Trong quá trình sử dụng vật dụng bằng nhựa, chúng ta đã vô tình đưa chúng vào dạ dày.
Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm bài viết: Nếu bạn ăn phải đồ nhựa, điều gì sẽ xảy ra?
Bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem thêm các bài viết: Ung thư: Triệu chứng đáng lo ngại nhất ngay khi thức dậy buổi sáng; 5 thói quen uống tốt nhất để đẩy lùi t.iền tiểu đường; Cảnh báo hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ khỏi Covid-19…
Nếu bạn ăn phải đồ nhựa, điều gì sẽ xảy ra?
Ăn nhựa nghe có vẻ là hành động ngớ ngẩn nhưng thực tế, nhiều người trong chúng ta đã làm vậy ít nhất một lần trong đời. Trong hầu hết trường hợp, hành động này là do vô tình.
Một nghiên cứu do các chuyên gia tại Đại học Newcastle (Úc) thực hiện cho thấy một người có thể ăn khối lượng nhựa tương đương một thẻ tín dụng mỗi tuần. Phần lớn lượng nhựa này đi vào cơ thể qua đường uống, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Để hạn chế việc vô tình nuốt phải nhựa, mọi người cần hạn chế dùng vật dụng làm từ nhựa. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tuy nhiên, việc loại bỏ nhựa khỏi đời sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta là điều rất khó. Trong quá trình sử dụng vật dụng bằng nhựa, chúng ta đã vô tình đưa chúng vào dạ dày.
Cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ bất kỳ mảnh nhựa nào nuốt phải. Ví dụ, khi bạn dùng răng cắn hay xé gói kẹo, những mảnh nhựa của bao bì có thể bị dính lại trong miệng và nuốt vào bụng. Một lượng nhựa nhỏ như vậy sẽ không thể gây hại. Bạn đọc có thể xem thêm nội dung bài viết này trên trang sức khỏe ngày 22.2.
Ung thư: Triệu chứng đáng lo ngại nhất ngay khi thức dậy buổi sáng
Các triệu chứng của ung thư thường mơ hồ và không rõ ràng, gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh.
Nhiều người thường bỏ qua những thay đổi kỳ lạ trên cơ thể nhưng đó thường có thể là dấu hiệu sớm của ung thư.
Triệu chứng đáng lo ngại nhất ngay khi bạn thức dậy vào buổi sáng. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Theo tổ chức nghiên cứu ung thư Anh Cancer Research UK, có một dấu hiệu khi thức dậy vào buổi sáng có thể là “triệu chứng đáng lo ngại nhất”.
Đó là cảm giác mệt mỏi!
Mệt mỏi có nghĩa là cảm thấy rất mệt, kiệt sức và thiếu năng lượng. Đó có thể là triệu chứng của ung thư hoặc tác dụng phụ khi điều trị ung thư.
Triệu chứng này kéo dài bao lâu, nặng nhẹ ra sao và tần suất gặp phải ở mỗi người như thế nào, tất cả là khác nhau, Cancer Research UK giải thích.
Theo tổ chức này, cảm thấy khó thức dậy vào buổi sáng thường là dấu hiệu của sự mệt mỏi. Thông tin tiếp theo của bài viết này sẽ có trên trang sức khỏe ngày 22.2.
5 thói quen uống tốt nhất để đẩy lùi t.iền tiểu đường
Những thay đổi nhỏ này tạo ra sự khác biệt to lớn trong việc giảm thiểu rủi ro của bạn. Việc phát hiện ra mình bị t.iền tiểu đường có thể khiến bạn lo lắng. Nó không chỉ đáng sợ, mà bạn còn phải đối mặt với những thay đổi trong lối sống sẽ xảy ra.
Được chẩn đoán t.iền tiểu đường có nghĩa là lượng đường trong m.áu của bạn quá cao, thường là do cơ thể bạn không xử lý đường theo cách mà nó đã từng làm.
Rất may, những thay đổi này thực sự có thể tạo nên sự khác biệt. Theo các chuyên gia sức khỏe, có thể đảo ngược tình trạng t.iền tiểu đường – nghĩa là không phải lúc nào nó cũng dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2. Tất cả những gì cần làm là thực hiện một vài thay đổi trong lối sống.
Tăng lượng nước uống vào. Uống đủ nước và uống nhiều nước sẽ giúp đẩy lùi tình trạng t.iền tiểu đường, cũng như duy trì sức khỏe tổng thể.
Trista Best, chuyên gia dinh dưỡng tại Balance One (Mỹ), cho biết thêm: “Tăng lượng nước của bạn có thể giúp đẩy lùi t.iền tiểu đường theo hai cách chính. Một, bạn có khả năng thay thế đồ uống chứa nhiều đường, như nước ngọt và nước trái cây, bằng nước. Điều này sẽ cắt giảm đáng kể lượng đường và calo rỗng mà bạn nạp vào trong cả ngày.
Tăng lượng nước uống vào. Ảnh SHUTTERSTOCK
Uống cà phê đen không đường. Bạn có thể muốn suy nghĩ lại nếu bạn là người thích thêm nhiều kem và đường vào cốc cà phê của mình.
Chuyên gia Best nói: “Cà phê đen không nhất thiết giúp cải thiện lượng đường trong m.áu, nhưng việc cắt giảm lượng đường và kem mà bạn đang cho vào cà phê là quan trọng. Bước đơn giản này có thể cắt giảm đáng kể mức tăng đột biến và mức cao tổng thể của lượng đường trong m.áu của bạn”. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để xem thêm 3 thói quen uống giúp đẩy lùi t.iền tiểu đường còn lại trong bài viết này bạn nhé!
Tập luyện thể thao bị đau, làm sao để biết do căng cơ hay bong gân?
Tập luyện thể thao, đặc biệt là tập cường độ cao, rất dễ bị bong gân hay căng cơ. Hai tình trạng này có nhiều triệu chứng khá giống nhau.
Để hiểu sự khác biệt giữa căng cơ và bong gân, trước tiên cần hiểu về cách mà hệ cơ xương hoạt động. Hệ cơ xương gồm cơ bắp, xương, gân, dây chằng và các mô mềm, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Tập luyện thể thao, tai nạn, nâng vật nặng, vận động quá sức, té ngã là những chấn thương thường gặp gây căng cơ và bong gân. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hệ cơ xương giúp chúng ta có thể đi bộ, chạy, nhảy, di chuyển và thực hiện bất kỳ động tác nào. Trong đó, gân là mô cứng giúp kết nối xương với cơ. Dây chằng là các mô kết nối xương với xương, hoặc xương với các cơ quan khác.
Cả gân và dây chằng đều được cấu tạo từ collagen, do đó rất dẻo và bền. Nhưng đôi khi, chúng vẫn có thể bị rách. Tùy thuộc vào vết rách mà chúng ta có thể xác định cơn đau là do căng cơ hay bong gân.
Căng cơ là do cơ bắp hoặc gân bị căng quá mức, thậm chí bị rách. Tình trạng này thường xảy ra ở gân kheo và lưng dưới. Trong khi đó, bong gân là dây chằng bị giãn quá mức hoặc bị rách. Bong gân thường xảy ra ở mắt cá chân.
Căng cơ và bong gân có nhiều triệu chứng giống nhau như sưng, đau, vận động khó khăn. Tuy nhiên, sự khác biệt chính của 2 tình trạng này là căng cơ gây ra sự co thắt cơ, trong khi bong gân có thể gây bầm tím xung quanh vị trí dây chằng bị tổn thương.
Nguyên nhân gây căng cơ và bong gân thường do tập luyện thể thao, tai nạn, nâng vật nặng, vận động quá sức, té ngã hoặc thực hiện một động tác lặp đi lặp lại trong thời gian dài.
Nguy cơ bị căng cơ, bong gân sẽ tăng lên nếu bạn đột ngột cử động mạnh, không khởi động khi tập luyện thể thao, di chuyển trên những địa hình dễ té ngã, độ dốc cao, vỉa hè trơn trượt.
Các biện pháp như nghỉ ngơi, chườm đá, dùng băng vải cố định khớp, nâng cao vùng bị tổn thương để giảm sưng và bầm có thể giúp căng cơ, bong gân thuyên giảm. Tình trạng chấn thương nặng có thể cần phải đến bác sĩ kiểm tra, thậm chí phẫu thuật, theo Healthline.