TW-NQ.
TS Nguyễn Việt Hùng- Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Y tế cho biết, trong thời gian qua đội ngũ điều dưỡng đã không ngừng phát huy vai trò và vị trí của mình trong hệ thống y tế. Việc sửa đổi chức danh nghề nghiệp điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y tại Thông tư 26/2015/TTLT-BYT- BNV cho phù hợp với thực tế hiện nay là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Hiện Vụ Tổ chức cán bộ đang tổ chức điều tra, khảo sát đ.ánh giá thực trạng đào tạo của viên chức và số lượng viên chức hiện có để để xuất xây dựng thông tư cho phù hợp với những quy định của pháp luật về quản lý viên chức hiện hành.
Qua vụ dịch COVID-19 cho thấy đội ngũ điều dưỡng ở cộng đồng phát huy hiệu quả. Các điều dưỡng tại tuyến xã, phường làm việc ngày đêm, không có ngày nghỉ, thực hiện công tác truy về, tiêm chủng, kiểm soát nhiễm khuẩn…Ảnh minh hoạ
TS Nguyễn Đình Hưng- Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho rằng, cần bổ sung chức danh điều dưỡng cộng đồng. Qua vụ dịch COVID-19 cho thấy đội ngũ điều dưỡng ở cộng đồng phát huy hiệu quả. Các điều dưỡng tại tuyến xã, phường làm việc ngày đêm, không có ngày nghỉ, thực hiện công tác truy về, tiêm chủng, kiểm soát nhiễm khuẩn… Tại Nhật Bản số lượng điều dưỡng cộng đồng chiếm 50% nhân lực điều dưỡng.
TS Hưng cũng đề nghị đội ngũ điều dưỡng cần phải nâng cao vị thế, tự hào nghề nghiệp điều dưỡng hơn nữa.
ThS Phạm Đức Mục cho biết, việc sửa đổi Thông tư 26/2015/TTLT-BYT- BNV rất quan trọng và có ý nghĩa vì đội ngũ này chiếm gần 2/3 nhân lực y tế, cung cấp các dịch vụ y tế nhiều nhất và là người gần gũi bệnh nhân nhiều nhất.
Việc phối hợp với Bộ Y tế trong góp ý, xây dựng Thông tư 26 là nhiệm vụ qua trọng hàng đầu của Hội với mong muốn Thông tư mới ra đời sẽ đáp ứng thực tiễn và khẳng định vị trí, vai trò của đội ngũ điều dưỡng trong hệ thống y tế và trong nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tái tạo bàng quang từ ruột non trị ung thư
Nam bệnh nhân 37 t.uổi đã mổ khối u bàng quang 5 năm trước, nay ung thư tái phát buộc phải cắt toàn bộ bàng quang ngăn di căn.
Ba tháng gần đây, anh thường xuyên đau tức bụng dưới, tiểu m.áu nhiều lần. Cơ sở y tế gần nhà chẩn đoán anh bị ung thư bàng quang tái phát, cần đến bệnh viện chuyên khoa để điều trị. Do dịch Covid-19 tại TP HCM bùng phát, việc điều trị bị gián đoạn, sức khỏe bệnh nhân ngày càng suy yếu.
Ngày 5/10, bác sĩ Nguyễn Vĩnh Bình, Trưởng khoa Ngoại tiết niệu, Bệnh viện Xuyên Á, cho biết tình trạng lúc nhập viện của bệnh nhân rất nguy kịch, biến chứng suy thận cấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thiếu m.áu nặng do mất m.áu kéo dài.
Các bác sĩ điều trị những biến chứng, soi bàng quang, chụp cắt lát vi tính (MSCT) hệ niệu 160 lát cắt để đ.ánh giá giai đoạn của bệnh. Hướng điều trị tối ưu đưa ra cho bệnh nhân là phẫu thuật cắt bàng quang tận gốc nhằm ngăn chặn nguy cơ ung thư di căn; đồng thời tạo một bàng quang nhân tạo làm nơi chứa nước tiểu để đảm bảo hoạt động cơ thể bình thường sau này.
Sau một tuần điều trị biến chứng nhiễm khuẩn, lọc m.áu hai lần và truyền bù m.áu, bệnh nhân đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật. Các bác sĩ đã phẫu thuật nội soi cắt bỏ bàng quang, tuyến t.iền liệt, túi tinh, hai ống dẫn tinh, nạo vét toàn bộ hạch để loại bỏ hoàn toàn khối u. Cuối cùng, các bác sĩ lấy một đoạn ruột non khoảng 60 cm của bệnh nhân tạo hình thành túi chứa nước tiểu. Bàng quang tái tạo này được nối với niệu đạo, bệnh nhân vẫn có thể đi tiểu theo đường tự nhiên.
Theo bác sĩ Minh, trong suốt 8 giờ phẫu thuật, ê kíp gặp không ít bất lợi như bàng quang quá to gây khó khăn cho ca mổ nội soi. Trong khi đó, mạc treo ruột (phần gắn ruột vào thành bụng) ngắn khiến việc tạo hình khó khăn; các mạch m.áu lớn vùng chậu teo nhỏ do di chứng bại liệt của bệnh nhân khi còn nhỏ, nếu bất cẩn có thể cắt đứt nguồn mạch m.áu nuôi hai chi dưới.
Hiện, sau hai tuần hậu phẫu, bệnh nhân không còn mệt mỏi, tiểu m.áu hay phải chịu đựng những cơn đau rát, buốt h.ành h.ạ khi đi tiểu. Bệnh nhân ăn uống ngon miệng hơn, cơ thể hồi phục và dần thích nghi với bàng quang mới.
Bệnh nhân (ngồi) chụp ảnh cùng các bác sĩ điều trị trước khi xuất viện. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á
Đây là ca điển hình được tái tạo bàng quang từ ruột non, sau khi phải cắt bàng quang để điều trị ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á. Trước đây, với các ca tương tự, khi chưa có kỹ thuật tạo hình bàng quang thay thế bằng ruột, bác sĩ phải mở hai niệu quản ra da. Như vậy, bệnh nhân phải mang bên người hai túi dẫn lưu niệu quản chứa chất thải, ảnh hưởng sinh hoạt và có nguy cơ n.hiễm t.rùng.
Ung thư bàng quang là bệnh phổ biến thứ 7 trong các bệnh ung thư của nam giới và thứ 10 ở cả hai giới. Tại Việt Nam, theo thống kê của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) năm 2020, ung thư bàng quang đứng thứ 20 về số lượng bệnh nhân được phát hiện trong tất cả loại ung thư, bác sĩ Minh thông tin.
Triệu chứng thường gặp của ung thư bàng quang là đi tiểu ra m.áu. Người tiểu m.áu nên đi khám ngay, nhằm chẩn đoán sớm ung thư bàng quang và điều trị kịp thời.