Sở Y tế Hà Nội ngày 3/3 yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc chỉ bán thuốc có hoạt chất Molnupiravir cho người mắc COVID-19 có đơn thuốc đúng quy định, tư vấn nguy cơ – lợi ích cho bệnh nhân khi bán thuốc.
Sáng 3/3, Sở Y tế Hà Nội cho biết đơn vị này vừa có văn bản chỉ đạo về việc kê đơn, bán thuốc Molnupiravir. Theo Sở Y tế, việc này nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người dân, tránh mua phải hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh việc lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ, tăng giá gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội.
Theo đó, các cơ sở kinh doanh thuốc phải tuân thủ quy định về “Thực hành tốt bảo quản thuốc” GSP, “Thực hành tốt phân phối thuốc” GDP, “Thực hành tốt bán lẻ thuốc” GPP, thực hiện nghiêm việc bán thuốc theo đơn.
Sở Y tế Hà N.ội yêu cầu.
Chỉ bán thuốc có hoạt chất Molnupiravir cho người mắc COVID-19 có đơn thuốc đúng quy định, tư vấn nguy cơ – lợi ích cho bệnh nhân khi bán thuốc và cập nhật ngay dữ liệu xuất nhập vào hệ thống dược Quốc gia.
Cơ quan này cũng yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc tuyệt đối không được lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, tích trữ và đẩy giá thuốc tăng cao.
Sở Y tế giao nhiệm vụ cho Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm Hà Nội tăng cường lấy mẫu để giám sát chất lượng thuốc. Đồng thời, cơ quan này đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Y tế và các đơn vị liên quan như Quản lý thị trường… kiểm tra, giám sát việc bình ổn giá thuốc và kinh doanh thuốc có chứa hoạt chất Molnupiravir tại các nhà thuốc trên địa bàn quản lý.
Ngày 17/2, Cục Quản lý Dược đã cấp phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị COVID-19 cho 3 loại thuốc sản xuất trong nước chứa hoạt chất Molnupiravir.
Trước đó, ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên ký công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường các biện pháp quản lý đối với việc mua, bán, sử dụng thuốc điều trị COVID-19.
Công văn được ban hành trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, nhu cầu sử dụng thuốc điều trị tăng cao. Mới đây, Bộ Y tế đã cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cho 3 thuốc kháng virus có dược chất Molnupiravir điều trị COVID-19.
Bộ Y tế đề nghị các tỉnh/thành chỉ đạo các cơ quan chức năng, quản lý thị trường tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và ngăn chặn các hoạt động mua, bán thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thuốc giả, thuốc nhập lậu; mua bán thuốc không đúng quy định về bán thuốc.
” Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc niêm yết giá bán và bán thuốc đúng giá niêm yết; kiểm tra hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm thuốc trên thị trường để đầu cơ, găm hàng, lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán thuốc điều trị COVID-19 bất hợp lý” – Bộ Y tế đề nghị các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
“Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự thì kịp thời lập hồ sơ chuyển sang cơ quan Công an để xử lý theo quy định” – công văn nêu rõ.
Ngày 17/2, Cục Quản lý Dược đã cấp phép lưu hành có điều kiện cho thuốc điều trị COVID-19 cho 3 loại thuốc sản xuất trong nước chứa hoạt chất Molnupiravir gồm: thuốc Molravir 400 của Công ty CP Dược phẩm Boston Việt Nam; thuốc Movinavir (Molnupiravir 200 mg) của Công ty Cổ phần hóa – dược phẩm Mekophar và thuốc Molnupiravir Stella 400mg (Molnupiravir 400 mg) của Công ty TNHH liên doanh Stellapharm chi nhánh 1.
Ngày 23/2, Cục Quản lý Dược đã chính thức công bố giá bán thuốc điều trị COVID-19 đối với 3 loại thuốc trên. Giá thuốc bán lẻ trên thị trường từ 8.675 đồng đến 12.500 đồng/viên.
TP.HCM vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir phát miễn phí, người dân không tự ý mua về dùng
TP.HCM hiện còn 36.000 liều Molnupiravir phát miễn phí tại các cơ sở y tế, dành cho các đối tượng đủ điều kiện sử dụng, ưu tiên cho những người có nguy cơ.
Khi đ.ánh giá F0 nằm trong nhóm cần sử dụng thuốc kháng virus, bác sĩ sẽ kê đơn, phát thuốc miễn phí, người dân không nên tự động uống hoặc mua.
Theo Sở Y tế TP.HCM, trước đó, Bộ Y tế chỉ có hướng dẫn kê đơn thuốc để phát miễn phí cho người dân trong chương trình thử nghiệm lâm sàng, vẫn chưa có hướng dẫn kê đơn thuốc này để người dân có thể tự mua về sử dụng.
Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản đề xuất lên Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng, kê toa và kinh doanh mặt hàng thuốc Molnupiravir trên địa bàn, đây là bước cuối cùng, là cơ sở pháp lý để Thành phố mạnh dạn cho các nhà thuốc tham gia.
Tại cuộc họp báo về tình hình phòng chống dịch chiều 28/2, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM cho biết, hiện Thành phố vẫn còn 36.000 liều Molnupiravir phát miễn phí tại các cơ sở y tế, dành cho các đối tượng đủ điều kiện sử dụng, ưu tiên cho những người có nguy cơ.
Thuốc kháng virus Molnupiravir được bán tại nhiều hiệu thuốc khu vực TP.HCM.
“Molnupiravir là thuốc phải kê toa và người kê toa là những bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, hoặc những người được quy định theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp đặc biệt giống như bệnh nhóm A (gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ t.ử v.ong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. COVID-19 thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm A – PV), trong văn bản cao nhất cũng đã cho phép các bác sĩ ở trạm y tế mặc dù chưa có chứng chỉ hành nghề vẫn có thể kê toa được”, bà Huỳnh Mai cho hay.
Theo Phó trưởng Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch và Phục hồi kinh tế TP.HCM Phạm Đức Hải, người dân test nhanh dương tính nên khai báo với trạm y tế địa phương, được nhân viên y tế theo dõi, quản lý, chăm sóc. Khi đ.ánh giá F0 nằm trong nhóm cần sử dụng thuốc kháng virus, bác sĩ sẽ kê đơn, phát thuốc miễn phí, người dân không nên tự động uống hoặc mua.
Mới đây, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 437 về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm của Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 trước đó.
Theo đó, người nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng không được dùng Molnupiravir, chỉ trường hợp mắc COVID-19 mức độ nhẹ và trung bình mới cần sử dụng.
Cụ thể, các triệu chứng nhẹ như SpO2 lớn hơn 96%, nhịp thở thấp hơn 20 lần/phút; Triệu chứng nặng là SpO2 từ 94-96%, nhịp thở 20-25 lần/phút, tổn thương trên X-quang nhỏ hơn 50% hoặc người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ có bệnh lý nền, coi như mức độ trung bình.
Các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng hoặc ở mức độ nhẹ được xét ở cả người điều trị tại nhà hoặc cơ sở y tế tùy tình hình dịch. Bộ Y tế cũng bổ sung hướng dẫn về chỉ định, chống chỉ định, liều dùng, lưu ý đối với 2 loại thuốc kháng virus trong điều trị COVID-19 đang được Việt Nam sử dụng hiện nay là Remdesivir và Molnupiravir.
Tính đến 18 giờ ngày 27/02/2022, TP.HCM có 533.278 trường hợp mắc bệnh được Bộ Y tế công bố, bao gồm 532.344 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 934 trường hợp nhập cảnh.
Hiện TP.HCM đang điều trị 3.557 bệnh nhân, trong đó: có 306 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi, 47 bệnh nhân nặng đang thở máy, 7 bệnh nhân can thiệp ECMO. Trong ngày 27/2 có 477 bệnh nhân nhập viện, 215 bệnh nhân xuất viện (tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 319.545), 02 trường hợp t.ử v.ong trong ngày (tổng số t.ử v.ong cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 20.430).
Về tiêm vaccine phòng COVID-19, đến ngày 27/02/2022, đã có 8.115.495 mũi 1, 7.335.221 mũi 2, 671.923 mũi bổ sung và 4.052.291 mũi nhắc lại được tiêm cho người dân TP.HCM.