Mẹ của b.é t.rai chia sẻ về tình trạng của con trai mình sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2.
B.é t.rai 9 t.uổi, sống ở Bristol, Vương quốc Anh, ban đầu có kết quả xét nghiệm Covid-19 dương tính vào ngày 16 tháng 12 năm 2021 cùng với 5 thành viên khác trong gia đình.
Cậu bé đã tự cách ly ở nhà, và có các triệu chứng giống như cảm lạnh. Sau đó em được xét nghiệm âm tính hai lần vào ngày 22 tháng 12. Tuy nhiên, cậu bé cũng bắt đầu bị đau mắt trái.
Mẹ em, cô Angela Morey, 37 t.uổi, ban đầu cho rằng các triệu chứng của con trai là do chơi điện tử trong thời gian dài khi phải cách ly.
Nhưng đến đêm Giáng sinh, các triệu chứng của cậu bé trở nên nặng hơn, và mẹ em đã phải đưa em đến bệnh viện. Cô Angela cho biết mắt của con trai bị “sưng to chưa từng thấy”, đến mức mất một phần thị lực. Cô nói: “Mắt thằng bé trông như sắp nổ tung.”
Theo các bác sĩ, cậu bé, được truyền thông đặt tên là Zac Morey, bị một tình trạng gọi là viêm mô tế bào hốc mắt liên quan đến Covid-19. “Họ nói rằng nếu bệnh tiến triển sâu vào mắt thì nó có thể gây mù”, mẹ của Zac nói.
Cậu bé được xuất viện vào ngày 26 tháng 12 năm 2021 sau khi kiểm tra mắt xác nhận rằng thị lực của em đã hồi phục hoàn toàn.
Các vấn đề về mắt liên quan đến Covid đã được ghi nhận trước đây. Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với Viện Mắt Roski của Đại học California vào năm 2021, Tiến sĩ Annie Nguyen, phó giáo sư nhãn khoa lâm sàng và là trợ lý giám đốc Quỹ Học bổng phẫu thuật giác mạc & khúc xạ tại viện, không chắc chắn về mức độ thường xuyên xảy ra tình trạng này.
Bà nói: “Vẫn chưa biết chính xác bao nhiêu phần trăm bệnh nhân Covid-19 có biểu hiện ở mắt và các nguồn khác nhau báo cáo những con số khác nhau.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, ngoài viêm kết mạc, Covid-19 đã được báo cáo có liên quan đến các vấn đề về mắt khác bao gồm viêm thượng củng mạc, viêm màng bồ đào, viêm tuyến lệ, thay đổi võng mạc và dây thần kinh thị giác, và các vấn đề về chuyển động mắt. Mặc dù hiếm gặp, một số vấn đề này có thể dẫn đến mù lòa”.
Các vấn đề ở mắt không phải là những tác dụng phụ duy nhất ít được báo cáo của Covid. Virus này còn được biết là gây ra những thay đổi đối với khứu giác và vị giác, nhưng cũng có những trường hợp người bệnh bị chứng loạn khứu giác sau Covid – một tình trạng khiến mùi và vị thông thường trở nên khó chịu.
Năm 2021, một phụ nữ trẻ đã mô tả những đau đớn về tinh thần và thể chất của tình trạng này trong một video TikTok thu được hàng triệu lượt xem.
Ngoài ra, nhiều người đã mô tả trải nghiệm của họ với tình trạng được gọi là Covid kéo dài, trong đó các triệu chứng vẫn tồn tại rất lâu sau lần nhiễm ban đầu, đôi khi trong nhiều tháng.
Điều cha mẹ cần đặc biệt lưu ý khi con tiêm vaccine phòng Covid-19
Sau tiêm vaccine Covid-19, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau. Đặc biệt, trong 3 ngày đầu cha mẹ cần theo dõi con sát, trẻ tránh chạy nhảy, thể thao quá mức.
Từ tháng 11, Việt Nam sẽ triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 của Pfizer cho trẻ từ 12 đến dưới 18 t.uổi. Theo đó, sẽ ưu tiên tiêm trước tại vùng đang có dịch, bị giãn cách xã hội thời gian dài, đạt tỷ lệ bao phủ vaccine cho người lớn… Vaccine sẽ tiêm trước cho trẻ 16-17 t.uổi, sau đó hạ dần độ t.uổi.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết phản ứng sau tiêm vaccine ở trẻ 12-17 t.uổi hoàn toàn tương tự như người lớn. Sau tiêm, trẻ sẽ được theo dõi tại điểm tiêm 30 phút, tiếp tục theo dõi 28 ngày sau tiêm đặc biệt là trong vòng 7 ngày đầu. Lưu ý, trong vòng 3 ngày đầu sau tiêm luôn có người hỗ trợ 24/24 (bố mẹ, người giám hộ…). Đồng thời, trẻ cần tránh vận động mạnh.
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Ảnh: Trần Minh).
Hiện nay, trên thế giới có 36 quốc gia triển khai việc tiêm vaccine cho t.rẻ e.m là loại vaccine tương tự như loại Việt Nam cho phép sử dụng. Trong đó có 19 nước ở châu Âu như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Ba Lan… ; 6 quốc gia ở châu Mỹ như Hoa Kỳ, Canada, Brazil… Đối với khu vực châu Á, các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Australia, New Zealand cũng đã tiến hành tiêm vaccine cho trẻ.
“Vaccine tiêm cho trẻ ở nước ta là vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, được sử dụng tiêm ở nhiều quốc gia khác nhau. Do đó, các bậc phụ huynh yên tâm đưa con mình đi tiêm để phòng ngừa Covid-19”, TS Hồng nhấn mạnh.
Về phản ứng phụ sau tiêm là viêm cơ tim, TS Hồng cho biết một phản ứng rất hiếm gặp, không mong muốn cũng đã được ghi nhận ở một số nước là viêm cơ tim. Tuy nhiên, số liệu này rất hiếm gặp. Sau tiêm vaccine, cùng với việc trẻ hoạt động mạnh làm tăng thêm áp lực cho tim, biểu hiện viêm cơ tim trở nên trầm trọng hơn. Cũng vì thế, trong 3 ngày đầu sau tiêm trẻ không nên chạy nhảy, hoạt động thể thao quá mức.
“Thống kê trên thế giới cho thấy viêm cơ tim xảy ra nhiều hơn ở mũi thứ 2, ở trẻ trai nhiều hơn trẻ gái có thể gấp từ 6 đến hơn 10 lần, tùy từng nghiên cứu và ở các quốc gia khác nhau. Số liệu này chỉ là số liệu ban đầu vì hiện mới có trên 36 quốc gia sử dụng vaccine Pfizer tiêm cho trẻ, và cũng mới sử dụng vài tháng gần đây”, TS Hồng nói.
PGS.TS Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng cho biết thêm bản thân ông chưa thấy có dữ liệu về t.ử v.ong ở trẻ do viêm cơ tim sau tiêm vaccine. Đây là điều cần lưu ý. Dù phản ứng phụ này xảy ra với tỷ lệ thấp nhưng Bộ Y tế cũng mời chuyên gia đến để tập huấn cho các địa phương để làm thế nào để nhận biết sớm nhất các dấu hiệu của viêm cơ tim, viêm ngoài màng tim.
“Chẳng hạn, cha mẹ cần chú ý khi thấy con mệt, nhịp tim nhanh…, triệu chứng muộn hơn là huyết áp thấp. Dù vậy, các gia đình không cần quá lo lắng, trong quá trình tiêm và sau tiêm theo dõi con cẩn thận”, TS Điển nhấn mạnh.
TPHCM là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ (Ảnh: Hải Minh).
Về lo ngại việc tiêm vaccine gây biến đổi gen, TS Hồng cho biết vaccine sử dụng tiêm phòng cho trẻ là vaccine Pfizer và Moderna đã được phê duyệt có thành phần mRNA của virus hoàn toàn không có tương tác với ADN của người. Do đó, việc tiêm vaccine không có nguy cơ gây ra rối loạn biến đổi gen, hay ảnh hưởng về lâu dài đến sức khỏe sinh sản (rối loạn vô sinh) hay ung thư như các phụ huynh đang lo lắng.
“Cho đến nay chúng tôi chưa nhìn thấy mối liên quan giữa việc sử dụng vaccine và sức khỏe của trẻ. Tiêm vaccine là một biện pháp phòng bệnh bền vững, phòng bệnh chủ động”, TS Hồng nhấn mạnh.
Các phản ứng sau tiêm vaccine Pfizer có thể xảy ra gồm:
– Phản ứng rất phổ biến (trên 10%) như đau đầu, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm.
– Phản ứng phổ biến (từ 1/100 đến dưới 1/10): buồn nôn, mẩn đỏ chỗ tiêm.
– Phản ứng không phổ biến ( 1/1.000 đến
– Hiếm ( 1/10.000 đến
– Phản ứng phản vệ sau tiêm vaccine là rất hiếm gặp.
– Tai biến nặng sau tiêm như viêm cơ tim… rất hiếm gặp.