Tối 20/2, một gia đình đã đưa bếp than tổ ong vào trong phòng trọ khép kín rộng 10m2 và đóng kín cửa để sưởi ấm.
Hậu quả, các thành viên nhập viện do ngộ độc khí CO.
Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai hiện điều trị cho 4 bệnh nhân bị ngộ độc khí CO. Bệnh nhân 62 t.uổi ở Thanh Hoá, bị ngộ độc cách đây 1,5 tháng, nhập viện trong tình trạng biến chứng não, rối loạn tâm thần kinh. Đây là di chứng nặng nề của ngộ độc khí CO. Trước đó, chồng của bệnh nhân đã t.ử v.ong tại nhà ngay hôm xảy ra sự việc.
Vụ việc thứ hai xảy ra tối 20/2, trung tâm tiếp nhận 3 bệnh nhân trong một gia đình cùng nhập viện do ngộ độc khí CO, gồm Lường Thị D. (người mẹ – 68 t.uổi), Lường Thị H. (con gái – 26 t.uổi) và Lường Mạnh T. (cháu trai – 7 t.uổi). Họ đều là dân tộc Thái, quê tại Lai Châu, hiện thuê trọ tại Hà Nội để học tập và chữa bệnh.
Gia đình cho biết, khoảng 19h tối 20/2, sau khi tắm xong, cháu Lường Mạnh T. do quá rét nên chị H. đã đưa bếp than tổ ong vào trong phòng trọ khép kín rộng 10m2 và đóng kín cửa để sưởi.
Đến tầm 22h, cháu T. có biểu hiện buồn nôn và đau đầu. Sau đó, 2 người còn lại cũng có biểu hiện tương tự. Cả gia đình được đưa đến Trung tâm Chống độc cấp cứu ngay trong đêm. Qua kiểm tra, các bác sĩ thấy bệnh nhân có biểu hiện nôn nhiều, đau đầu, kiểm tra nồng độ CO trong m.áu cao. Các bệnh nhân đã được cấp cứu kịp thời, hiện tình trạng đã dần ổn định.
Bác sĩ Nguyên chỉ rõ tổn thương trên não bệnh nhân bị ngộ độc khí CO (Ảnh: BVCC)
TS.BS.Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo người dân tuyệt đối không đốt củi để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas.
Khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng. Hai tác động đồng thời này là nguy cơ khiến những người trong phòng kín nhanh chóng rơi vào cái c.hết “êm dịu”.
Theo bác sĩ Nguyên, CO không màu, không mùi vị nên rất khó phát hiện. Khi người bệnh hít phải, CO sẽ nhanh chóng ngấm vào m.áu và “cướp” mất oxy trong m.áu gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, thấy yếu, buồn nôn, đau ngực và lẫn lộn.
Hít phải lượng lớn khí CO có thể bất tỉnh và t.ử v.ong rất nhanh, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người già mắc bệnh tim, phổi mãn tính. 40% số người bị ngạt khí CO để lại các di chứng như giảm trí nhớ, giảm tập trung, cơ mặt liệt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người…
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo, trong điều kiện thời tiết lạnh rét, người dân tuyệt đối không được sưởi than củi và đóng kín cửa trong nhà hoặc ngay cả lúc sưởi ấm để tắm cũng rất nguy hiểm. Từ trước đến nay, đã có rất nhiều sự việc đau lòng xảy ra do sưởi ấm bằng than củi, than tổ ong.
Hai ngày qua, Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, Hà Nội chỉ còn 8 độ C. Đến ngày 22/2, không khí lạnh ở phía Bắc đang tăng cường nên ngày và đêm nay, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ít mưa, trời rét hại với nền nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ C, vùng núi 3-6 độ C, vùng núi cao của Bắc Bộ có nơi dưới 0 độ và khả năng cao xảy ra băng giá, mưa tuyết.
Tại Hà Nội, ngày và đêm 22/2 không mưa, trời rét hại với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 8-11 độ.
Vì sao nhiều người tại TPHCM phải nhập viện điều trị gút sau kỳ nghỉ Tết?
Ngày nào cũng nhậu, ăn uống không điều độ, bỏ điều trị… là những nguyên nhân khiến nhiều bệnh nhân tại TPHCM nhập viện điều trị gút sau kỳ nghỉ Tết.
Lãnh đạo khoa Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cho biết, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán nơi đây đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân gout (gút) đến khám hoặc phải nhập viện điều trị.
Bị gút nặng vì ngày Tết nào cũng nhậu
Điển hình là trường hợp của anh Trần Văn D. (37 t.uổi, ngụ tại huyện Bình Chánh, TPHCM), được người nhà cõng vào bệnh viện (BV) vì sưng đau ngón chân cái và khớp cổ chân liên tục 4 ngày
Theo lời kể của bệnh nhân, dịp Tết vừa qua hầu như ngày nào anh cũng nhậu, uống nhiều rượu bia. Đến sáng sớm ngày mùng 5 Tết, anh bất ngờ thấy đau, sưng ngón chân cái bên phải. Sau đó hai ngày thì sưng đau thêm ngón chân cái và cổ chân bên trái, khớp đau dữ dội, không thể tự đi lại được.
Thời điểm vào viện, anh D. thậm chí không dám để tay bác sĩ chạm vô khớp vì sợ đau. Sau khi được bác sĩ hỏi, bệnh nhân tiết lộ thêm khoảng một năm trước đã có đợt đau sưng khớp tương tự. Vì tự điều trị sau một tuần thì hết triệu chứng, anh nghĩ đã hết bệnh nên sau đó không điều trị gì nữa. Quá trình thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân đã mắc căn bệnh gút.
Bệnh nhân gút nặng điều trị tại BV Chợ Rẫy (Ảnh: BVCC).
PGS.TS.BS Nguyễn Đình Khoa, Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp của BV chia sẻ, thực tế tình trạng gia tăng bệnh nhân Tết thường diễn ra sau mỗi kỳ nghỉ Tết hàng năm. Ngoài những trường hợp lần đầu phát bệnh, có không ít bệnh nhân bệnh gút từ trước và tái diễn nặng hơn.
Lý giải về việc này, PGS Khoa cho biết, kỳ nghỉ Tết là dịp mọi người sum họp, thưởng thức những món ăn ngon và các đặc sản cổ truyền ngày Tết. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gút (một bệnh do rối loạn chuyển hóa chất purine trong cơ thể, dẫn đến lắng đọng các tinh thể muối urate ở khớp và một số cơ quan khác) hoặc lâu nay có sẵn tăng axit uric trong m.áu, các cơn viêm khớp do bệnh gút mới xuất hiện hoặc tái diễn dữ dội sẽ xuất hiện nếu như không có các biện pháp phòng ngừa và điều trị thích hợp,
Đừng viện cớ Tết để “thả phanh”, “xả láng”
Theo bác sĩ, một khi được chẩn đoán gút, người bệnh cần có chế độ điều trị hợp lý, kết hợp giữa việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt và sử dụng một số thuốc đặc trị bệnh gút một cách thường xuyên và lâu dài, ngay cả khi không có triệu chứng gì. Các biện pháp điều trị cụ thể sẽ do bác sĩ chỉ định tùy vào giai đoạn và tình trạng, cũng như cơ địa của người bệnh.
“Đừng nên viện cớ là Tết thì có thể “thả phanh”, “xả láng” một chút với gia đình, bạn bè cho vui vẻ. Những bữa cỗ Tết thịnh soạn, chứa quá nhiều chất đạm, cộng với việc uống rượu bia triền miên trong những ngày Tết sẽ làm gia tăng đột ngột nồng độ axit uric trong m.áu và là điều kiện tốt để gút xuất hiện, thậm chí ngay cả khi bạn đang dùng các thuốc điều trị bệnh” – bác sĩ phân tích.
Ngày Tết cũng giống như ngày thường, người bệnh gút cần hạn chế các thực phẩm quá giàu chất đạm, như các loại thịt đỏ (thịt bò, cừu, dê, thịt thú rừng, …), các loài hải sản nhuyễn thể (tôm, cua, sò, một số loại cá như cá trích, cá đối, cá mòi …), nấm, đậu, rau mầm. Nên tránh tuyệt đối việc ăn các thực phẩm là phủ tạng động vật như lòng heo, tiết canh, hột gà lộn, hột vịt lộn; hạn chế tối đa việc uống rượu bia và các loại đồ uống ngọt như nước siro, nước ngọt có gas.
Bệnh nhân gút cần có chế độ điều trị hợp lý, kết hợp giữa việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt (Ảnh: BVCC).
Người bị bệnh gút cũng cần nhớ phải duy trì việc uống đầy đủ nước hàng ngày; tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây tươi, đặc biệt là các loại rau quả giàu vitamin C và có thể uống sữa, ăn sữa chua bình thường. Nếu đang bị thừa cân, phải tiếp tục duy trì kiểm soát bữa ăn của mình một cách hợp lý để không bị tăng cân sau mấy ngày Tết.
Khi bị cơn viêm khớp gút tấn công, tốt nhất người dân nên đi khám bệnh càng sớm càng tốt, hoặc liên hệ với bác sĩ lâu nay vẫn khám và điều trị cho mình để có tư vấn và biện pháp điều trị phù hợp.
Trong thời gian chờ đợi đi khám bệnh, người bệnh có thể tiếp tục dùng các thuốc điều trị gút đã được bác sĩ chuyên khoa kê trước đó. Đồng thời, để cho khớp viêm được nghỉ ngơi bằng cách nằm nghỉ tại giường. Hạn chế tối đa cử động khớp, tránh đi lại tỳ đè lên khớp đau, tháo bỏ giầy dép, mặc quần áo rộng để tránh quần áo cọ xát vào khớp đau.