Lý do nhiều người tránh được Covid-19 dù Omicron lây lan quá nhanh

Khi tấn công nước Mỹ, biến thể Omicron đã lan nhanh như cháy rừng.

Ước tính, vào cuối đợt dịch này, khoảng 50-75% người Mỹ nhiễm Covid-19.

Biến thể Omicron cho thấy khả năng gây ra các ca nhiễm đột phá bất chấp tình trạng tiêm chủng. Điều này đã dẫn đến lo ngại rằng một lúc nào đó mọi người đều sẽ nhiễm virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, vắc xin Covid-19 vẫn có hiệu quả cao trong mục đích chính là ngăn ngừa nhập viện và t.ử v.ong.

Bên cạnh đó, các chuyên gia y tế công cộng nhận định, không phải người nào cũng sẽ mắc bệnh. Cho đến nay, có một số lý do giúp mọi người có thể tránh nhiễm bệnh, bao gồm các hành vi như đeo khẩu trang, giãn cách xã hội, tỷ lệ tiêm chủng và thậm chí có thể là di truyền.

ly do nhieu nguoi tranh duoc covid 19 du omicron lay lan qua nhanh 26e 6363763

Ảnh minh họa: Pulsetoday

Lý do một số người chưa nhiễm Covid-19

Các bác sĩ cho biết, có một số lý do khiến hàng triệu người Mỹ vẫn chưa nhiễm virus SARS-CoV-2.

Một trong những lý do là mọi người thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để giảm nguy cơ. “Có những người không nhiễm bệnh vì họ cực kỳ thận trọng”, Tiến sĩ Mark Siedner, Trường Y Harvard, nói.

“Họ có thể là những người phần lớn sống ở quê nhà, ít giao tiếp với người khác hoặc đặc biệt cẩn thận với việc đeo khẩu trang, giãn cách xã hội”.

Những người này nhiều khả năng đã tiêm vắc xin, gồm cả mũi tăng cường. Các chuyên gia cho biết không thể bỏ qua tác động của tỷ lệ tiêm chủng đối với việc ngăn ngừa nhiễm Covid-19 ở người Mỹ.

Di truyền cũng có thể đóng một vai trò nào đó. Tiến sĩ Stuart Ray, Đại học Johns Hopkins, thông tin, một số người có nguy cơ cao nhiễm HIV nhưng thực tế lại không mắc bệnh.

“Những người có đột biến ở một thụ thể nào đó, liên quan đến việc không bị nhiễm HIV”, Tiến sĩ Ray giải thích.

Mặc dù chưa xác định được một gen rõ ràng, Tiến sĩ Ray cho rằng, một số người ít nhạy cảm hơn với Covid-19 về mặt di truyền là giả thuyết khả thi.

Không thể tránh khỏi nhiễm Covid-19?

Các chuyên gia không tin rằng việc nhiễm Covid-19 là không thể tránh khỏi.

Tiến sĩ Jonathan Grein nói: “Đại dịch đã kéo dài 2 năm và một số lượng đáng kể dân số vẫn chưa nhiễm bệnh. Đây là bằng chứng cho thấy không phải tất cả mọi người đều sẽ mắc bệnh”.

“Chúng tôi xác định tiêm chủng là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định một người được bảo vệ như thế nào”.

Tuy nhiên, Tiến sĩ Ray nghĩ rằng những người Mỹ chưa tiêm phòng nhưng chưa nhiễm virus SARS-CoV-2 cuối cùng sẽ mắc bệnh. “Khi những biến thể này ngày càng trở nên lây nhiễm, khả năng những người đó sẽ nhiễm bệnh dường như rõ ràng hơn”, vị chuyên gia chia sẻ.

Chỉ đạo khẩn bảo vệ nhóm yếu thế trước dịch Covid-19

Bộ Y tế vừa có văn bản khẩn gửi các địa phương hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid-19.

Đây là nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc.

Hiện nay, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới với các biến thể mới được ghi nhận có khả năng lây lan nhanh và gây nguy hiểm như Delta (B.1.617), Omicron (B.1.1.529). Trong đó, nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao với mức độ bệnh tăng nặng và t.ử v.ong cao khi mắc Covid- 19 là nhóm người trên 50 t.uổi, người có bệnh nền, người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ.

Theo Bộ Y tế, việc quản lý, theo dõi sức khỏe, giám sát phát hiện sớm để điều trị kịp thời, hạn chế thấp nhất nguy cơ t.ử v.ong là rất cấp thiết, nhất là trong bối cảnh cả nước đang thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Vì thế, Bộ xây dựng hướng dẫn quản lý, bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ mắc Covid- 19.

chi dao khan bao ve nhom yeu the truoc dich covid 19 a40 6225228

Ảnh minh họa.

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, phối hợp với các địa phương để triển khai thực hiện hướng và thực hiện báo cáo kết quả thực hiện theo yêu cầu.

Các nội dung ưu tiên cần thực hiện gồm: quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống Covid-19; tiêm chủng vaccine phòng Covid-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc Covid-19; chăm sóc và điều trị người bệnh; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc Covid-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội.

Bộ cũng đề nghị địa phương bố trí ngân sách, huy động các Ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, chính trị xã hội tham gia triển khai thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện hướng dẫn.

Cụ thể:

Người thuộc nhóm nguy cơ bao gồm:

– Người có bệnh nền có nguy cơ cao.

– Người trên 50 t.uổi.

– Phụ nữ có thai.

– Người người chưa tiêm đủ vaccine phòng Covid-19 ở người trên 18 t.uổi.

Các xã, phường, thị trấn thực hiện quản lý nhóm nguy cơ cao trên địa bàn như lập danh sách, xác định các yếu tố bệnh nền, sức khỏe chung, theo dõi sức khỏe…

Về việc tiêm vaccine, các địa phương cần rà soát người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm vaccine phòng Covid-19 đảm bảo không bỏ sót người thuộc nhóm nguy cơ, tổ chức tiêm lưu động đến tiêm tại nhà cho những người không di chuyển được. Đồng thời, chú ý tiêm mũi bổ sung, nhắc lại cho người đã tiêm đủ liều. Ngoài ra, cũng cần tiêm vaccine đầy đủ cho người sống chung, người cùng gia đình.

Về việc xét nghiệm, các xã, phường, thị trấn trên cơ sở đ.ánh giá cấp độ dịch của từng địa bàn thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người thuộc nhóm nguy cơ và người sống chung, người cùng gia đình. Trong đó, chủ động xét nghiệm các trường hợp có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở… Tần suất xét nghiệm thực hiện trên cơ sở cấp độ dịch để đảm bảo việc tầm soát, phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, khuyến khích, hướng dẫn người dân thuộc nhóm nguy cơ tự làm xét nghiệm nhanh, khai báo kết quả cho trạm Y tế xã, phường, thị trấn để được hướng dẫn theo dõi, điều trị kịp thời, đúng quy định.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *