Đầu năm mới, dư luận liên tiếp bàng hoàng khi nhiều vụ việc đau lòng xảy đến từ nguyên nhân người phụ nữ sau sinh mắc chứng trầm cảm.
Chiều mùng 5 Tết vừa qua, ở Hà Tĩnh xảy ra vụ á.n m.ạng đau lòng, người mẹ dùng dao c.hém con trai 2 tháng t.uổi t.ử v.ong. Trước khi vụ việc xảy ra, gia đình xác định người mẹ bị trầm cảm sau sinh (TCSS).
Ngay hôm sau, ngày mùng 6 Tết, ở TP.HCM xảy ra vụ nghi mẹ bỏ con gái 7 tháng t.uổi vào máy giặt đến c.hết rồi t.reo c.ổ tự tử trong phòng trọ. Công an xác định người mẹ có biểu hiện trầm cảm trước khi xảy ra vụ việc.
Hai vụ việc xảy ra tại thời điểm sát nhau và cùng có chung một kết luận là người mẹ bị TCSS khiến dư luận bàng hoàng. Để hiểu rõ hơn về hội chứng của căn bệnh nguy hiểm này, PV đã có cuộc trò chuyện cùng với PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương.
Trầm cảm sau sinh có đặc điểm riêng
– Chào Giáo sư, trầm cảm được gọi là bệnh tâm lí ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cá nhân, quan hệ xã hội và công việc của con người. Tuy nhiên trầm cảm sau sinh lại có những đặc điểm riêng, và nhiều người còn chưa hiểu rõ về nó, xin bà có thể chia sẻ?
– PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương: Đúng như bạn nói về khái niệm trầm cảm, tuy nhiên ở TCSS lại khác, cụ thể, TCSS xuất hiện trong vòng 4 tuần đầu sau sinh, có thế kéo dài đến tháng thứ 12 sau sinh nếu không được chẩn đoán và điều trị.
TCSS biểu hiện bằng tính khí bất ổn, thường xấu đi vào buổi chiều, đặc trưng bởi sự chán nản, cảm giác bất lực và lo âu về khả năng chăm sóc con của mình, các bà mẹ thường lo lắng, kích thích và hay than phiền đau đầu, đau bụng, khó tiêu, ớn lạnh, tự trách bản thân mình và đôi khi muốn t.ự t.ử.
TCSS có thể gặp ở mọi phụ nữ, được biểu hiện bởi 4 dấu hiệu chính là cảm xúc như buồn phiền, mệt mỏi, mất hứng thú; nhận thức tiêu cực như bất lực, vô vọng, giảm sự tập trung, suy giảm vận động và có sự thay đổi về cơ thể. Các triệu chứng này thường xuất hiện trong khoảng 4 tuần sau sinh và có thể kéo dài.
– Thời gian gần đây, liên tiếp có những vụ việc liên quan đến nhiều bà mẹ sau sinh mắc chứng trầm cảm đã có những hành động tiêu cực đến bản thân, thậm chí với chính con đẻ của mình, nguyên nhân nào và vì sao khiến họ lại có hành động như vậy thưa PGS?
– PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương: TCSS gây ra bởi nhiều yếu tố khác nhau trên những phụ nữ có các đặc điểm và hoàn cảnh cũng khác nhau.
Sau khi sinh, việc giảm đột ngột lượng estrogen và progestrogen góp phần khiến hormone tuyến giáp thay đổi nhanh chóng, gây ra cảm giác mệt mỏi, sự thay đổi thể tích m.áu, huyết áp giảm, sự chuyển hóa trong cơ thể dẫn đến sự thay đổi cảm xúc và dẫn đến chứng trầm cảm.
Thêm vào đó, sau khi sinh phải dành nhiều thời gian chăm sóc con nên nhiều chị em phụ nữ không có thời gian chăm sóc bản thân, ngủ không đủ giấc, ăn không đủ chất dinh dưỡng…
Các nguyên nhân khác như mâu thuẫn gia đình, giới tính trẻ hay cảm giác lo lắng quá nhiều cũng là yếu tố nguy cơ của căn bệnh này.
Ví dụ như một vài vài mâu thuẫn gia đình không được giải quyết triệt để gây ra áp lực, sự mất cân bằng sinh lý đối với phụ nữ và điều này dễ dẫn đến chứng TCSS.
Hay do phải chịu áp lực của gia đình chồng về chuyện sinh con trai nên khi nhìn thấy đứa con mình sinh ra có giới tính không mong muốn, người phụ nữ dễ có tâm lý chán nản, buồn bã…
Hay nhiều trường hợp khác các bà mẹ mẹ sinh ra đứa con do không có sự chuẩn bị chu đáo, tất cả những lo lắng về việc chăm sóc con khiến người phụ nữ bị áp lực nặng nề. Tình trạng này kéo dài khiến người phụ nữ mắc phải chứng trầm cảm.
Trầm cảm quan sát thấy biểu hiện ở cả mặt tâm lí lẫn cơ thể, gồm 4 khía cạnh: cảm xúc, nhận thức, hành vi và chức năng sinh lí cơ thể. Ở những trường hợp nặng, chủ thể sẽ có cảm xúc thất vọng, chán nản.
Khi người phụ nữ chọn cách k.ết l.iễu cuộc đời, nghĩa là ở đây họ đã có biểu hiện bất ổn về mặt nhận thức và hành vi. Vì những lý do đó, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu thế giới làm mất khả năng hoạt động của con người.
Tổ chức Y tế Thế giới đã cho rằng, đến năm 2020, trầm cảm sẽ đứng thứ 2 về gánh nặng bệnh lý của nhân loại sau bệnh tim mạch. Và điều đáng lo ngại nhất của bệnh này là t.ự t.ử, có khoảng 15-20% bệnh nhân trầm cảm có ý định t.ự t.ử và cứ một người t.ự t.ử thành công thì có hơn 20 người khác đang cố gắng kết thúc cuộc sống của mình.
Tại Việt Nam, theo ước tính của Bộ Y tế, đến năm 2030, trầm cảm sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở nước ta. Tỷ lệ mắc trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong năm là 5,8% nam và 9,5% ở nữ giới. Trầm cảm được đặc biệt chú ý ở giai đoạn phụ nữ sau sinh, trong 10 bà mẹ sau sinh thì có khoảng 1 đến 2 người bị trầm cảm.
– Dấu hiệu về hội chứng trầm cảm nói chung và trầm cảm sau sinh nói riêng là gì thưa PSG?
– PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương: Những dấu hiệu rõ ràng và dễ cảm nhận được chính là giảm sút sự tập trung chú ý, giảm sút sự thích thú hay thú vui, cảm giác bị mất mát, mất giá trị, chậm chạp, mệt mỏi, mất ngủ nhiều.
Những dấu hiệu suy giảm ở trên phải kéo dài ít nhất trên 2 tuần mới được xem là bị trầm cảm. Trong đó, các triệu chứng chính là: khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ.
– Vậy khi rơi vào các trạng thái trên, người bệnh cần làm gì và liên hệ với ai để giảm thiểu được căng thẳng thưa PSG?
– PGS.TS Tâm lý học Trần Thị Mỵ Lương: Với người mắc phải hội chứng này, điều quan trọng nhất là nhận được sự hỗ trợ của người thân, bạn bè trong giai đoạn căng thẳng được cho là một yếu tố bảo vệ và có hiệu quả tốt.
Theo nghiên cứu của Misri và Kostaras (2000) cho thấy phụ nữ được chuẩn đoán TCSS nếu nhận được sự hỗ trợ của người thân đặc biệt là người chồng sẽ giảm nhanh các triệu chứng trầm cảm cũng như rút ngắn được thời gian điều trị của người bệnh.
Cám ơn PGS.TS về cuộc trò chuyện!
Đây là thức uống tốt nhất giúp ngăn ngừa mất trí nhớ
Một trong những thức uống yêu thích của thế giới có thể là chìa khóa cho sức khỏe não bộ của bạn.
Ngoài trà, cà phê là một trong những thức uống phổ biến nhất trên toàn thế giới.
Điều này không gây ngạc nhiên cho hầu hết mọi người, đặc biệt là vì hương vị hấp dẫn và đặc tính tăng cường năng lượng của nó.
Cùng với hương vị tuyệt vời, cà phê còn có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Trên thực tế, cà phê đã được biết đến với tác dụng giảm nguy cơ trầm cảm, tăng cường giảm cân, giảm nguy cơ mắc bệnh tim cũng như các bệnh mạn tính khác.
Uống cà phê đen không đường hoặc cà phê với lượng kem nhẹ có thể cực kỳ hữu ích cho trí nhớ và sức khỏe não bộ của bạn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Không chỉ vậy, cà phê còn là một trong những thức uống tốt nhất bạn có thể dùng để chữa bệnh mất trí nhớ.
Trong một báo cáo được công bố trên Tạp chí Bệnh Alzheimer, nhiều nghiên cứu thuần tập đã được kiểm tra để xác định rằng uống một lượng cà phê vừa phải có thể có tác động tích cực đến sức khỏe nhận thức của bạn, theo Eat This, Not That!
Theo báo cáo, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng cà phê có thể giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ, chống lại bệnh Alzheimer và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức tổng thể.
Một trong những giả thuyết chính về việc cà phê giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ là hàm lượng caffein cao, trong khi mức độ chống oxy hóa của nó có thể là một nguyên nhân khác đằng sau nó.
Uống cà phê mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ t.ử v.ong vì bệnh tim, đột quỵ
Dù bằng cách nào, nghiên cứu vẫn đang tiếp tục chỉ ra rằng uống cà phê vừa phải sẽ giúp ích cho sức khỏe nhận thức của bạn.
Mặc dù bạn có thể vội vàng rót cho mình một tách cà phê khác sau khi đọc tin tốt này, nhưng điều quan trọng là phải chú ý đến các thành phần bạn đang thêm vào ly cà phê của mình.
Đó là bởi vì, mặc dù cà phê có thể giúp ích cho trí nhớ của bạn, nhưng lượng đường quá mức đã được biết là có tác động tiêu cực đến sức khỏe nhận thức của bạn.
Cà phê đen. Ảnh SHUTTERSTOCK
Ví dụ, một nghiên cứu từ Clinical Interventions in Aging cho thấy quá nhiều đường có thể làm suy giảm trí nhớ của bạn theo thời gian, cũng như làm tăng nguy cơ mất trí nhớ.
Trường Y Harvard (Mỹ) cảnh báo rằng tác động của đường đối với sự suy giảm nhận thức của bạn đặc biệt bất lợi đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, theo Eat This, Not That!
Nói cách khác, uống cà phê đen không đường hoặc cà phê với lượng kem nhẹ có thể cực kỳ hữu ích cho trí nhớ và sức khỏe não bộ của bạn.
Nhưng hãy cẩn thận, đừng nạp vào cơ thể những đồ uống có đường, vì điều đó có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe của bạn.