Bằng chứng mới cho thấy một phương pháp được gọi là Xét nghiệm không cách ly, có hiệu quả trong việc giúp học sinh đi học an toàn, ngay cả khi đã tiếp xúc với F0, tiến sĩ Rochelle Walensky, Giám đốc CDC Mỹ cho biết, theo CNN.
Thay vì cách ly đối với học sinh tiếp xúc với F0, một số trường đang thử nghiệm Xét nghiệm không cách ly.
Tiến sĩ Walensky cho biết hôm 17.12 trong cuộc họp ngắn tại Nhà Trắng, Xét nghiệm không cách ly là cách hiệu quả nên áp dụng để giúp học sinh đến trường.
Chiến lược Xét nghiệm không cách ly có nghĩa là khi phát hiện F0 trong trường học, sẽ làm xét nghiệm thường xuyên thay vì cách ly tất cả những người tiếp xúc với F0.
Mỹ thử nghiệm phương pháp mới giúp t.rẻ e.m đi học an toàn sau khi tiếp xúc với F0. Ảnh SHUTTERSTOCK
Những học sinh tiếp xúc với F0 mà không có triệu chứng và xét nghiệm âm tính ít nhất 2 lần trong khoảng thời gian 7 ngày, họ vẫn được học trực tiếp, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ). Nếu xét nghiệm dương tính thì phải cách ly.
Trong vài tháng qua, CDC Mỹ đã hợp tác với một số trường học trên khắp nước Mỹ để đ.ánh giá các chương trình Xét nghiệm không cách ly này.
Hôm 17.12, cơ quan này đã công bố hai nghiên cứu trong Báo cáo Hằng tuần về Bệnh tật và t.ử v.ong của Mỹ (MMWR) về cách các trường học đã áp dụng hình thức Xét nghiệm không cách ly để hạn chế sự lây lan của Covid-19 trong lớp học trong khi vẫn giữ cho học sinh đi học.
Tiến sĩ Walensky cho biết: “CDC đang cập nhật tài liệu để giúp các trường học và phụ huynh biết cách thực hiện tốt nhất phương pháp đầy hứa hẹn đã được chứng minh này, cùng với các chiến lược phòng ngừa nhiều lớp để giúp t.rẻ e.m đi học an toàn”.
“Những nghiên cứu này chứng minh rằng Xét nghiệm không cách ly có hiệu quả trong việc giúp t.rẻ e.m chưa được tiêm chủng đến trường một cách an toàn”, tiến sĩ Walensky nói.
Kết quả thử nghiệm ra sao?
Nghiên cứu thứ nhất từ các trường công lập ở Los Angeles (Mỹ) từ 16.8 đến 31.10. Trong tháng 9 và 10, có 432 trường áp dụng thử nghiệm này, và 1.635 trường không áp dụng.
Kết quả đã phát hiện ra rằng trong số các trường áp dụng Xét nghiệm không cách ly, “tỷ lệ nhiễm Covid-19 không tăng” so với các trường không áp dụng.
Trước khi áp dụng thử nghiệm Xét nghiệm không cách ly, tỷ lệ mắc Covid-19 trung bình hằng ngày của học sinh là 10/100.000 ở các quận sẽ áp dụng và 20/100.000 ở các quận không áp dụng.
Nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý việc triển khai cần có các nguồn lực, một số trường có thể không đáp ứng được, đặc biệt là các trường còn khó khăn.
Tiến sĩ Meagan Fitzpatrick, Phó giáo sư y khoa tại Đại học Maryland (Mỹ), cho biết, khó khăn lớn nhất là nhân sự.
“Để áp dụng chương trình Xét nghiệm không cách ly, đòi hỏi phải có người theo dõi những học sinh nào đã tiếp xúc với F0. Khi phát hiện học sinh tiếp xúc F0 phải tiến hành xét nghiệm mỗi ngày và kiểm tra xem học sinh đó có xét nghiệm trước khi đi học mỗi ngày hay không”, tiến sĩ Fitzpatrick nói.
Cần phải có những biện pháp phòng chống phù hợp theo từng lớp, như giữ khoảng cách và đeo khẩu trang. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đặc biệt, đội ngũ nhân viên y tế trường cần rất nhiều người, và nhiều trường sẽ không kham nổi.
Nghiên cứu thứ 2, bao gồm dữ liệu về 90 trường ở Lake County, Illinois (Mỹ), từ 9.8 đến 29.10. Trong khoảng thời gian đó, có 258 trường hợp nhiễm Covid-19, và 1.664 tiếp xúc gần.
Các nhà nghiên cứu – từ CDC Mỹ, Rosalind FranklinUniversity và Sở Y tế quận Lake – đã kiểm tra xem có bao nhiêu người trong số những người tiếp xúc gần F0 đã nhiễm Covid-19 và liệu vi rút có lây lan sang bất kỳ người nào tiếp xúc hay không.
Kết quả đã phát hiện 16 trong số những người tiếp xúc gần bị nhiễm Covid-19. Tất cả đều là học sinh và không ai lây truyền Covid-19 cho những người khác trong trường, theo CNN.
Thử nghiệm Xét nghiệm không cách ly này duy trì được đến 8.152 ngày học trực tiếp đối với những người tiếp xúc gần – ở các trường từ mẫu giáo 5 – 6 t.uổi cho đến lớp 12 ở quận Lake. Nhưng phải kết hợp với nhiều lớp phòng ngừa, bao gồm đeo khẩu trang, giữ khoảng cách.
Kết hợp nhiều lớp bảo vệ
Tiến sĩ Michael Karner, giám đốc khu vực của các trường học ở quận Lake và là phụ huynh của 2 học sinh, nói rằng các chương trình thử nghiệm Xét nghiệm không cách ly đã thành công trong việc giúp học sinh đến trường an toàn, nếu kết hợp với các biện pháp phòng ngừa khác, như đeo khẩu trang.
Tiến sĩ Karner nói: “Cần phải có những biện pháp phòng chống phù hợp theo từng lớp, như giữ khoảng cách và đeo khẩu trang. Nếu không, thì cũng không thể thực hiện được phương pháp này”.
Trong cuộc họp báo hôm 17.12, tiến sĩ Walensky lặp lại quan điểm rằng các biện pháp phòng ngừa khác – như đeo khẩu trang – là cần thiết để thử nghiệm này thành công.
Trong quy trình thử nghiệm Xét nghiệm không cách ly, việc xét nghiệm những người tiếp xúc gần với F1 được tăng cường và cần phải được thực hiện ít nhất 2 lần trong khoảng thời gian 7 ngày sau khi tiếp xúc. Nếu trẻ tiếp xúc đáp ứng một số tiêu chí nhất định và tiếp tục âm tính, các em có thể vẫn được đi học thay vì cách ly ở nhà, bà Walensky nói.
Cũng theo bà Walensky, để thử nghiệm này được an toàn và chính xác, cần phải có một số biện pháp phòng ngừa chính. Trong cả hai nghiên cứu, cần phải đeo khẩu trang nhất quán và đúng cách, các F1 được theo dõi các triệu chứng và sẽ ở nhà nếu có triệu chứng, còn những người không có triệu chứng sẽ được xét nghiệm thường xuyên.
Bác sĩ chỉ tuyệt chiêu trị đau mỏi cổ, vai, gáy ở lứa t.uổi học đường
Điều trị đau mỏi vùng cổ – vai – gáy bằng xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp phục hồi các cơ nhanh chóng, giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung, giảm căng thẳng, có giấc ngủ ngon, tạo điều kiện cho việc học tập tốt hơn.
Đâu mỏi vùng cổ – vai – gáy làm ảnh hưởng chất lượng học tập, làm việc… Ảnh minh họa: Anh Nhàn
Đau mỏi vùng cổ – vai – gáy làm ảnh hưởng chất lượng học tập, gây mệt mỏi, mất tập trung, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ,… ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của học sinh.
Thông tin từ bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ – Trưởng Đơn vị Điều trị ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Cơ sở 3, học sinh có thể cảm thấy đau, nhức, mỏi, nặng cơ vùng cổ – vai – gáy và có thể cả phần lưng trên.
Thời điểm xuất hiện cơn đau thường vào buổi sáng sớm, khi vừa ngủ dậy hoặc lúc làm việc, đặc biệt là lúc ngồi học, gõ máy tính, cúi đầu đọc sách, chép bài, làm bài tập.
Vì vậy, phụ huynh nên đưa con đến các cơ sở y tế ngay khi phát hiện trẻ bị đau cổ – vai – gáy. Bác sĩ sẽ thăm khám, đ.ánh giá và cho chỉ định phù hợp.
“Việc điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp phục hồi các cơ nhanh chóng, giảm đau mỏi, tăng cường lưu thông m.áu lên đầu, giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung, giảm căng thẳng, có giấc ngủ ngon, tạo điều kiện cho việc học tập tốt hơn” – bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho biết.
Có thể thực hiện xoa bóp bấm huyệt theo cách xoa toàn bộ vùng cổ vai gáy, dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ, vai; nhào các cơ lớn như cơ thang, cơ ức đòn chũm, cơ delta, các cơ quanh cột sống cổ; day các cơ bằng gốc bàn tay; tìm từng điểm đau, day và ấn tại điểm đó.
Thời gian xoa bóp vùng cổ gáy từ 15 – 20 phút/lần, liệu trình từ 3 – 5 ngày hoặc hơn, tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Bên cạnh xoa bóp bấm huyệt, căn cứ tình trạng bệnh, có thể kết hợp thêm phương pháp điện châm, chườm thuốc hoặc hướng dẫn tập các động tác dưỡng sinh tập luyện vùng cổ vai như động tác xem xa, xem gần; động tác co tay rút ra sau…
“Đau cổ – vai – gáy ở lứa t.uổi học sinh dễ bị phụ huynh và các em học sinh bỏ qua. Đa phần chỉ đến thăm khám khi bệnh quá nặng và gây ảnh hưởng nhiều lên đời sống và học tập. Ngay khi có triệu chứng mỏi vùng cổ, các em nên đi điều trị sớm để đảm bảo sức khỏe” – bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay.