Hà Nội: Có thói quen gãi vùng kín khi rảnh rỗi, nam thanh niên “nở hoa” quanh h.ậu m.ôn

Nam thanh niên 22 t.uổi ở Hà Nội nhập viện với chẩn đoán u sùi quanh h.ậu m.ôn do có thói quen gãi vùng kín khi rảnh rỗi.

ha noi co thoi quen gai vung kin khi ranh roi nam thanh nien no hoa quanh hau mon 2f5 6316210

Ngày 8/2, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận bệnh nhân N.T.A., 22 t.uổi, ở Hà Nội nhập viện với chẩn đoán u sùi quanh h.ậu m.ôn.

Qua khai thác, bệnh nhân đã có bạn gái, không có quan hệ ngoài luồng hay quan hệ đường h.ậu m.ôn, tuy nhiên có thói quen gãi vùng kín khi rảnh rỗi. Bệnh nhân được phẫu thuật kịp thời bằng phương pháp đốt u sùi, sau một ngày, đã ổn định sức khỏe và được xuất viện.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang, Giám đốc Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, sùi mào gà do HPV gây ra, hiện có hơn 100 chủng trong đó có hơn 40 chủng lây qua đường t.ình d.ục, ngoài ra có thể lây truyền qua tay nắm cửa, dùng chung đồ lót, đồ cá nhân, qua vết gãi, vết xước…

Việc sát khuẩn tay đối với người bệnh là rất quan trọng bởi đàn ông có thói quen dùng tay cầm cậu nhỏ khi đi tiểu. Bởi lí do này mà tay nắm cửa các phòng vệ sinh công cộng nên được vệ sinh thường xuyên, mở tự động hoặc mở bằng chân.

Bác sĩ Nguyễn Duy Khánh, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, mỗi ngày trung tâm khám hàng trăm bệnh nhân, trong đó khoảng 10-12% là các bệnh lý liên quan đến HPV- Sùi mào gà ở nhiều vị trí: S.inh d.ục, miệng, hầu họng, h.ậu m.ôn….

Bệnh sùi mào gà không chỉ gây khó chịu cho bệnh nhân mà còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, sẽ hạn chế được nhiều biến chứng và nguy cơ tái phát.

Hà Nội hôm nay tia cực tím cao, tác hại khủng khiếp tới sức khỏe

Theo trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia tại Hà Nội chỉ số tia cực tím ở ngưỡng 9, đây là ngưỡng cao, cần hạn chế ra ngoài nắng.

Với chỉ số tia cực tím (UV) cao, theo ThS BS Nguyễn Quang Minh – Phó Trưởng Khoa Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Tế bào gốc – BV Da liễu Trung ương, khi tia cực tím được cảnh báo ở mức 9-10 với nguồn UV từ ánh nắng mặt trời, thì nguy cơ chúng ta sẽ tiếp xúc với những mức độ mạnh nhất và cao nhất.

Tác hại của tia UV không chỉ dừng lại ở trên da. Ngoài các bệnh lý trực tiếp và gián tiếp tại da niêm mạc, các nghiên cứu kéo dài trên nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng, tia UV còn gây lão hóa sớm, gây suy giảm miễn dịch và giảm tác dụng của vắc xin.

Bác sĩ Minh cho biết những tác hại khủng khiếp của tia cực tím.

Tác hại của tia UV trên da: cháy nắng, sạm da, lão hóa da. Biểu hiện cấp tính rõ nhất từ tác hại của tia UV là các vết ban đỏ trên da, gọi là cháy nắng. Thêm vào đó, hầu hết mọi người sẽ bị sạm da do tia UV kích thích sản xuất melanin, điều này thường xảy ra một vài ngày sau khi tiếp xúc với tia UV. Xa hơn nữa, việc thay đổi thích ứng của cơ thể có thể khiến lớp da bên ngoài dày hơn, nhằm chống lại sự xâm nhập của tia UV qua da. Cả hai thay đổi trên đây đều là dấu hiệu cho thấy da bị hư hại do tia UV.

ha noi hom nay tia cuc tim cao tac hai khung khiep toi suc khoe ac7 5796967

Ảnh minh họa.

Mức độ nhạy cảm của tổn thương da phụ thuộc vào loại da, những người có da mỏng hơn, sáng hơn dễ bị cháy nắng và nổi ban đỏ hơn so với người có da tối màu. Tương tự vậy, khả năng thích ứng với tia UV cũng phụ thuộc vào từng loại da.

Tiếp xúc thường xuyên với bức xạ tia UV có thể làm thoái hóa trong tế bào, mô sợi, và mạch m.áu của da. Các thay đổi này bao gồm nám, sạm, tàn nhang, các vùng da nâu lan tỏa trên da. Tia UV kích thích quá trình lão hóa da, và làm mất tính đàn hồi trên da, khiến da bị nhăn nheo, khô và thô ráp.

Ngoài ra, tia UV gây kích hoạt ác bệnh lý nặng về da tự miễn như Lupus ban đỏ, Viêm da ánh nắng, Ban sẩn ánh nắng…có thể gây ảnh hưởng tính mạng..

Tác hại của tia UV gây Ung thư da

Tia UV có thể gây Ung thư da không có tế bào hắc tố. Dạng ung thư này bao gồm hai loại là: Ung thư biểu mô tế bào đáy, Ung thư biểu mô tế bào vảy. Loại ung thư này hiếm khi gây c.hết người, tuy nhiên việc điều trị phẫu thuật khá đau đớn và gây biến dạng khu vực phẫu thuật.

ha noi hom nay tia cuc tim cao tac hai khung khiep toi suc khoe cd2 5796967

Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh

Các xu hướng tạm thời mắc ung thư da không có tế bào hắc tố rất khó xác định. Lý do là bởi chưa có yêu cầu đăng ký đáng tin cậy về loại ung thư này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể ở Australia, Canada và Hoa Kỳ chỉ ra từ giữa 1960 và 1980 tỷ lệ mắc ung thư da này tăng gấp 2 lần.

Nguy cơ mắc ung thư da không tế bào hắc tố do tia UV có một số đặc điểm sau:

Mức độ thường xuyên tiếp xúc với tia UV: Ung thư da không tế bào hắc tố xảy ra phổ biến nhất ở các vùng cơ thể tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời như tai, mặt, cổ, cẳng tay.

Độ cao nơi sinh sống.

Tần số tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời: Những người làm việc trực tiếp không bảo vệ, như công nhân, lái xe ôm, nông dân,…

Tác hại của tia UV gây ung thư da tế bào hắc tố: là nguyên nhân chính gây t.ử v.ong. Ung thư da ác tính phổ biến hơn trong nhóm người da xanh, mắt xanh, tóc đỏ hoặc hung. Các nghiên cứu chứng minh những người dễ bị ban đỏ kéo dài cũng có nguy cơ ung thư ác tính cao hơn nhóm ban đỏ ít hoặc nhanh hết.

Tiếp xúc nhiều và không liên tục với tia UV mặt trời là một yếu tố nguy cơ quan trọng hình thành khối u ác tính trên da.

Tỷ lệ mắc ung thư da ác tính ở người da trắng thường tăng theo vĩ độ giảm, với tỷ lệ cao nhất tại Australia, cao gấp 10-20 lần so với châu Âu.

Người thường bị cháy nắng, đặc biệt cháy nắng ở độ t.uổi nhỏ có nguy cơ ung thư da ác tính cao hơn.

Cả hai trường hợp trên đều là hậu quả của quá trình tích lũy tiếp xúc với tia UV.

Tác hại của tia UV đối với mắt

Mắt được bảo vệ bởi đường viền lông mày, lông màu và lông mi. Ánh sáng kích hoạt phản xạ co đồng tử, phản xạ nheo mắt là để giảm bớt sự xâm nhập của tia mặt trời vào trong mắt. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp bảo vệ tự nhiên này đối với tia UV rất thấp dưới những điều kiện khắc nghiệt thực tế như đi dưới nắng, tắm nắng, hoặc mặt phản xạ mạnh như mặt cát, nước, tuyết.

Các tác động cấp của việc tiếp xúc bức xạ tia UV bao gồm bỏng kết mạc, giác mạc mắt do ánh sáng. Phản ứng viêm này có thể so sánh với cháy nắng ở trên các vùng nhạy cảm như nhãn cầu và mí mắt, thường xuất hiện trong vòng một vài giờ đồng hồ sau khi tiếp xúc. Cả hai đều rất đau đớn, nhưng có thể sẽ tự khỏi và không để lại tổn thương kéo dài cho mắt và thị lực.

Tác hại của UV lên hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch trong cơ thể là hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi n.hiễm t.rùng, ung thư, và thường có hiệu quả để nhận diện và đáp ứng với các tổ chức xâm nhập vào cơ thể hoặc sự hình thành các khối U. Các nhà khoa học có nhiều bằng chứng để chứng minh rằng bức xạ tia UV ức chế và làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể.

Nghiên cứu trên động vật cũng thấy rằng bức xạ tia UV làm thay đổi và trầm trọng hơn các khối u trên da. Tương tự vậy, những người điều trị với các thuốc ức chế miễn dịch có nguy cơ cao hơn bị ung thư biểu mô tế bào vảy.

Tia UV ngoài việc kích hoạt nguy cơ ung thư da, nó còn làm giảm khả năng phòng thủ của cơ thể, do đó mất khả năng ngăn chặn sự tiến triển của khối u trên da. Một số nghiên cứu khoa học chứng minh rằng nếu bị tiếp xúc với môi trường có bức xạ tia UV cao, chúng sẽ làm thay đổi các tế bào miễn dịch của cơ thể. Hậu quả là, tiếp xúc phơi nhiễm với ánh sáng mặt trời có thể làm tăng nguy cơ nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc nấm, điều này được chứng minh trong nhiều nghiên cứu. Hơn nữa, ở những nước đang phát triển, bức xạ tia UV cao có thể làm giảm hiệu lực của các loại vắc xin.

Để phòng tia cực tím, BS Quang Minh khuyến cáo người dân cần có các biện pháp chủ động để bảo vệ như: hạn chế ra nắng giờ cao điểm.

Khi ra nắng cần đảm bảo các biện pháp chống nắng: sử dụng kem chống nắng, đeo kính mắt có tác dụng chống tia UV, đội mũ, quần áo chống nắng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *