Ngoài việc xông và uống thuốc thì mình cần chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 như thế nào?

Việc chăm sóc bệnh nhân Covid-19 nên được thực hiện một cách sát sao, nghiêm túc để giảm thiểu những rủi ro sức khỏe có thể xảy ra do nhiễm Covid-19.

ngoai viec xong va uong thuoc thi minh can cham soc benh nhan mac covid 19 nhu the nao 15c 6313011

Chia sẻ về vấn đề chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 ngoài xông và uống thuốc, BSCK I Chu Quang Liên – Trưởng khoa Nội – Hồi sức cấp cứu, BV đa khoa Hồng Ngọc cho biết:

1. Đầu tiên, người mắc Covid-19 cần được giữ ấm cơ thể, nhất là đường hô hấp

2. Vệ sinh mũi, miệng, súc họng thường xuyên bằng các dung dịch chuyên dụng.

Dung dịch vệ sinh mũi hàng ngày

Dung dịch có thể sử dụng để chăm sóc mũi hàng ngày là nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý được nghiên cứu nhiều trong y học cộng đồng, có hiệu quả phòng bệnh và hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp.

Dụng cụ để rửa mũi

Dụng cụ để rửa mũi là bình xịt mũi nước muối sinh lý dạng phun sương pha sẵn (nasal spray).

Các bước xịt rửa mũi hàng ngày

– Bước 1

Xịt một bên mũi 3 nhát, lưu ý, chúc đầu xịt hướng xuống đất, lau đầu xịt bằng khăn giấy sạch.

– Bước 2

Bịt bên mũi còn lại để hỉ (xì) mũi bên đã xịt. Sau đó lặp lại tương tự từ 2 – 3 lần cho mỗi bên.

Lưu ý

– Trường hợp nước muối dư chảy ngược lại, đọng và chân đầu xịt, phải lấy đầu xịt ra lau khô bình xịt

– Cất bình xịt ở nơi khô ráo sau khi dùng

– Bình xịt là dụng cụ vệ sinh cá nhân, tránh dùng chung, nhất là trẻ nhỏ. Phải nhắc nhở trẻ hiểu rằng đây là dụng cụ cá nhân

– Người đang nhiễm bệnh Covid-19 chỉ thực hiện xịt mũi ở phòng vệ sinh riêng, tránh làm phát tán giọt b.ắn khi hỉ (xì) mũi sau khi xịt rửa mũi.

ngoai viec xong va uong thuoc thi minh can cham soc benh nhan mac covid 19 nhu the nao 057 6313011

Ảnh: HCDC

Dung dịch dùng để súc họng hàng ngày

Dung dịch dùng để súc họng hàng ngày cho người bình thường và không tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 là nước muối sinh lý. Nước muối sinh lý có thể dùng được cho t.rẻ e.m, thậm chí là trẻ nhỏ.

Các nghiên cứu cho thấy các dung dịch có chứa chất khử khuẩn làm thay đổi số lượng các loại vi sinh thường trú ở vùng họng, trong khi nước muối sinh lý hầu như không làm thay đổi hệ vi sinh thường trú trong họng. Chưa kể khi sử dụng lâu dài, nước súc miệng có tinh dầu, chất khử khuẩn có thể kích thích họng gây bệnh viêm họng mạn tính do nước súc miệng.

Các dạng nước muối sinh lý có thể được sử dụng là:

– Chai nước muối sinh lý y tế pha sẵn, tiện dụng nhưng tốn t.iền

– Nước muối sinh lý tự pha tại nhà với công thức 1 muỗng cà phê muối đầy : 1 lít nước sôi để nguội. Dung dịch muối loãng tự pha này chỉ nên sử dụng trong ngày, tránh để nhiễm khuẩn do để qua đêm.

Đối với bệnh nhân Covid-19 và người tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19, các bác sĩ sẽ chỉ định súc họng dung dịch có các chất khử khuẩn như povidone iodine, chlorhexidine.

Các bước súc họng

– Bước 1

Cho ra ly một lượng nước súc họng vừa đủ khoảng 5 – 10ml

– Bước 2

Đưa lượng nước này vào trong miệng, ngậm và súc miệng trong vài phút

– Bước 3

Để súc họng có hiệu quả, ngoài tư thế ngửa cổ, cần lưu ý thè lưỡi ra phía trước khi kêu “khò..khò..khò”. Đây là động tác quan trọng giúp nước lne qua khe hở xuống được họng miệng. Khi không thè lưỡi ra trước, dù có ngửa cổ tối da chúng ta chỉ súc miệng chứ chưa súc họng.

– Bước 4

Nhổ bỏ phần nước súc họng.

Lưu ý về thời điểm súc họng

– Nên súc họng ít nhất 5 lần: sáng, tối, sau 3 bữa ăn là các thời điểm họng chúng ta động dịch nhầy từ mũi, họng mũi hoặc chất kích thích trong thức ăn.

– Nên súc họng ngay khi đi ra ngoài về nhà, sau khi nói chuyện hoặc tiếp xúc với người ngoài, ngay sau khi bơi lội,…

ngoai viec xong va uong thuoc thi minh can cham soc benh nhan mac covid 19 nhu the nao 3d4 6313011

Ảnh: HCDC

3. Tập thể dục, vận động nhẹ nhàng, tập hít thở 15 phút mỗi ngày

Các bài tập hít thở sẽ giúp cải thiện việc lưu thông khí và giảm triệu chứng như khó thở ở người nhiễm Covid-19.

4. Giữ không gian nhà ở, phòng ở sạch sẽ, thông thoáng

5. Bổ sung các loại thực phẩm, đủ 4 nhóm chất giúp tăng cường hệ miễn dịch

6. Tuân thủ nghiêm ngặt 5K

0:00

Hướng dẫn mới với bệnh nhân COVID-19: Xét nghiệm 1 lần âm tính có thể được ra viện

Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 bản cập nhật lần thứ 7 mới được Bộ Y tế ban hành đã giảm số lần xét nghiệm trước khi ra viện của người bệnh.

Theo đó, người bệnh chỉ cần có 1 kết quả xét nghiệm âm tính là đủ điều kiện.

huong dan moi voi benh nhan covid 19 xet nghiem 1 lan am tinh co the duoc ra vien 5b8 6082031

Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại TP.HCM – Ảnh: DUYÊN PHAN

Giảm số lần xét nghiệm khi xác định điều kiện xuất viện với bệnh nhân COVID-19 là một trong những nội dung được điều chỉnh trong hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 mới được Bộ Y tế ban hành.

Theo đó, Bộ Y tế hướng dẫn:

– Người không có triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian điều trị được ra viện khi:

Đã cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tối thiểu 10 ngày.

Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với COVID-19 hoặc nồng độ virus thấp vào ngày thứ 9.

– Trường hợp có triệu chứng lâm sàng, được ra viện khi có các điều kiện:

Đã cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tối thiểu 14 ngày.

Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.

Có kết quả xét nghiệm RT-PCR âm tính với COVID-19 hoặc nồng độ virus thấp vào trước ngày ra viện.

– Với trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm RT-PCR nhiều lần có nồng độ virus Ct 30):

Đã cách ly điều trị tại cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 đủ 21 ngày tính từ ngày có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

Các triệu chứng lâm sàng hết trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên.

Trước đây, theo hướng dẫn tại quyết định 3416, người bệnh COVID-19 phải lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR và âm tính tối thiểu 2 lần liên tiếp mới đủ điều kiện ra viện. Hướng dẫn mới đã điều chỉnh giảm số lần xét nghiệm COVID-19 khi xác định điều kiện xuất viện với bệnh nhân COVID-19.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện chỉ còn trên 60.000 bệnh nhân COVID-19 đang được tiếp tục điều trị. Tính đến nay, đã có gần 760.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *